Giải pháp công nghệ nối gần giáo viên mầm non với phụ huynh
Kết nối, tương tác với phụ huynh sao cho hiệu quả là vấn đề muôn thuở của các nhà trường. Đối với trường mầm non, phần mềm liên lạc càng trở nên bức thiết vì hàng ngày rất nhiều nội dung về trẻ cần được trao đổi.
Úng dụng CNTT sẽ hỗ trợ kết nối, duy trì mối quan hệ với phụ huynh hiệu quả hơn. (Ảnh minh hoạ)
Nhờ công nghệ thông tin hỗ trợ
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì việc sử dụng nền tảng chat trực tiếp trên mạng xã hội chính là giải pháp mà phần lớn trường mầm non đang sử dụng để trao đổi thông tin với phụ huynh. Tuy nhiên, mạng xã hội luôn ẩn chứa những mặt trái khó kiểm soát.
Theo cô Hồng Nhung – Hiệu trưởng Trường mầm non Nắng Hồng (Hà Nội): Các tình huống thường gặp của giáo viên và nhà trường trong quá trình trao đổi với phụ huynh có thể kể đến như: Thông báo quan trọng khi gửi vào nhóm sẽ dễ bị trôi dẫn đến việc phụ huynh vô tình “đánh rơi” thông tin, không kịp nắm bắt tin tức. Giáo viên không kiểm soát được các lời nhắn của phụ huynh, phụ huynh không nắm bắt được các vấn đề cần quan tâm đối với con, hay việc khảo sát lấy ý kiến bố mẹ gặp không ít khó khăn.
“Chúng tôi rất cần một công cụ để hỗ trợ kết nối, duy trì mối quan hệ với phụ huynh hiệu quả hơn. Lúc này, lựa chọn một phần mềm liên lạc thông minh là vô cùng cần thiết. Phần mềm sổ liên lạc điện tử giúp nhà trường dễ dàng thực hiện các công việc tự động chỉ bằng một công cụ duy nhất.
Video đang HOT
Tất cả các thao tác đăng tải tin tức, khảo sát ý kiến, điểm danh, nhận xét chi tiết từng trẻ, đăng tải hoạt động hàng ngày của các bé, lên thực đơn, trao đổi trực tiếp với mỗi phụ huynh hoặc tạo nhóm chat đều được thực hiện dễ dàng ngay trên ứng dụng…”, cô Nhung cho hay.
Giáo viên mầm non tham khảo một phần mềm liên lạc và học tập thông minh. (Ảnh minh hoạ)
Tạo điều kiện để giáo viên tập trung chuyên môn
Phần mềm sổ liên lạc điện tử không những đem lại cho trường mầm non giải pháp trao đổi thông tin mà còn giúp tối ưu hóa nguồn lực, quy trình làm việc của giáo viên, bộ phận kế toán, tạo ấn tượng tốt với phụ huynh học sinh.
Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm liên lạc cũng là cách để gắn kết phụ huynh trong trường, nâng cao hình ảnh về một ngôi trường hiện đại, chuyên nghiệp khi đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý.
Đặc biệt, sử dụng phần mềm liên lạc và quản lý trường mầm non còn giúp giảm bớt khối lượng công việc để giáo viên tập trung vào chuyên môn chăm sóc trẻ, tối ưu hoá khâu vận hành của nhà trường khi quản lý chính xác học phí của từng học sinh, gửi thông báo nhắc học phí nhanh chóng đến từng phụ huynh mà không mất nhiều thời gian, công sức của giáo viên.
Trao đổi về kinh nghiệm triển khai ứng dụng phần mềm hỗ trợ quản lý trong trường mầm non, bà Thảo, Hiệu trưởng trường mầm non Ban Mai Xanh (Bắc Ninh) cho biết: Giữa rất nhiều ứng dụng đang được sử dụng phổ biến, cần lựa chọn được ứng dụng phù hợp nhất với nhu cầu của trường. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi đã lựa chọn phần mềm ApecKids để giúp nối dài cánh tay, tăng tương tác giữa giáo viên, nhà trường với các bậc phụ huynh.”
Đây không chỉ là phần mềm để liên lạc, trao đổi thông tin giữa giáo viên với phụ huynh, mà còn hỗ trợ nhà trường trong nghiệp vụ quản lý, kế toán, tính toán chính xác học phí của trẻ, gửi thông báo đến từng phụ huynh, thực hiện các cuộc khảo sát nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian công sức để tổng hợp thông tin.
Ngoài ra, một số ứng dụng sổ liên lạc điện tử như ApecKids còn tích hợp nền tảng học tập trực tuyến thông minh cho trẻ mầm non, với các nội dung hữu ích được xây dựng một cách khoa học, bài bản, chia theo từng độ tuổi. Đây là công cụ để phụ huynh có thể đồng hành cùng nhà trường trong quá trình giáo dục, hình thành nhân cách đầu đời của trẻ.
Dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số hiệu quả nhờ truyền thông tốt
Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số được Chính phủ phê duyệt ban hành ngày 2/6/2016.
Ảnh minh họa/INT
5 năm qua, Bộ GD&ĐT cùng các địa phương tích cực, chủ động chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp thực hiện Đề án có hiệu quả, cơ bản các mục tiêu, nội dung đề ra.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh: Các địa phương đã rà soát, xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học. Các sở GD&ĐT bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán, nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ tham gia tập huấn do Bộ tổ chức; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu để tổ chức triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn...
Nhà giáo Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Yên Bái thông tin: Công tác truyền thông tốt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công đề án. Nhờ tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân nên Yên Bái đã xã hội hóa việc xây dựng cở vật chất, bổ sung học liệu, hỗ trợ tăng cường tiếng Việt một cách hiệu quả. Cùng với đó là công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ được quan tâm và chất lượng được cải thiện...
Tương tự, huyện vùng cao Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh, bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Đẩy mạnh truyền thông giúp người dân, giáo viên hiểu về ý nghĩa quan trọng việc tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc.
Một số cơ sở GDMN đã phối hợp với đoàn Thanh niên, hội Phụ nữ xây dựng các câu lạc bộ đọc sách tại thôn bản, hướng dẫn cha mẹ tạo dựng môi trường tiếng Việt tại nhà và tăng cường giao tiếp với trẻ. Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi giao lưu với học sinh tiểu học, tham gia ngày hội nói tiếng Việt.
Đặc biệt, một số thầy cô có sáng kiến phối hợp với hội phụ huynh sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian của người dân tộc thiểu số để dùng trong nhà trường, qua đó tăng hiệu quả dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc.
Tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số là cách để nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi, vùng dân tộc hiệu quả và thiết thực nhất. Đa dạng cách làm, trong đó truyền thông đến với người dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả truyền thông, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương tiếp tục phối hợp tốt với các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình... thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Hỗ trợ các bậc cha mẹ tăng cường tiếng Việt cho trẻ; tạo môi trường giao tiếp tích cực tại gia đình và cộng đồng.
Tổ chức tập huấn, hỗ trợ cha mẹ trẻ cùng chơi với con tại nhà; chuẩn bị môi trường hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ tại nhà theo bộ tiêu chí Bộ GD&ĐT đã ban hành.
Thách thức về đổi mới, đào tạo giáo viên Những năm qua, việc sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm, việc tăng chất lượng đầu vào, việc có ưu đãi cho sinh viên sư phạm để thu hút người tài cho sự nghiệp giáo dục đã được tính đến, có chính sách gợi mở, và đã có những quy định chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, đổi mới căn...