Giải nhiệt ngày nắng với nước ép cam
Uống nước ép cam giúp giải nhiệt, cải thiện hệ miễn dịch, kháng viêm, giảm nguy cơ mắc sỏi thận, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược – Cơ sở 3, những ngày thời tiết nắng nóng, cơ thể thường rơi vào trạng thái thiếu nước và tụt năng lượng. Khi ấy bổ sung một ly nước ép cam giúp cơ thể giải nhiệt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cải thiện hệ miễn dịch
Theo bác sĩ Sơn, nước ép cam một trong các loại nước trái cây giúp cải thiện hệ miễn dịch. Cam chứa 60% hàm lượng vitamin C, hỗ trợ hệ miễn dịch tạo “hàng rào” biểu mô ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập, kích thích sản sinh tế bào bạch cầu trong máu.
Phòng chống ung thư
Phân tích thành phần dinh dưỡng, các chuyên gia kết luận nước cam bổ sung các nhóm chất chống oxy hóa hàng đầu như flavonoid, carotenoid và axit ascorbic. Nhờ tiếp nạp thêm những dưỡng chất này, cơ thể có thể chống lại tác động của các gốc tự do, phòng chống ung thư.
Bảo vệ tim mạch
Nước ép cam được coi như “người bạn tốt” giúp bạn duy trì và bảo vệ trái tim khỏe mạnh. Nước cam có thể điều hòa hoạt động của hệ tuần hoàn, hỗ trợ máu lưu thông hiệu quả nhờ làm tăng nồng độ cholesterol HDL, đồng thời giảm cholesterol LDL xấu.
Video đang HOT
Tính kháng viêm mạnh
Bạn có thể ăn trực tiếp những múi cam, cũng có thể uống nước ép để giảm mức độ sưng viêm cấp tính, đặc biệt khi mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản phổi hay hen suyễn.
Giảm nguy cơ mắc sỏi thận
Khi nước tiểu có nồng độ pH ở mức độ axit hóa hoặc kiềm hóa thì nguy cơ hình thành sỏi thận tăng cao. Sỏi tích tụ trong thận gây đau và ngăn cản dòng nước tiểu từ thận xuống niệu quản.
“Để cân bằng độ pH trong nước tiểu cũng như ngăn ngừa mầm sỏi, bạn nên uống thêm nước ép cam với một lượng hợp lý”, bác sĩ Sơn khuyến cáo.
Nên uống nước cam sau khi ăn khoảng 30-45 phút. Ảnh: Romber.
Cam hương vị thơm ngon, mát lành, có thể kết hợp với các loại củ, trái cây khác để pha chế thành những ly nước ép hấp dẫn, giàu vitamin khoáng chất. Bạn có thể kết hợp cam cùng cà rốt, dứa, táo, cà chua, củ dền, những loại quả chua như dứa, có thể thêm chút muối hoặc đường để dễ uống và không hại dạ dày.
Bác sĩ lưu ý dù nước ép cam là thức uống được khuyến khích, song không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ. Không nên uống quá nhiều nước ép cam, đặc biệt là khi mắc tiểu đường, mỗi tuần chỉ nên uống tối đa 2 ly. Hạn chế pha thêm đường hoặc các chất tạo ngọt khác.
“Nên uống nước cam khi bụng không no cũng không đói, tốt nhất là sau khi ăn khoảng 30-45 phút. Chỉ sử dụng nước ép cam sau khi pha chế trong thời gian một ngày. Tránh uống nước ép cam sau khi đã sử dụng các sản phẩm từ sữa”, bác sĩ Sơn khuyến cáo.
Chế độ ăn uống cho người bị cholesterol cao
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện hợp lý có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu.
Cholesterol là một chất béo quan trọng, chúng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng cholesterol trong máu dư quá mức sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Có hai loại cholesterol chính là cholesterol LDL thường được gọi là cholesterol "xấu" và cholesterol HDL hay còn gọi là cholesterol "tốt".
Chúng ta cần bổ sung nhiều chất xơ để giảm cholesterol xấu. Ảnh: CN
Thế nào là cholesterol tốt và xấu?
Theo bác sĩ CK1 Hồ Minh Thắng, bệnh viên Nhân dân Gia Định, cholesterol không hoàn toàn là chất có hại, chúng là phần chất béo thiết yếu mà tế bào trong cơ thể chúng ta cần. Cholesterol được vận chuyển trong máu nhờ chất trung gian vận chuyển đó chính là lipoprotein. Như chúng ta đã thấy sự xuất hiện của hai chỉ số là LDL và HDL, trong đó HDL được coi là "cholesterol tốt", còn LDL là "cholesterol xấu".
"HDL-Cholesterol, một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu, chúng có chức năng quan trọng là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý, tại gan các cholesterol sẽ được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể, vì vậy HDL-Cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô, do đó đây là lý do chúng được gọi là mỡ tốt. Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu
LDL gọi là "cholesterol xấu" vì chúng gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, đây là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Chế độ ăn uống giúp giảm cholesterol
Để đạt được và duy trì lượng cholesterol tối ưu không phải điều dễ dàng, chúng ta cần kiên trì thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ luyện tập hợp lý. Đặc biệt là cần có chế độ ăn uống phù hợp để giúp giảm mức cholesterol LDL.
Cụ thể, chúng ta cần bổ sung nhiều chất xơ, nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có trong rau, trái cây, đậu,... có thể giúp giảm mức cholesterol LDL.
Ngoài ra, cần tăng cường omega-3 trong chế độ ăn uống, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi hoặc bổ sung omega-3 như thuốc dầu cá được chứng minh là làm giảm LDL và tăng mức HDL.
Những người có mức cholesterol cần thay chất béo bão hòa bằng những loại dầu hạt thực vật như dầu ô liu, quả bơ,...
Bên cạnh đó, với những người cholesterol cao cần hạn chế những thực phẩm như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng. Người cholesterol cao không nên uống rượu, bia, giảm ăn đường. Hạn chế tối đa những loại đồ ăn nhanh như các món chiên nhiều mỡ.
"Nếu bản thân có chỉ số LDL vượt giới hạn, người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Cholesterol sẽ tăng dần theo tuổi tác, do đó càng bắt đầu cuộc sống lành mạnh sớm bao nhiêu thì sức khỏe sẽ tốt bây nhiêu", BS Hồ Minh Thắng chia sẻ.
Cách kiểm soát cholesterol xấu và tốt Cholesterol không phải đều xấu. Trên thực tế, cholesterol là một chất béo thiết yếu. Nó cung cấp sự ổn định trong mọi tế bào của cơ thể. Trong cơ thể con người có 2 loại lipoprotein mang cholesterol đến và đi từ tế bào. Một loại là lipoprotein tỷ trọng thấp, hay còn gọi là LDL, loại còn lại là lipoprotein tỷ...