Giải ngố HDR, HDR10+ trên TV là gì và tại sao bạn nên quan tâm đến nó
Một lưu ý quan trọng khi bạn đi sắm cho gia đình một chiếc TV mới, nhận thấy mác “Có HDR” và thắc mắc chúng là gì.
Mới đây vừa có thông tin rằng Samsung đã thông báo rằng các sản phẩm TV UHD và QLED cao cấp 2018 của mình đã chính thức được chứng nhận tiêu chuẩn HDR10 . Đây là tiêu chuẩn HDR mới, do Samsung hợp tác với Panasonic và Amazon để phát triển. Đây cũng là tiêu chuẩn nhằm cạnh tranh với HDR Dolby Vision của Dolby Lab. Vậy nhưng chắc chắn nhiều người trong số chúng ta sẽ thắc mắc: HDR10 là gì? Tại sao phải thêm số 10 và dấu vào nữa? Chẳng lẽ tiêu chuẩn hình ảnh này đặc biệt hơn bình thường?
Đầu tiên, cần biết HDR – High Dynamic Range – Dải tương phản động rộng là một trong những nét đặc biệt rất đáng chú ý của TV hiện đại. Nó đã xuất hiện được vài năm, nhưng tới thời gian gần đây, TV tích hợp HDR mới xuất hiện đại trà hơn. Theo tính toán của CNET, gần nhưtoàn bộ series trung cấp và cao cấp ra mắt năm 2017 đều có HDR và cùng với sự đi lên của công nghệ, các nội dung hỗ trợ HDR càng ngày càng phổ biến hơn.
Công nghệ mới có xứng đáng với những kì vọng người ta có không? Hoàn toàn có.
Hãy đi lên từ cơ bản, hãy hiểu HDR là gì đã
Hai yếu tố “sống còn” để quyết định một chiếc TV có đáng rước về không là độ tương phản – TV có thể sáng và tối đến mức nào và độ chính xác của màu sắc – liệu tương đương với đời thực được bao nhiêu lần hoặc liệu có phản ánh đúng ý đồ sử dụng màu sắc củanội dung được trình chiếu không. Gần như mọi chuyên gia hàng đầu đều khẳng định đây là hai yếu tố tiên quyết.
Khi đặt hai cái TV cạnh nhau, một cái có độ tương phản và độ chính xác của màu sắc cao, một cái có độ phân giải cao hơn – nhiều pixel hơn, thì đa số người dùng sẽ luôn chọn cái TV đầu tiên. Khi mà nó có màu sắc có vẻ như chân thực hơn, người ta sẽ muanó, bất chấp độ phân giải có thể thấp hơn những chiếc khác.
Tóm lại: một cái TV độ phân giải 1080p nhưng lại có tương phản và màu sắc chính xác sẽ vượt mặt một chiếc TV 4K chỉ hiện thị màu cỡ trung bình.
Video đang HOT
HDR là công nghệ tăng vượt bậc độ phủ của cả độ tương phản và màu sắc. Phần sáng sẽ sáng hơn rất nhiều, khiến hình ảnh thêm nhiều chiều sâu hơn. Màu sắc có thể hiển thị nhiều hơn, khiến hình ảnh rực rỡ hơn.
Đi kèm HDR là gam màu rộng – wide color gamut (WCG), mang đến cho màn hình TV nhiều màu sắc hơn. WCG tạo ra được những màu chưa từng xuất hiện trên màn hình, như màu đỏ của xe cứu hỏa, màu tím của quả cả hay thậm chí màu xanh trên từng biển báo.
HDR hoạt động ra sao?
Có hai phần cấu thành nên một hệ thống HDR: đó là bản thân cái TV và nguồn phát.
Hãy nói về phần đầu và là phần dễ nhất. Để ứng dụng được HDR, một cái TV cần tạo ra nhiều ánh sáng hơn một cái TV thường, để làm rõ những phần khác biệt của hình ảnh. Như đã nói ở trên, HDR đi kèm WCG và thông qua hai hệ thống song song này, bạn có hìnhảnh sáng hơn và hiển thị được nhiều màu sắc hơn.
Hiển nhiên khi mà cái gì cũng hơn, giá nó cũng phải hơn. Nhưng đừng dựa vào HDR mà đánh giá tổng thể, một cái TV có HDR không nhất thiết là sẽ hiển thị tốt hơn một cái TV không sở hữu hệ thống ấy. Cái nhãn “hỗ trợ HDR” có nghĩa là TV có thể hiển thị đượcnhững nội dung HDR, chứ không phải là nó sẽ làm tốt mức nào.
Phần thứ hai, nguồn phát – nội dung phát mới là phần khó. Để tận dụng tối đa được TV có HDR, cần phải có nội dung HDR. Cũng may là các nhà làm phim, làm nội dung đang tạo ra ngày một nhiều sản phẩm HDR nên cũng không quá lo lắng.
HDR đã cao, HDR 10 còn cao hơn
Việc mua TV phức tạp hơn khi hiện hữu thêm đủ thứ công nghệ tiên tiến cho trải nghiệm xem TV thích thú hơn xưa: ta đang có HDR10, Dolby Vision và HLG, nhưng các nhà nghiên cứu cho vậy là chưa đủ. Samsung tạo ra HDR10 , với sự trợ giúp của các ông lớnnổi tiếng ngành công nghệ và giải trí như Panasonic, Philips Amazon và 20th Century Fox.
