Giải pháp phòng không ‘vá víu’ cho tàu đổ bộ Mistral Pháp
Ai Cập phải triển khai xe tên lửa AN/TWQ-1 để bảo vệ tàu đổ bộ lớp Mistral vốn thiếu vũ khí phòng không tầm gần.
Xe phòng không AN/TWQ-1 trên tàu đổ bộ Mistral của Ai Cập. Ảnh: Hải quân Ai Cập.
Trong cuộc diễn tập chung giữa Ai Cập và Pháp mang tên “Cleopatra 2017″, hải quân Ai Cập phải bố trí 4 xe phòng không lục quân AN/TWQ-1 Avenger để làm nhiệm vụ bảo vệ tàu đổ bộ L1020 Anwar El-the Sadat lớp Mistral. Các chuyên gia quân sự cho rằng giải pháp kiểu “vá víu” này cho thấy điểm yếu phòng không nghiêm trọng trên các tàu lớp Mistral, Livejournal ngày 15/7 đưa tin.
Trong cuộc diễn tập, nhiệm vụ phòng không của tàu L1020 gần như được giao phó cho 4 xe AN/TWQ-1, mỗi xe trang bị 8 tên lửa phòng không FIM-92 Stinger có tầm bắn 8 km, được neo cố định bằng móc xích ở 4 góc boong tàu.
Video đang HOT
Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga (CAST) cho rằng tàu Mistral của Ai Cập có khả năng tự vệ rất kém, buộc nước này phải bổ sung hệ thống phòng không lục quân một cách tạm bợ. Phiên bản Mistral của Pháp cũng chỉ được trang bị 4 súng máy 12,7 mm và tên lửa phòng không vác vai Mistral có tầm bắn 6 km.
Việc bố trí các hệ thống Avenger trên boong cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của trực thăng trên tàu đổ bộ . Bên cạnh đó, hải quân Ai Cập gần như không triển khai trực thăng trong cuộc diễn tập, cho thấy nước này chưa tận dụng đúng chức năng của tàu đổ bộ lớp Mistral.
Cuộc diễn tập Cleopatra 2017 diễn ra trên Biển Đỏ và Địa Trung Hải với sự tham gia của 10 tàu chiến Ai Cập và Pháp. Phần lớn chương trình diễn tập được tiến hành giữa tàu đổ bộ L9013 Mistral của Pháp và L1020 của Ai Cập.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Macron nói Trump có thể đổi ý về hiệp định biến đổi khí hậu
Tổng thống Pháp hy vọng ông Donald Trump sẽ thay đổi quyết định về việc Mỹ rút khỏi hiệp định chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chuyện trò với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Điện Invalides ở Paris, Pháp hôm 13/7/2017. Ảnh: Reuters.
"Ông Trump nói với tôi rằng ông ấy sẽ cố gắng tìm ra giải pháp trong những tháng tới. Chúng tôi đã bàn bạc chi tiết về những thứ có thể khiến ông ấy quay trở lại hiệp định Paris", Reuter hôm nay dẫn lời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trên tuần báo Le Journal du Dimanche.
Tuyên bố trên được Tổng thống Pháp đưa ra sau khi người đồng cấp Mỹ Donald Trump vừa kết thúc chuyến thăm 2 ngày tới Pháp. Sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại Điện Elysees hôm 14/7, ông Trump cũng tỏ ý để ngỏ khả năng thay đổi quan điểm về hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Hiệp định về chống biến đổi khí hậu này đã được gần 200 quốc gia thông qua năm 2015, đặt mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ của Trái Đất bằng hoặc dưới 2 độ C vào năm 2100 thông qua các biện pháp giảm thải khí CO2 và các loại khí thải khác từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Chính quyền Mỹ dưới thời ông Barack Obama đã phê chuẩn hiệp định này, tuy nhiên ông Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris hồi đầu năm nay. Ông cho rằng Hiệp định Paris quá mềm mỏng với những quốc gia xả thải nhiều như Trung Quốc và Ấn Độ, gây bất lợi cho các ngành công nghiệp của Mỹ và tuyên bố ông muốn đàm phán một hiệp định có lợi hơn.
An Hồng
Theo VNE
Ông Trump nói Mỹ có thể tham gia lại Hiệp định Paris về khí hậu Tại Paris, Pháp, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẵn sàng đảo ngược quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông không hé lộ điều gì sẽ thuyết phục ông thực hiện điều đó. Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Emmanuel Macron. (Ảnh: ABC News) Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi...