Giải thích của Tổng chủ biên Tiếng Việt 1 chưa hướng đúng trọng tâm của dư luận

Theo dõi VGT trên

Trước lý giải của PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên Sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông cho rằng, cách giải thích của ông Tổng chủ biên chưa hướng đúng vào trọng tâm của dư luận.

Tiếng Việt 1 không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở

Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam, bảng chữ cái trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GD-ĐT (trang 12, tập một). Đây là quy định “cứng”, không có bất kì bộ SGK nào dám thay đổi và không có lý do gì để thay đổi.

Ông Hùng khẳng định ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một).

Ở tập hai, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho Tiếng Việt 1 không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở.

Giải thích của Tổng chủ biên Tiếng Việt 1 chưa hướng đúng trọng tâm của dư luận - Hình 1

Về vấn đề là dạy âm P (pờ) (được ghi bằng chữ P, chữ pê) như thế nào, ông Hùng cho hay trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết. Trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết.

“Trước hết, xin nói về việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến). Qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy âm P cuối và dạy nhiều.

Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu học xong lớp 1, học sinh có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì,…”, chủ biên SGK Tiếng Việt 1, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” nói.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho rằng mỗi bộ sách có thể có những cách khác nhau. Cách thứ nhất, dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.

Cách thứ hai sẽ dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.

Lý giải về việc chọn cách thứ nhất, ông Hùng cho rằng âm P và PH đều được học trong phần âm, ở khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 của lớp 1. Nếu dạy âm P riêng thì cần phải có “từ ứng dụng” để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.

“Tiếng Việt 1, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P). Tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong nhiều năm qua”, ông Hùng khẳng định.

Chủ trương không đúng và lạc hậu với tình hình

Video đang HOT

Trước thông tin phản ánh việc âm P (pờ) không được dạy trong Sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam và chữ P không có trong mục lục của sách này, trao đổi với phóng viên Đại Đoàn Kết Online, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông nêu quan điểm, trong các kết quả nghiên cứu về ngữ âm học tiếng Việt từ cuối thế kỷ trước, âm P được coi là âm mượn từ tiếng Âu châu.

Nói cách khác, người ta quan niệm đó là âm không có trong tiếng Việt. Về bản chất, nó là phụ âm môi – môi, khi phát âm hơi bật ra nên gọi là phụ âm bật hơi, tắc vô thanh.

Tuy nhiên, đó là nhìn nhận P với tính chất là phụ âm đầu. Trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt, P còn tham gia với tư cách là phụ âm cuối. Nó có mặt trong rất nhiều từ như: khiếp (khiếp đảm, khiếp vía, khiếp hãi), tiếp (tiếp nhận, tiếp theo, tiếp tục). Đặc biệt là nó có mặt trong nhiều từ láy: chiêm chiêm, thiêm thiếp… Do đó, dạy tiếng Việt cho các em không thể dạy âm P.

Trên phương diện từ vựng, vào thời điểm đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, các từ có âm P mở đầu tồn tại rất ít. Đó là các từ như: pinh pông (bóng bàn), pô pô lin, pê ni xi lin… Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện nay thì tình hình đã khác nhiều.

Do quá trình hội nhập khu vực và thế giới, số lượng các từ có âm P từ nước ngoài vào Việt Nam không còn ít như trước mà ngày một tăng lên. Có thể nói là càng ngày càng nhiều.

Như thế, việc không dạy âm P trong Sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống là chủ trương không đúng và lạc hậu với tình hình.

Giải thích của Tổng chủ biên Tiếng Việt 1 chưa hướng đúng trọng tâm của dư luận - Hình 2

Trước lý giải của PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên Sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, PGS.TS Đạt cho rằng, cách giải thích của ông Tổng chủ biên chưa hướng đúng vào trọng tâm của dư luận.

Đó là dạy âm P khi nó đứng trước các nguyên âm. Rõ ràng, chỉ giới thiệu các từ có âm P là chưa đủ mà phải dạy nó với tư cách là một phụ âm đầu. Dù có quan niệm cho rằng, đó là âm ngoại lai, nhưng thực tế nó đã đi vào hệ thống ngữ âm tiếng Việt.

