Giải quyết bài toán mất cân bằng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam tại các vùng miền
Nhận được tín hiệu tích cực khi xây dựng Mô hình về bữa ăn học đường cho học sinh, các chuyên gia hi vọng có thể tiếp tục nhân rộng trên toàn quốc để giải quyết “gánh nặng kép” về dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2020 cho thấy có 38% trẻ em miền núi thuộc diện thấp còi, đối với vùng nghèo là 44%.
Theo đó, cứ 2-3 trẻ sẽ có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi. Nhưng ngược lại ở những thành phố lớn, cứ 2-3 trẻ lại có 1 trẻ thừa cân béo phì.
Bức tranh trên được vẽ nên bởi một thực tế với rất nhiều những tác động khác nhau như chênh lệch vùng miền, chênh lệch giàu nghèo, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, … Đây là những vấn đề khó thay đổi nhưng vẫn có thể khắc phục được.
Năm học 2020-2021, Mô hình thí điểm “Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tại 10 tỉnh thành trên cả nước, giữa các vùng miền sinh thái khác nhau, cùng sự đồng hành của Tập đoàn TH.
Mô hình Bữa ăn học đường được Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. (Ảnh Q.M)
Tại Hội nghị Tổng kết triển khai Mô hình “Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên Việt Nam”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, vấn đề giáo dục truyền thông là vấn đề hết sức quan trọng bởi rất nhiều những nghiên cứu đều chỉ ra rằng, kiến thức thực hành của xã hội đối với vấn đề dinh dưỡng và những thói quen trở thành văn hóa ăn uống lành mạnh hiện nay rất hạn chế.
Video đang HOT
Việc đưa mô hình giáo dục bữa ăn học đường vào giáo dục là điều kiện quyết định và then chốt để hướng đến thành công. Đây là một kinh nghiệm từ quốc tế và đặc biệt là Nhật Bản, khi việc thực hành ăn uống đã trở thành nề nếp và thói quen rất tốt của trẻ em tại đây.
Đó cũng chính là một trong những đột phá mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều năm qua hướng đến khi đã đưa các đề án, đặc biệt là chương trình Sức khỏe học đường và Đề án 41 để hỗ trợ cho các vấn đề về giáo dục, thay đổi vấn đề giáo dục để từng đứa trẻ từ cấp mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học có ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng hợp lí của chính mình.
Theo Phó Giáo sư Trương Tuyết Mai, Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng đã trình Chính phủ một chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2021-2030 với sự tích hợp và hướng đa giá trị, đa tiếp cận để giải quyết được giá trị dinh dưỡng, với mục tiêu hướng đến giải quyết triệt để tất cả những khía cạnh đang còn thiếu sót, nâng tỉ lệ, số lượng người dân thực tế có được dinh dưỡng và sức khỏe hợp lí lên một tỉ lệ cao nhất có thể.
“Chiến lược này của chúng tôi hi vọng sẽ góp phần thúc đẩy Đề án 41 cũng như chương trình sức khỏe học đường, thực hiện tốt các Nghị quyết của Trung ương đã đề ra đối với vấn đề giảm suy dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe người dân.
Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta đang đáp ứng các Luật về trẻ em, đảm bảo quyền của trẻ em và người dân được tiếp cận với dinh dưỡng và thực phẩm một cách an toàn và hợp lí. Trong thời gian tới chúng tôi mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trực tiếp chỉ đạo về vấn đề dinh dưỡng ở học sinh, tiếp tục nhân rộng mô hình này lên cả cấp trung học, đại học, giáo dục nghề nghiệp”, bà Mai nói.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Ảnh Q.M)
Theo các khuyến cáo đã đưa ra khi thực hiện Mô hình thì việc tăng cường giáo dục, tuyên truyền là hết sức quan trọng. Để thực hiện được việc này thì vai trò của các bộ ngành liên quan, của giáo viên và phụ huynh là cần thiết.
Ngoài ra cần có sự sát sao hơn nữa của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác đổi mới về chương trình giáo dục và vấn đề đứng lớp của các cô để giáo dục toàn diện Văn – Thể – Mỹ. Qua đó, trẻ em có thể trở thành những công dân có kĩ năng sống tốt. Đây chính là vấn đề cốt lõi, là căn lề hoàn hảo để thành công trong chiến dịch dinh dưỡng, hướng tới mục tiêu năm 2030 có thể nhìn thấy những thay đổi mang tính quyết định.
Thay mặt Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai cũng cam kết sẽ cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra những tiêu chí, tiêu chuẩn cho vấn đề dinh dưỡng và sẽ có những biện pháp cụ thể hơn để bổ sung, mở rộng thêm các vấn đề, đẩy mạnh thêm kĩ thuật, làm sao đảm bảo được vấn đề về phát triển dinh dưỡng cho trẻ em.
Phần Lan: Bảo vệ bữa ăn học đường giữa vòng xoáy Covid
Bữa ăn học đường được đánh giá là một trong phúc lợi lớn nhất dành cho học sinh trong hệ thống giáo dục Phần Lan.
Học sinh Phần Lan ăn trưa miễn phí tại trường.
Là quốc gia đi tiên phong xây dựng chương trình bữa ăn học đường miễn phí, Phần Lan hiện đang cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho hơn 900.000 học sinh.
Bộ trưởng Giáo dục Phần Lan Jussi Saramo cho biết: "Phần Lan rất coi trọng, quan tâm đến giáo dục và kiến thức. Ngày nay, trẻ mầm non, học sinh phổ thông đều được hưởng bữa trưa đầy đủ, miễn phí tại trường.
Bữa ăn học đường là một phần thiết yếu đối với sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Không chỉ là vấn đề dinh dưỡng, bữa ăn giúp duy trì khả năng học tập, nâng cao nhận thức của học sinh về thực phẩm và dinh dưỡng".
Mối liên hệ giữa thực phẩm và giáo dục đã hình thành tại Phần Lan từ rất lâu. Chương trình bữa ăn miễn phí được khởi xướng trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai để tăng cường sức khỏe cho người lính. Sau chiến tranh, trên cơ sở hòa bình, chương trình được đưa vào các trường học trên toàn quốc.
Ban đầu, bữa ăn chủ yếu gồm súp, đồ ăn nhẹ như ngũ cốc, hoa quả tự hái. Nhưng dần dần, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bữa ăn đã thay đổi, gồm thịt viên kiểu Bắc Âu, bánh mì nướng, bánh kếp. Thực đơn do các chuyên gia dinh dưỡng thiết kế, gài gắm nhiều món ăn địa phương để giáo dục về văn hóa ẩm thực quốc gia.
Là biểu tượng của sự bình đẳng, bữa ăn học dường dành cho mọi đối tượng học sinh, từ nghèo nhất đến giàu có nhất. Chất lượng bữa ăn được đảm bảo, chiều lòng ngay cả những bậc phụ huynh khó tính, dù không thu tiền từ cha mẹ.
Đại dịch Covid-19 đã tác động xấu đến nền giáo dục trên toàn thế giới và Phần Lan cũng không phải ngoại lệ. Một trong những vấn đề giáo dục gây tranh cãi tại quốc gia này là việc đóng cửa trường dành cho trẻ từ lớp 3 trở lên vào mùa xuân năm 2020. Trước tình hình trên, các trường phải cố gắng rất nhiều để cung cấp bữa ăn cho học sinh học online.
Ban đầu, các trường chỉ phục vụ một nhóm học sinh với các bữa ăn nhẹ hay thực phẩm đóng gói. Học sinh có thể đến trường nhận thực phẩm, nhưng phải đảm bảo quy tắc an toàn phòng Covid-19, hoặc được nhân viên nhà trường phân phát tận nhà.
Qua thời gian thích nghi với đại dịch, bữa ăn học đường dành cho học sinh học trực tuyến được chuẩn bị tốt hơn. Trẻ em nghèo hay trẻ em đến từ gia đình thu nhập cao đều được phân phát tận nhà những gói thực phẩm đa dạng, giàu chất dinh dưỡng. Trong đó, bữa ăn vẫn chứa đựng ẩm thực địa phương.
Nỗ lực duy trì bữa ăn học đường tại Phần Lan rất đáng được ghi nhận bởi những thách thức đặt ra xung quanh. Khi trẻ em học online, các trường phải cắt giảm nguồn nhân lực để tiết kiệm tài chính trong khi tăng thêm nhiệm vụ giao thức ăn đến từng gia đình. Nhân viên, giáo viên nhà trường phải làm việc liên tục cùng nhau để đưa những bữa ăn dinh dưỡng đến tay học sinh.
Dù được miễn phí bữa ăn, học sinh Phần Lan phải bỏ số tiền lớn để mua tài liệu học tập. Đây là trở ngại của các gia đình thu nhập thấp đồng thời là thách thức của quốc gia trên lộ trình xây dựng hệ thống giáo dục bình đẳng. Bên cạnh đó, ngành giáo dục Phần Lan còn tiềm tàng nhiều vấn đề cần giải quyết như tình trạng trẻ nhập cư, vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh.
Tuy nhiên, trong những năm qua, đặc biệt khi Covid-19 xuất hiện, chính phủ Phần Lan luôn cố gắng tìm cách cải thiện phúc lợi và cuộc sống của người. Và một trong những nỗ lực đáng ghi nhận là bảo đảm mọi đứa trẻ được ăn no khi đến trường.
Cách nấu cháo trứng vịt lộn ngon bổ dưỡng mà không tanh Trứng lộn mà một trong những món ăn bổ dưỡng và có thể kết hợp chế biến nhiều món khác nhau như trứng lộn xào me, lẩu trứng lộn,.. .Trong đó có món cháo trứng lộn cũng không kém phần ngon miệng, bài viết dưới đây sẽ vào bếp hướng dẫn cách nấu cháo trứng vịt lộn ngon bổ dưỡng mà không tanh....