Giải pháp đào tạo trực tuyến miễn phí cho các trường học trong dịch do virus Corona
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang triển khai giải pháp đào tạo trực tuyến (E-Learning) miễn phí cho các trường học trên địa bàn Hà Nội trong những ngày học sinh nghỉ học do virus Corona.
Giáo viên Trường THCS Tân Thành, tỉnh Thái Nguyên giảng dạy trực tuyến với học sinh. Ảnh: Quân Trang – TTXVN
Trong khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp, các địa phương đều có chủ trương cho học sinh nghỉ học để ngăn ngừa bệnh dịch lây lan.
Nhằm hỗ trợ phương pháp học đảm bảo kiến thức cho học sinh trong những ngày nghỉ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang tích cực triển khai giải pháp đào tạo trực tuyến (E-Learning) miễn phí cho các trường học trên địa bàn Hà Nội. Đây là cách thức giảng dạy trên nền tảng internet giúp các thầy cô dạy học từ xa, trao đổi sách vở bài giảng, giao bài tập và chấm điểm cho học sinh.
Đại diện nhóm dự án “VNPT E-Learning” của Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT), Tập đoàn VNPT chia sẻ: Ngày 4/2, nhóm đã chạy thử nghiệm (demo) để giới thiệu, tập huấn cách sử dụng hệ thống học trực tuyến có tên gọi VNPT E-Learning cho giáo viên Trường liên cấp Archimedes Academy. Chỉ trong một thời gian ngắn, các thầy cô về cơ bản đã nắm được cách sử dụng, đăng thử thành công một số bài giảng lên hệ thống.
Hiệu trưởng Trường liên cấp Archimedes Academy Nguyễn Thúy Hằng cho biết: Học trực tuyến là một phần trong chương trình của nhà trường. Phương pháp học này hỗ trợ học sinh học tập nhất là khi dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, học sinh không thể đến trường.
Video đang HOT
Trường liên cấp Archimedes Academy cũng là cơ sở đầu tiên được VNPT hỗ trợ triển khai chương trình đào tạo miễn phí trong đợt dịch bệnh này. Tiếp đến, phầm mềm “VNPT E-learning” sẽ được giới thiệu tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Trường Trung học Phổ thông Yên Hòa…ở Hà Nội.
Hiện tại, đào tạo trực tuyến đang là xu hướng do tính năng ưu việt, mang lại lợi ích cho xã hội nhất là nhà trường, học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh… Cụ thể, nhà trường không mất chi phí cho hạ tầng phần cứng, phần mềm bản quyền sử dụng, có thể dễ dàng quản lý, theo dõi, đánh giá chất lượng học tập trực tuyến (online). Giáo viên có thể soạn bài một lần và sử dụng nhiều lần, tiến tới hình thành kho bài giảng điện tử, dễ dàng tổ chức lớp học ngay cả khi học sinh không tập trung tại một địa điểm.
Cùng với đó là khả năng theo dõi, đánh giá chất lượng học tập cũng như quản lý thời lượng lên lớp của từng học sinh. Học sinh có thể học trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều loại thiết bị (máy tính để bàn, máy tính xách tay (laptop), di động, máy tính bảng…) kết nối internet. Học sinh cũng dễ dàng tham gia các khoá học mở rộng, thực hiện các bài thi thử để nâng cao kết quả. Phụ huynh dễ dàng theo dõi, đánh giá tiến trình và kết quả học tập của con em mình cũng như đồng hành, chung tay cùng nhà trường trong công tác giáo dục.
Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Tập đoàn VNPT đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược về triển khai ứng dụng công nghệ thông giai đoạn 2019-2025 trong ngành giáo dục. Đây là cơ sở để mở rộng triển khai các phần mềm phương pháp giáo dục mới phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.
“VNPT E-Learning” là giải pháp học trực tuyến đã được VNPT phát triển và giới thiệu tới người dùng từ đầu năm 2019. Đây cũng là sản phẩm thuộc “Hệ sinh thái giáo dục” với hơn 20 giải pháp, ứng dụng dành cho các lĩnh vực giáo dục như cổng thông tin điện tử nhà trường; sổ liên lạc điện tử; soạn bài giảng điện tử; hệ thống thi trực tuyến tuỳ biến…
Giáo viên có công cụ để quản lý và thiết kế kho bài giảng điện tử, bài kiểm tra cho học sinh. Các tư liệu học tập ở các định dạng phim, ảnh, tài liệu hoặc từ bất cứ nguồn tư liệu sẵn có khác như Youtube, Google, Wiki… hoặc website của nhà trường đều có thể được trực tiếp đưa lên hệ thống…/.
Theo Ng.Bích/TTXVN/bnews
Các địa phương tập trung bảo vệ và phát triển rừng
Hiện toàn tỉnh Yên Bái có hơn 461.523 ha đất có rừng; trong đó, rừng tự nhiên là 245.551 ha, rừng trồng là 215.980 ha. Hằng năm, các địa phương trong tỉnh trồng mới hơn 15 nghìn ha rừng, đưa độ che phủ rừng của tỉnh đạt 63%.
Người dân xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) chăm sóc cây vầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: NGUYỄN ĂNG
Trong năm 2019, nhờ công tác quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả cho nên tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Hà Giang đạt 57,2%. Bên cạnh đó, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng được diễn ra công khai, đúng quy định với số tiền gần 73 tỷ đồng...
Năm 2020, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh iện Biên dự kiến kế hoạch thu 241,866 tỷ đồng từ các đơn vị chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó: iều phối từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam 224,139 tỷ đồng và thu nội tỉnh 17,727 tỷ đồng; dự kiến kế hoạch chi trả cho các hộ trồng, chủ rừng là 241,866 tỷ đồng...
Thành phố Hà Nội có diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng gần 27.160 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng hơn 10.964 ha, rừng phòng hộ hơn 5.865 ha... Thành phố đã tổ chức giao khoán 6.400 ha rừng phòng hộ, đặc dụng cho các chủ rừng với mức khoán bình quân hơn 900 nghìn đồng/ha... Chi cục Kiểm lâm Hà Nội thường xuyên tuần tra, kiểm tra những vùng trọng điểm hay xảy ra cháy rừng ở các vùng giáp ranh, đồng thời tuyên truyền cho người dân về nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, trồng rừng...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, năm 2020, các địa phương trong tỉnh sẽ trồng mới khoảng 6.000 ha rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 45%. Ngoài trồng mới, tỉnh Phú Yên tiếp tục chăm sóc 16.600 ha rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 1.368 ha, khoán bảo vệ rừng 35.325 ha.
Ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đang khuyến khích, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các hộ trồng rừng trồng thêm các loại cây dược liệu dưới tán rừng. Hiện, toàn tỉnh có 94.550 ha dược liệu dưới tán rừng được khai thác bền vững. Trồng dược liệu dưới tán rừng có chi phí và công chăm sóc ít, lợi nhuận bình quân đạt từ 120 đến 200 triệu đồng/ha/năm.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã lắp 1.000 bộ thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn (Bình ịnh). Bộ giám sát này đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của ngư dân, nhất là hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thủy sản ngay tại cảng cá. Theo kế hoạch, tỉnh Bình ịnh sẽ lắp đặt khoảng 3.300 máy giám sát hành trình cho tàu cá.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, trong vòng sáu năm qua, bình quân mỗi năm có hơn 2.100 hộ nông dân ở vùng nước ngọt và lợ trong tỉnh nuôi tôm càng xanh với diện tích hơn 2.000 ha, sản lượng tôm thương phẩm đạt hơn 1.600 tấn tôm. Ngành nông nghiệp tỉnh đã mở rộng sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực từ năm lên tám triệu con/năm để đáp ứng nhu cầu con giống.
Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, lúc 3 giờ ngày 5-1, tàu cá QNa 91717 TS có ba ngư dân, bị phá nước, hỏng máy, nguy cơ chìm cách phía đông bắc đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi khoảng 40 hải lý. Văn phòng yêu cầu đơn vị chức năng triển khai các biện pháp hỗ trợ tàu bị sự cố. Cùng ngày, tàu cá N 92885 TS có bảy ngư dân đã được tàu N 92147 TS đến hỗ trợ lai kéo về cảng Ninh Cơ, Nam ịnh. Trước đó, tàu cá N 92885 TS bị mất chân vịt cách phía đông nam đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) khoảng 22 hải lý.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, trong tuần này, độ mặn trên các sông Nam Bộ sẽ tăng vào những ngày cuối tuần. Cụ thể, độ mặn lớn nhất dự báo sẽ xảy ra trên sông Gành Hào (Cà Mau): 24,8g/l; sông Hàm Luông (Bến Tre): 23,5 g/l; sông Hậu (Sóc Trăng): 14,2 g/l; sông Cái Lớn (Kiên Giang): 12,6 g/l; sông ồng iền (TP Hồ Chí Minh): 11,5 g/l... Mức độ rủi ro do xâm nhập mặn ở khu vực Nam Bộ: Cấp 1 - 2.
Ngày 6-1, UBND thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang công bố hết dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) kể từ ngày 31-12-2019. Theo thống kê, từ ngày 21-5-2019 đến ngày 28-11-2019, DTLCP đã xảy ra tại 1.255 hộ chăn nuôi ở 131 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố làm tổng đàn lợn bị tiêu hủy 28.468 con với trọng lượng hơn 1,7 triệu tấn. ến nay, DTLCP đã được khống chế và qua 30 ngày không xảy ra dịch.
PV VÀ CTV
Theo NDĐT
VNPT-Media tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường dịch vụ số "Hội nghị đối tác dịch vụ số" diễn ra vào ngày 6/1/2020 sẽ là cầu nối giữa VNPT-Media và các nhà cung cấp dịch vụ cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực truyền hình, quảng cáo, đào tạo trực tuyến. Mở ra cho cả VNPT-Media và các đơn vị đối tác một cơ hội lớn trong việc thúc đẩy nhanh quá trình...