Với sự hậu thuẫn như vậy, người ta sẽ thấy ngay HDR10 là tương lai ngành thiết kế màn hình, hay ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Đây là những điểm khác biệt mà HDR10 mang lại
Để giải thích, ta cần hiểu metadata – siêu dữ liệu là gì. Chúng là những thông tin đi kèm với tín hiệu video tới từ những nội dung HDR ( phim ảnh, show truyền hình). Về cơ bản, metadata “hướng dẫn” cái TV HDR cách để hiển thị dải tương phản động rộng saocho đúng.
HDR10 có siêu dữ liệu tĩnh, HDR10 và Dolby Vision có siêu dữ liệu động.
VỚi HDR10, TV sẽ nhận chỉ dẫn ngay từ lúc nhận tín hiệu phát. Một tín hiệu tĩnh đơn lẻ sẽ bảo cái TV “anh bảo chú phải nhảy nhé, và chú cần nhảy cao từng này này”. Đây là một hiệu lệnh thuộc dạng “làm mẫu một lần thôi, lần sau cứ y như thế”. Bản thânnó không có vấn đề gì, nhưng khi một bộ phim có nhiều cảnh quay khác nhau ở nhiều mức độ khác nhau, hiệu lệnh đơn sơ từ siêu dữ liệu sẽ không cho ra những hình ảnh hiển thị đẹp nhất có thể.
Dolby Vision và HDR10 sẽ có siêu dữ liệu động. Nó sẽ điều chỉnh từng hình ảnh, từng khung hình đạt được mức độ màu sắc sao cho phù hợp. Đa số phim không phức tạp đến vậy, nhưng cột mốc công nghệ mới sẽ khiến nhà làm phim nghĩ xa hơn, đạt được những kiệttác tuyệt vời hơn khi ứng dụng nhiều loại màu sắc trong phim.
Nói đơn giản và áp dụng lại cái phép so sánh vừa nãy, HDR10 và Dolby Vision sẽ bảo cái TV phải “nhảy” ở nhiều mức độ khác nhau, mỗi khung hình nhảy một kiểu. Nghe hơi thương cho cái TV nhưng mà thôi kệ đi.
Vậy là bạn đã hiểu được HDR và HDR10 gì, cũng như tại sao người ta lại hào hứng với nó vậy. Đây có thể coi như một bộ kiến thức để bạn đi mua TV trong tương lai, hãy cứ lạc quan mà nói rằng sắm TV mới để 4 năm nữa, Việt Nam tham dự World Cup chẳng hạn.
Theo GenK
Cuối cùng Nikon cũng thừa nhận mirrorless là tương lai của nhiếp ảnh số
Trong buổi ra mắt, người đại diện của Nikon đã thừa nhận máy ảnh mirrorless là tương lai của nhiếp ảnh chuyên nghiệp, dù rằng công ty cho biết vẫn tiếp tục phát triển dòng máy gương lật - SLR.
Sau nhiều năm rò rỉ các tin đồn, cuối cùng Nikon cũng đã xác nhận công ty đang làm việc để tạo ra một hệ thống máy ảnh mirrorless hoàn toàn mới dựa trên cảm biến ảnh full-frame. Dù không đưa ra nhiều chi tiết về công bố này, nhưng thông báo này gần như chắc chắn rằng hệ thống này sẽ dùng ngàm ống kính mới và do đó sẽ cần nhiều ống kính đặc thù hơn, dù một bộ chuyển đổi ống kính F-mount SLR cũng sẽ được cung cấp. (Chưa rõ liệu adapter có cung cấp tính năng như tự động lấy nét hay không).
Đây sẽ là dòng máy ảnh mirrorless thứ hai của Nikon sau series Nikon 1, ra mắt vào năm 2011 và đã ngừng hoạt động gần đây. Nikon 1 sử dụng cảm biến ảnh 1 inch và các điều khiển độc đáo, với phạm vi ống kính hẹp và zoom chậm, nghĩa là chất lượng hình ảnh thường gần với máy ảnh point and shot hơn là so với DSLR. Máy có sẵn một bộ adapter F-mount, nhưng kích thước cảm biến làm cho độ dài tiêu cự đã bị cắt ở mức độ rất lớn, biến tất cả - trừ các ống kính rộng nhất - thành ống chụp tele.
Nikon 1 được coi là cố gắng của Nikon nhằm thâm nhập vào thị trường máy ảnh không gương lật mà không làm ảnh hưởng đến sức mạnh lớn nhất của Nikon là bộ sưu tập ống kính F-mount có từ những năm 1950.
Cuối cùng, Nikon chỉ nói rằng thông tin chi tiết và phát hành sẽ được chia sẻ sau đó. Hãng thường thông báo về việc phát triển các sản phẩm cao cấp mà không cần cung cấp nhiều thông tin, điều đã diễn ra tương tự cho chiếc máy ảnh D5 hàng đầu hiện tại.
Theo TheVerge
Những chiếc máy ảnh siêu zoom đáng giá nhất hiện nay Máy ảnh siêu zoom cho phép bạn chụp các đối tượng ở rất xa mà không cần phải đầu tư vào ống kính đắt tiền như DSLR. Nhưng có hai điểm khác biệt quan trọng cần lưu ý về máy ảnh siêu zoom. Đầu tiên, nó có cảm biến hình ảnh nhỏ hơn nhiều so với DSLR hoặc máy ảnh không gương lật,...