Giải pháp nào gỡ khó cho thí sinh và nhà trường trong mùa tuyển sinh năm tới?
Trong mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đại học không lường trước được lượng ‘ thí sinh ảo’ ở nhiều phương thức, dẫn đến đưa ra mức điểm cao để rồi không tuyển đủ chỉ tiêu.
Theo quy trình tổ chức, xử lý nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022, từ ngày 1/10, cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh đợt bổ sung. Từ tháng 10 đến tháng 12/2022, cơ sở đào tạo xét tuyển các đợt tiếp theo, cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định.
Tuy nhiên, ngay từ giữa tháng 9 – ngày công bố điểm chuẩn đợt 1, hàng loạt trường đại học đã công bố xét tuyển bổ sung. Tính đến nay, đã có hơn 100 trường phải công bố xét tuyển bổ sung. Hiện tình trạng thiếu thí sinh nhập học diễn ra khắp cả nước, đặc biệt nhiều trường đại học đào tạo nhóm ngành Sức khỏe lần đầu tuyển bổ sung với số lượng lớn, từ vài chục đến vài trăm chỉ tiêu.
Theo quy trình xử lý nguyện vọng, các đợt tuyển sinh đợt bổ sung có thể kéo dài đến tháng 12 năm nay. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Điểm mới của xét tuyển năm nay là Bộ GD&ĐT lọc ảo đối với tất cả các phương thức xét tuyển (trừ phương thức tuyển thẳng theo quy chế) với mục đích giảm ảo cho các trường và tạo sự bình đẳng, công bằng cho thí sinh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc lọc ảo chung tất cả các phương thức không chỉ làm khó các trường khi thực hiện xét tuyển mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch tuyển sinh khi vẫn còn nhiều “thí sinh ảo”.
Theo ông Đỗ Văn Dũng – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, các năm trước số thí sinh trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển sớm (học bạ, đánh giá năng lực…) chỉ cần nộp giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT (bản chính) cho trường để xác nhận nhập học là xong. Từ đó, các trường cũng nắm được số chỉ tiêu còn lại để xác định điểm sàn và chỉ tiêu xét tuyển ở phương thức xét điểm thi THPT. Nhưng năm nay các trường rất khó trong việc xác định điểm sàn và điểm chuẩn vì không lường được lượng “thí sinh ảo” ở nhiều phương thức, dẫn đến đưa ra mức điểm cao để rồi lại không tuyển đủ chỉ tiêu.
Để có giải pháp gỡ khó theo chủ trương đơn giản hóa phương thức tuyển sinh, GS. Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Nên chủ động giao cho các trường và để cho thí sinh cam kết với trường và chúng ta có thể loại ra khỏi phần mềm xét tuyển chung của bộ, như thế tạo điều kiện cho các trường và sự tương tác giữa thí sinh với các trường cũng sớm hơn”.
Về phía Bộ GD&ĐT, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy cho rằng, trên cơ sở các số liệu về tuyển sinh năm 2022, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá và tổng kết những mặt được, chưa được và hướng khắc phục, trong đó có việc các trường cần hoàn thiện các phương thức tuyển sinh cho năm 2023 theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu các nhầm lẫn và khó khăn có thể gây ra cho thí sinh.
Điểm b khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học quy định: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh”. Để Hệ thống hoạt động ổn định trong các năm tiếp theo, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự chủ trong tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu các cơ sở đào tạo phân tích, đánh giá hiệu quả của từng phương thức tuyển sinh để lựa chọn và sử dụng một số phương thức nhất định, tránh đưa ra nhiều phương thức xét tuyển dẫn đến không đảm bảo sự công bằng và gây khó khăn, nhầm lẫn cho thí sinh.
Nhìn lại kỳ tuyển sinh năm 2022, có thể khẳng định áp dụng công nghệ trong các khâu của tuyển sinh là việc không thể không làm trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay. Bộ GD&ĐT sẽ rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và các chức năng của hệ thống phần mềm. Sau đó, sẽ có kế hoạch nâng cấp để tiến tới hệ thống đăng ký dự thi, đăng ký nguyện vọng và thanh toán trực tuyến có khả năng bắt lỗi người sử dụng, dễ sử dụng, thân thiện và tối ưu hơn.
Khuyến cáo các trường đại học không xét tuyển sớm năm 2023
Bộ GD-ĐT cho biết đang xem xét việc khuyến cáo các trường ĐH không xét tuyển sớm và bỏ bớt phương thức không hiệu quả, gây rối cho thí sinh.
Năm 2022, có trường phát hiện hàng nghìn sai sót của thí sinh trong đăng ký nguyện vọng vì nhầm lẫn phương thức xét tuyển
Thông tin thay đổi trong kỳ tuyển sinh ĐH 2023 đang thu hút sự quan tâm của phụ huynh, học sinh đặc biệt với Bộ GD-ĐT sẽ xem xét khuyến cáo các cơ sở đào tạo không tổ chức xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển sẽ được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, Bộ cho biết sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các trường ĐH rà soát để bỏ bớt các phương thức tuyển sinh không phù hợp trong năm tới. Đó cũng là những phương thức không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Năm 2022, Bộ GD-ĐT đã quy định mã của 19 phương thức xét tuyển cơ bản và một mã chung cho các phương thức tuyển sinh khác còn lại. Tuy nhiên, do tính phức tạp của các phương thức tuyển sinh khiến nhiều thí sinh đã nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống trực tuyến.
Việc các trường quy định xác nhận nhập học với phương thức xét tuyển sớm với các thí sinh, sau đó thí sinh lại bắt buộc thao tác lần nữa với phương thức này trên hệ thống khiến việc tuyển sinh khá rối khi nhiều thí sinh dù xác nhận với nhà trường nhưng lại không đưa vào hệ thống hoặc không xếp vào nguyện vọng cao nhất.
Cùng với đó, đối với công tác xét tuyển ĐH 2023, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tăng cường các giải pháp, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cơ sở giáo dục và đào tạo, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, nâng cấp các chức năng cần thiết của phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm sai sót.
Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung Học viện Nông nghiệp cao nhất là 23 điểm Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông báo điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2022 của 2 phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Phương thức xét tuyển theo kết quả học tập THPT Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 theo thang điểm 10 của...