“Tất nhiên, biện lý rằng, nhà ngữ âm hàng đầu của Việt Nam coi đó là âm ngoại lai nên có thể coi đó không phải là phụ âm đích thực của tiếng Việt và không chú trọng dạy nó. Như thế lại càng sai hơn nữa, vì như tôi nhấn mạnh, cách quan niệm như vậy là cách quan niệm rất cũ.

Chứng cớ là, trong danh mục tên người và địa danh của các dân tộc thiểu số Việt Nam, âm P là một âm không hiếm gặp: Giàng A Páo, Sa Pa, suối Nậm, Pắc Bó (Pác Bó)… trong đó có cả các địa danh có tính lịch sử”, PGS.TS Đạt phân tích.

PGS.TS Đạt cũng khẳng định: “Như vậy quan niệm cho rằng, chưa dạy chữ P vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm là quan niệm thiếu tính khoa học, đặc biệt rất xa rời thực tiến phát triển của ngôn ngữ cũng như của xã hội.

Theo thông lệ trên thế giới thì, thường thường, sau 20 năm người ta phải thay SGK để tránh tụt hậu. Từ thời điểm như tôi vừa nêu, đến nay đã trải qua 30 – 40 năm rồi. Chủ trương dạy tiếng Việt như vậy theo tôi là chưa đáp ứng được chuyên môn cũng như thực tế. Nó rất bất lợi cho khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ em”.

Tổng chủ biên Tiếng Việt 1: SGK bộ Kết nối có dạy chữ P (pê) và âm P (pờ)

Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng khẳng định: Sách Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ).

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin tranh cãi về sách Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập.

Cụ thể, mới đây dư luận xôn xao khi thầy Đào Quốc Vịnh, hiệu trưởng Trường tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội) cũng đã viết thư ngỏ cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phản ánh về vấn đề trên. Nhà giáo này cũng đề nghị "bổ sung ngay việc dạy chữ P và đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định".

Xung quanh câu chuyện này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt - Ngữ văn (bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) cho biết, Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P).

Tổng chủ biên Tiếng Việt 1: SGK bộ Kết nối có dạy chữ P (pê) và âm P (pờ) - Hình 1

Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng cho biết, Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Chụp màn hình sách điện tử)

Theo Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng, thông tin nhà giáo Đào Quốc Vịnh phản ánh trên báo chí là không phân biệt được giữa âm và chữ.

Nội dung của bài báo tập trung vào vấn đề vì sao Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy âm P (âm pờ) khi đứng trước nguyên âm, trong khi tiêu đề nhiều bài báo lại khẳng định Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ cái P (chữ pê).

"Tôi khẳng định bảng chữ cái trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trang 12, tập một). Đây là quy định "cứng", không có bất kì bộ sách giáo khoa nào dám thay đổi và không có lí do gì để thay đổi.

Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,... (trang 78, 118, 120, 124,... tập một). Ở tập hai, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho rằng sách Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống", không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở", Thầy Hùng nhận định.

Về vấn đề là dạy âm P (pờ) (được ghi bằng chữ P, chữ pê) như thế nào? Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng cho biết, trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết; trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết.

Đối với việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến), qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),... và những từ như đã nêu ở trên ( cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,...) thì có thể thấy rõ, sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống", có dạy âm P cuối và dạy nhiều.

Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, học sinh có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì,... Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau.

Cách thứ nhất là dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.

Cách thứ hai là dạy âm P riêng và đưa những "từ ứng dụng" như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" kế thừa cách dạy này. Sau khi làm quen, tập đọc âm P ngay trước khi học âm PH, học sinh được luyện đọc âm đầu P trong một số bài học sau đó, chẳng hạn, khi học vần IN, các em luyện đọc và viết từ đèn pin (trang 78, tập một), luyện đọc từ Sa Pa trong đoạn văn viết về Tây Bắc (trang 105 tập một) và trong bài đọc Ruộng bậc thang ở Sa Pa (trang 154, tập hai).

Tổng chủ biên Tiếng Việt 1: SGK bộ Kết nối có dạy chữ P (pê) và âm P (pờ) - Hình 2

Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt - Ngữ văn (bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Ảnh: NVCC

"Vì sao chúng tôi chọn cách thứ nhất - đồng thời cũng là lựa chọn kế thừa cách dạy của Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Âm P và PH đều được học trong phần Âm, ở khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 của lớp 1. Nếu dạy âm P riêng thì cần phải có "từ ứng dụng" để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.

Những từ này chỉ chứa các âm tiết mở (bộ phận vần chỉ có 1 nguyên âm), nghĩa là buộc phải dùng từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô, ....; không thể dùng các từ như Sa Pa, Nậm Pì,... vì 2 lí do.

Thứ nhất vì học sinh chưa được học âm S (trong Sa Pa) và vần ÂM (trong Nậm Pì); thứ hai là do thông thường, tên riêng không được dùng ở phần dạy phát triển vốn từ.

Mới chỉ được học 5 - 6 tuần mà học sinh phải đọc và hiểu nghĩa của những từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô,.... là không phù hợp. Chắc hẳn nhiều người sẽ e ngại vì học sinh lớp 1, mới đến trường mấy tuần, mà phải đọc, viết và hiểu nghĩa của những từ không quen thuộc như vậy.

Tóm lại, sách Tiếng Việt 1, bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P). Tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong nhiều năm qua", Phó Giáo sư Bùi Mạnh Hùng giải thích.

Thầy Hùng cho biết thêm, trong tiếng Việt, trong khi âm cuối P được mặc nhiên thừa nhận dựa trên hàng loạt cứ liệu thực tế như các từ đã được nêu trên ( cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,...) thì nhiều nhà Ngữ âm học hàng đầu - "ông tổ" của ngành Ngữ âm học Việt Nam, không coi tiếng Việt có âm đầu P (ví dụ như chuyên gia Đoàn Thiện Thuật trong " Ngữ âm học tiếng Việt", Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 157 - 158; Hoàng Tuệ và Hoàng Minh (Cao Xuân Hạo), Remarks on the Phonological Structure of Vietnamese, Vietnamese Studies:No 40, p. 76).

Như vậy, nếu có coi tiếng Việt có âm đầu P thì đó không phải là việc hiển nhiên và âm đầu P không phải có vị trí "bình đẳng" như các âm đầu khác trong tiếng Việt. Âm này xuất hiện trong các từ vay mượn như: pi-a-nô/piano, pê-đan/pêđan, pa-nô/panô, pê-nê-xi-lin,..., các âm tiết được viết liền hoặc có dấu nối.

Ngoài ra, âm đầu P có thể xuất hiện ở một số tên riêng ( Sa Pa, Nậm Pì,...). Trong miêu tả ngữ âm học, tất cả các hiện tượng ngữ âm thuộc từ vay mượn mà chưa Việt hóa ( pi-a-nô/piano, pê-nê-xi-lin, pê-đan/pêđan, pa-nô/panô,...), tên riêng ( Sa Pa, Nậm Pì,...), cùng với từ tượng thanh, từ cổ,... đều thuộc hiện tượng ngữ âm "ngoại biên", không được lấy làm ngữ liệu để miêu tả hệ thống âm vị của một ngôn ngữ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồngVợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
16:49:53 01/04/2025
Nghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại BangkokNghẹt thở: Người đàn ông nhảy qua lối đi bị gãy ở tầng 50 để tìm kiếm vợ con trong trận động đất tại Bangkok
17:13:19 01/04/2025
Họp báo nước mắt "hại" Kim Soo Hyun: 1 brand quyết không dung thứ, Disney+ ra quyết định quan trọngHọp báo nước mắt "hại" Kim Soo Hyun: 1 brand quyết không dung thứ, Disney+ ra quyết định quan trọng
16:53:39 01/04/2025
Clip toàn cảnh đám cưới H'Hen Niê: Mẹ chồng gây chú ý vì câu nói khi trao sính lễ, chú rể phát biểu độc lạClip toàn cảnh đám cưới H'Hen Niê: Mẹ chồng gây chú ý vì câu nói khi trao sính lễ, chú rể phát biểu độc lạ
17:14:51 01/04/2025
Vợ cố diễn viên Đức Tiến chia sẻ gây chú ý sau tuyên bố kiện mẹ chồngVợ cố diễn viên Đức Tiến chia sẻ gây chú ý sau tuyên bố kiện mẹ chồng
16:55:53 01/04/2025
Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron "1 trời 1 vực" khi đối mặt dàn phóng viên: "Bản lĩnh đàn ông đâu cả rồi?"
19:38:37 01/04/2025
NSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc độngNSND Thanh Tuấn đã tỉnh, NSND Lệ Thủy vui mừng xúc động
19:46:12 01/04/2025
Buổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo HyunBuổi họp báo vi phạm "tính người" của Kim Soo Hyun
17:34:54 01/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lukaku chinh phục Napoli

