Giải pháp để sinh viên hết cảnh trắng đêm đăng ký tín chỉ
Mỗi khi bắt đầu đợt đăng ký tín chỉ cho học kỳ mới, sinh viên nhiều đại học “đứng ngồi không yên” và thường phải thức trắng đêm, nhưng cũng có trường làm việc này khá tốt.
Nguyên nhân muôn thuở
Trước thực trạng sinh viên phải thức trắng đêm và vô cùng mệt mỏi mỗi kỳ đăng ký tín chỉ, qua tìm hiểu, được biết trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM là một trong những trường tiến hành khá thành công công tác đào tạo theo hình thức tín chỉ.
TS Lê Hữu Phước – Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết thời gian đần khi tiến hành đào tạo theo hình thức tín chỉ nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Bởi công tác này đỏi hỏi sự chuyển động đồng bộ từ đội ngũ giáo viên, quy chế, học vụ cho đến các điều kiện vật chất, xây dựng quy trình quản lý mới…
Đến năm 2015, tất cả các trường ĐH tại Việt Nam sẽ đào tạo theo tín chỉ. Nhưng việc đăng ký môn học với sinh viên rất căng thẳng, do nghẽn mạng, hoặc số lớp học chưa tương xứng với nhu cầu.
Vì vậy, theo TS Phước, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các trường còn ách tắc ở một trong những khâu chuẩn bị cho việc tiến hành đào tạo theo hình thứctín chỉ.
Ông cũng nhận định: “Thông thường, theo tôi được biết khó khăn mà các trường hay gặp phải đó chính là phương tiện kỹ thuật chuẩn bị cho công tác đào tạo là chưa đầy đủ đặc biệt là hệ thống phần mềm tin học để cho sinh viên có thể đăng kýmôn học”.
Chính khó khăn này dẫn tới tình trạng nghẽn mạng, sinh viên không thể đăng nhập và đăng ký tín chỉ một cách nhanh chóng và thuận lợi.
Ngoài ra, TS Lê Hữu Phước còn để cập đến trở ngại thứ hai mà các trường hay gặp phải trong công tác đào tạo theo hình thức này đó là đội ngũ giáo viên, phòng học không đủ để đáp ứng.
Đây là nguyên nhân dẫn tới thực trang tại một số trường mặc dù đào tạo theo hình thức tín nhưng dường như sinh viên không được đăng ký môn học và thời gian học theo đúng nguyện vọng, hạn chế ưu điểm linh hoạt, mềm dẻo của hình thức đào tạo này.
Video đang HOT
Sau sinh viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội, tối qua (5/12), đến lượt các “thần dân” ở ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) trắng đêm đăng ký tín chỉ. Do nghẽn mạng, đến tận nhiều nay, không ít sinh viên vẫn chưa đăng ký được. Thời gian đăng ký đến ngày 10/12, tuy nhiên, do số lớp có môn học mong muốn có phần hạn chế nên sinh viên sợ “hết chỗ”.
Hướng khắc phục
Để giảm thiểu tình trạng trên, TS Lê Hữu Phước đưa ra biện pháp dựa trên kinh nghiệm thực tế của nhà trường.
Thầy chia sẻ, giai đoạn đầu tiến hành đào tạo theo hình thức tín chỉ, sinh viên của trường cũng phải thức trắng đêm và rất vất vả mỗi khi đăng ký môn học. Tuy nhiên, hiện tại trường đã khắc phục triệt để tình trạng này.
Từ kinh nghiệm từ phía nhà trường, TS Lê Hữu Phước cho biết: “Để khắc phục tình trạng đó nhà trường phải chuẩn bị một server đủ mạnh có thể chấp nhận một lượng truy cập lớn cùng một lúc. Tức là hạ tầng kỹ thuật cho việc đào tạo tín chỉphải rất bài bản. Một khi mình đã có một hạ tầng cơ sở đủ mạnh, thì sinh viên có thể đăng ký rải ra liên tục chứ không nhất thiết phải đăng ký vào một giờ cố định”.