Lukaku chinh phục Napoli

Sao thể thao

23:45:10 01/04/2025
Sau thời gian dài vật lộn với những vấn đề thể lực, Lukaku vượt qua những thử thách khắc nghiệt, vươn tới cột mốc 400 bàn thắng trong sự nghiệp, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình chinh phục bóng đá của mình.
Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian

Mỹ nam là món quà cuối cùng mà ông trời dành cho nhân gian

Hậu trường phim

23:34:49 01/04/2025
Nam diễn viên chinh phục khán giả không chỉ bởi ngoại hình hào hoa. Nhân cách, tài năng của anh cũng khiến công chúng ngưỡng mộ.
Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"

Cận cảnh nhan sắc hiện tại của mỹ nhân từng đánh bại Song Hye Kyo, Jisoo để trở thành "nữ diễn viên đẹp nhất Hàn Quốc"

Phong cách sao

23:32:17 01/04/2025
Ở tuổi 30, Chae Soo Bin sở hữu nhan sắc nổi bật với làn da trắng mịn không tì vết, đôi mắt to tròn long lanh và nụ cười ngọt ngào làm tan chảy trái tim người đối diện.
Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á

Cặp đôi phim giả tình thật hot nhất mỗi mùa Cá tháng Tư: Nàng sexy hút hồn, chàng nổi danh cả châu Á

Sao châu á

23:28:16 01/04/2025
Một trong số những sự kiện chấn động làng giải trí Hàn ngày Cá tháng Tư phải kể đến chuyện tình của cặp đôi Lim Ji Yeon - Lee Do Hyun.
Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc

Sao Việt nổ toàn tin sốc trong hôm nay: Đoàn Thiên Ân và dàn hậu phát tin vui mệt nghỉ, 1 diễn viên thông báo mang thai với chồng ngoại quốc

Sao việt

23:22:16 01/04/2025
Các sao Việt như Hoa hậu Đoàn Thiên Ân, Bùi Quỳnh Hoa, Ngọc Châu, Á hậu Quỳnh Anh... liên tục tung tin chấn động về bản thân, tạo ra những chiêu trò hài hước khiến cư dân mạng đứng ngồi không yên.
Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát

Trịnh Công Sơn và người định mệnh một đĩa cơm chia hai, cùng ngủ trên tờ báo cũ nhàu nát

Nhạc việt

22:59:02 01/04/2025
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.
'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'

'Mật vụ phụ hồ' cấm khán giả dưới 18 tuổi, đối đầu trực tiếp bom tấn 'Địa đạo'

Phim âu mỹ

22:27:09 01/04/2025
Phim hành động Mật vụ phụ hồ có sự tham gia của Jason Statham sẽ ra rạp cùng ngày với bom tấn lịch sử Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.
Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện

Chồng cũ tới tham dự đám cưới, tôi bất ngờ khi thấy anh bật khóc lúc đôi bên trao nhẫn: Phản ứng của chú rể khiến tôi mãn nguyện

Góc tâm tình

22:22:43 01/04/2025
Khi quay lại phòng tiệc, tôi thấy chồng mới đang đợi tôi. Tôi đã từng nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ gặp lại anh ấy, người đàn ông mà tôi đã từng gọi là chồng.
Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Hai thanh niên chủ mưu gây ra 9 vụ cướp ở Bình Dương

Pháp luật

22:01:54 01/04/2025
Chưa đầy nửa tháng, Bảo và Đan cùng những người khác gây ra 9 vụ cướp tại khu vực TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) để lấy tiền tiêu xài.
Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Nga tăng cường phục kích vào hậu cần Ukraine

Thế giới

22:00:09 01/04/2025
Máy bay không người lái (UAV) có kết nối cáp quang đang trở thành một công cụ hiệu quả để quân đội Nga tổ chức phục kích trên các tuyến đường tiếp tế của lực lượng Ukraine.
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường lúc rạng sáng

Tin nổi bật

21:32:51 01/04/2025
Người dân tại Quảng Bình vừa phát hiện một bé gái khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi bên đường, kèm theo nhiều vật dụng dành cho trẻ sơ sinh.