Việc đào tạo theo hình thức tín chỉ cũng đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp truyền đạt. Bên cạnh giờ làm việc trên lớp, giáo viên phải yêu cầu sinh viên tự học, tự làm việc nhiều hơn.
“Nhiều giáo viên chưa thể kịp thời cập nhật và thay đổi theo yêu cầu này”, TS Lê Hữu Phước nhận định.
Trở ngại này dẫn đến một thức trạng đó là khi sinh viên đăng ký môn học, cùng một môn sẽ có nhiều giáo viên dạy, những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm tốt, cập nhật kịp thời phương pháp dạy học mới sẽ được nhiều sinh viên yêu thích và đăng ký; ngược lại những giáo viên không đáp ứng nhu cầu này sẽ dẫn đến tình trạng không có sinh viên để dạy.
Khi được hỏi về vấn đề này, thầy cho biết, thời gian đầu nhà trường cũng không đề tên giáo viên giảng dạy. Sau một thời gian tiến hành chuyển đổi sang hình thức đào tạo mới, các giáo viên cũng đã có thời gian để thích ứng, thay đổi phương pháp dạy cho nên trong việc đăng ký cũng còn sự chênh lệch nhưng không nhiều. Hiện tại, đối với một số môn học chung nhà trường có đề tên giảng viên cho sinh viên lựa chọn.
Sinh viên ĐH Nông nghiệp Hà Nội ôm chăn chiếu đi đăng ký tín chỉ.
Ưu điểm lớn của việc đào tạo theo hình thức tín chỉ là tính linh hoạt mềm dẻo, sinh viên có quyền được lựa chọn thời gian, môn học, giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, TS Lê Hữu Phước vẫn phải thừa nhận “thực tế chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu này”.
Công tác đào tạo theo hình thức tín chỉ các trường đại học còn gặp phải rất nhiều khó khăn, hiện tại có thể thấy “bài toàn này cũng chưa có lời giải lý tưởng”. Tuy nhiên, các trường đại học tiến hành đào tạo theo hình thức này đã và đang liên tục thay đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên trong quá trình học tập.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Phạt do chậm nộp học phí
Nhiều trường ĐH, CĐ đang thực hiện nghiêm quy định về việc buộc sinh viên phải đóng học phí đúng thời hạn, nếu không sẽ bị cấm thi, hủy kết quả học tập...
Thực tế những thông tin về quy định này đã được các trường công bố ngay từ đầu cho sinh viên, nhưng có rất nhiều sinh viên không nắm bắt và đã bị nhà trường xử lý.
Hủy điểm thi
Nhiều sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM phản ảnh "học phí của trường ngày càng tăng, nhưng sinh viên đóng tiền trễ lại bị hủy điểm thi".
Ông Nguyễn Quốc Anh, trưởng phòng tư vấn tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, giải thích thông báo về thời gian đóng học phí được nhà trường công bố vào trước mỗi học kỳ trên website và gửi đến các lớp. Thời gian đóng học phí sẽ vào bốn tuần đầu tiên của học kỳ.
Trong trường hợp sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chưa thể hoàn thành học phí trong thời hạn trên mà muốn đảm bảo quyền lợi học tập thì phải làm đơn xin gia hạn học phí có xác nhận của phụ huynh và chứng thực của địa phương, sau đó nộp trực tiếp tại phòng kế hoạch - tài chính trong thời gian quy định đóng học phí. Sau thời gian quy định trên, nhà trường sẽ không chấp nhận đơn xin gia hạn học phí.
Sau khi kết thúc thời hạn đóng học phí (học kỳ, học lại, học vượt, học kỳ hè), phòng đào tạo sẽ lập danh sách chính thức của lớp học chỉ gồm những sinh viên đã đóng đủ học phí. Danh sách này được sử dụng để tổ chức, quản lý giảng dạy, cho điểm và đánh giá kết quả học tập. Tất cả sinh viên chưa đóng đủ học phí sẽ không có tên trong danh sách lớp chính thức (trừ trường hợp sinh viên có đơn xin gia hạn đóng học phí được phê duyệt).
Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM xếp hàng chờ đóng học phí - Ảnh: Như Hùng
Còn Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM quy định thời gian thu học phí từ tuần thứ nhất đến tuần thứ tư của mỗi học kỳ đối với hệ chính quy và từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba đối với hệ liên thông, vừa làm vừa học. Nhà trường cũng quy định cụ thể việc xử lý đối với trường hợp đóng học phí không đúng hạn. Sau thời hạn đóng học phí chính khóa, phòng đào tạo sẽ lập danh sách chính thức lớp học chỉ gồm những HSSV đã đóng học phí (tối thiểu là học phí chính khóa đợt 1).
Danh sách này là cơ sở để trường tổ chức, quản lý giảng dạy và cho điểm đánh giá quá trình học. HSSV chưa đóng học phí sẽ không có điểm đánh giá quá trình. Sau thời hạn đóng học phí bổ sung (học lại, học thêm hoặc học vượt) và học phí học kỳ phụ, phòng đào tạo sẽ lập danh sách HSSV học lại, học vượt hoặc học kỳ phụ chỉ gồm những HSSV đã đóng đủ 100% học phí. HSSV chưa đóng học phí sẽ không có tên trong danh sách thi hết môn.
Đóng học phí mới được học
Trong khi đó, một số trường quy định "cứng" việc đóng học phí, theo đó buộc sinh viên phải đóng học phí trước mới được học. Tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM quy định đồng thời việc đăng ký học phần và đóng học phí. Theo đó thời gian đăng ký học phần thường kéo dài khoảng một tháng. Ngay sau khi hết thời hạn đăng ký học phần, sinh viên phải đóng học phí đợt 1 (trong khoảng hai tuần).
PGS.TS Nguyễn Đức Minh - trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết: "Cho đến ngày đóng học phí lần 1, những sinh viên đã đăng ký vào lớp học phần mà không đóng học phí sẽ bị xóa tên khỏi danh sách lớp học phần. Phần mềm sẽ mở lại lớp học phần này để sinh viên tự đăng ký lần 2 và đóng học phí (kể cả các sinh viên chưa kịp đăng ký đợt 1 vào lớp học phần).
Thời gian đăng ký và đóng tiền đợt 2 là sáu ngày. Những học phần sinh viên đã đăng ký mà không đóng học phí sau khi đã hết hạn đóng học phí lần 2 thì phần mềm sẽ xóa tên khỏi danh sách lớp học phần và xử lý theo quy chế học vụ". Sinh viên bị xóa tên do nộp học phí trễ phải chờ đến khi nhà trường mở lại môn học đó vào học kỳ sau hoặc năm sau.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng yêu cầu sinh viên phải đóng học phí đồng thời với đăng ký môn học theo học chế tín chỉ. Nhà trường không giải quyết các trường hợp đăng ký và đóng học phí trễ hạn.
ThS Nguyễn Ngọc Mỹ Trinh, phó trưởng phòng quản lý đào tạo, công tác sinh viên nhà trường, cho biết: "Hai tháng trước khi bắt đầu học kỳ mới nhà trường thông báo để sinh viên đăng ký học phần qua mạng, đồng thời phải đóng học phí. Sau khi học hai tuần sinh viên chưa đóng học phí sẽ bị xóa tên khỏi danh sách lớp. Những sinh viên khó khăn phải làm đơn để được Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp nhà trường giải quyết cho vay tiền để nộp học phí. Trường hợp khó khăn đột xuất sinh viên phải nộp đơn tại phòng quản lý đào tạo xin gia hạn trong 1-2 tuần".
Theo Trần Huỳnh (Tuổi Trẻ)
Sinh viên thức trắng đêm lạnh đăng ký tín chỉ Đêm 1/12, hàng loạt sinh viên năm nhất ĐH Nông nghiệp đã thức trắng ôm máy tính, vật vã chờ đăng ký tín chỉ, một số bạn còn thức đến chiều hôm sau mới hoàn tất. Vật vã trắng đêm đăng ký tín chỉ Theo quy định, các sinh viên sẽ tự đăng ký môn học cho mình từ kỳ thứ hai của...