‘Giải mã’ vị trí của Việt Nam – Top 10 điểm đến lý tưởng cho lao động nước ngoài
Trong báo cáo của InterNations, điểm nổi bật khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài cảm thấy rất dễ dàng để ổn định cuộc sống, nhưng phải vật lộn với ngôn ngữ địa phương và môi trường.
Việt Nam đứng vị trí thứ 7 toàn cầu, lọt Top 10 điểm đến tốt nhất, trong Báo cáo xếp hạng các điểm đến lý tưởng cho lao động nước ngoài tới làm việc và sinh sống. (Nguồn: HSBC)
Theo công bố mới nhất của InterNations, Việt Nam đứng vị trí thứ 7 toàn cầu, lọt Top 10 điểm đến tốt nhất, trong Báo cáo xếp hạng các điểm đến lý tưởng cho người nước ngoài tới làm việc và sinh sống ( Expat Insider 2022 Ranking). Trong các nước khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2, chỉ sau Indonesia.
Vượt trội về chỉ tiêu Tài chính cá nhân
Vượt trội về chỉ tiêu Tài chính cá nhân: Việt Nam được đánh giá có chỉ số xuất sắc về hạng mục tài chính cá nhân – đứng đầu thế giới trong danh sách các nước khảo sát. Phần lớn người nước ngoài (80%) hài lòng với chi phí sinh hoạt chung, so với chỉ 45% trên toàn cầu. “Có giá cả phải chăng ở hầu hết các khu vực”, nhận xét của một người Thụy Sỹ.
Không có áp lực gì khi nói về tình hình tài chính, có tới 79% người được khảo sát hài lòng với yếu tố này (so với 60% trên toàn cầu) và 92% nói rằng thu nhập khả dụng của họ đủ hoặc dư để có một cuộc sống thoải mái tại Việt Nam (so với 72% trên toàn cầu). “Tôi sống thoải mái với thu nhập của mình, một người Mỹ làm việc tại Việt Nam chia sẻ.
Được chào đón nồng nhiệt, cảm nhận như ở nhà
Đối với người nước ngoài đến Việt Nam, định cư là một vấn đề khá dễ dàng. Họ xếp Việt Nam đứng thứ 9 trong danh sách xếp hạng Chỉ số Dễ định cư. Họ thích sự thân thiện tại các địa phương mà họ trải nghiệm. Hầu hết người nước ngoài (84%) cảm nhận cư dân địa phương thân thiện (so với 66% trên toàn cầu) và 83% nhận thấy họ thân thiện với cư dân nước ngoài nói riêng (so với 65% trên toàn cầu).
Một người Mỹ gốc Hoa thích nhất “sự nồng hậu, trung thực và thân thiện của người dân bản địa”. Có cùng cảm nhận như vậy, một người Malaysia nhấn mạnh yếu tố “con người và văn hóa thân thiện” khi sống tại Việt Nam.
Văn hóa địa phương là một trong những yếu tố mà người nước ngoài đặc biệt hài lòng – 83% cảm thấy được chào đón ở Việt Nam (so với 66% trên toàn cầu) và 71% cảm thấy như ở nhà (so với 62% trên toàn cầu).
Dễ dàng tạo một mạng lưới quan hệ cá nhân
Đây là yếu tố quan trọng đối với cuộc sống của những người xa xứ. Người nước ngoài cho rằng, việc kết bạn tại Việt Nam rất dễ dàng (54% hài lòng so với 42% trên toàn cầu). Hơn 2/3 (69%) hài lòng với cuộc sống xã hội của họ, so với 56% trên toàn cầu. Hơn nữa, 63% có mạng lưới hỗ trợ cá nhân ở Việt Nam, ví dụ, những người mà họ có thể tìm đến để được hỗ trợ thực tế/tinh thần (so với 59% trên toàn cầu).
Video đang HOT
Được trả lương tốt, nhưng chưa hoàn toàn hài lòng về công việc
Người nước ngoài vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về làm việc ở Việt Nam. 29% lao động nước ngoài cảm thấy việc chuyển đến Việt Nam không cải thiện triển vọng nghề nghiệp của họ (so với 18% trên toàn cầu). 14% người nước ngoài chưa thấy được mục đích trong công việc của họ (so với 9% trên toàn cầu). 45% người được hỏi cho rằng, văn hóa làm việc chưa cổ vũ cho tính độc lập và/hoặc phân cấp trong công việc (so với 28% trên toàn cầu).
Hơn 2/3 người nước ngoài (68%) cảm thấy được trả lương công bằng cho công việc dựa trên ngành nghề, bằng cấp và vai trò của họ (so với 62% trên toàn cầu). Các lĩnh vực phổ biến nhất mà lao động nước ngoài đang tham gia ở Việt Nam là giáo dục – bao gồm giáo dục ngôn ngữ (21%), sản xuất & kỹ thuật (15%), quảng cáo, tiếp thị và truyền thông (13%).
Lo ngại về vấn đề môi trường
Dù nằm trong Top 10 điểm đến tốt nhất thế giới, đối với người nước ngoài, Việt Nam vẫn giữ thứ hạng khá thấp về chất lượng cuộc sống và nhu cầu thiết yếu.
Bị xếp vào nhóm 10 nước kém nhất về Chỉ số Chất lượng cuộc sống (thứ 48) và Môi trường & khí hậu (thứ 49) đặt ra mối quan tâm lớn đối với người nước ngoài sống ở Việt Nam. Hơn một nửa trong số người được hỏi (53%) không hài lòng với môi trường đô thị, cao hơn gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu (17%). “Ô nhiễm tiếng ồn thật khủng khiếp”, một người Pháp chia sẻ.
Họ cũng không hài lòng với sự sẵn có của hàng hóa và dịch vụ xanh (37% không hài lòng so với 17% trên toàn cầu) và đặc biệt không hài lòng với chất lượng không khí (64% không hài lòng so với chỉ 19% trên toàn cầu). “Khói là một vấn đề lớn, không khí thực sự không tốt”, một người Italy lưu ý.
Chưa hài lòng về hệ thống chăm sóc sức khỏe
Khoảng 1/5 người nước ngoài (19%) nhận xét rằng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung tại việt Nam không sẵn sàng và tiện lợi (so với 13% trên toàn cầu) và 1/4 (25%) người được hỏi chia sẻ, “rất khó tiếp cận tất cả các loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần” (so với 17% trên toàn cầu).
Đối với những người đã tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, họ nhận thấy chúng có chất lượng chưa tốt – 23% không hài lòng với chất lượng chăm sóc y tế, so với 14% trên toàn cầu.
Thách thức về vấn đề giao thông và ngôn ngữ
Đối với những người nước ngoài mô tả mức độ sẵn có về phương tiện giao thông công cộng là đặc biệt kém (43% không hài lòng so với 17% trên toàn cầu). Khoảng 32% người được hỏi không hài lòng với cơ sở hạ tầng dành cho ô tô, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu (13%).
Về ngôn ngữ (xếp hạng thứ 47) là một vấn đề khác đối với người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Khoảng 80% người được khảo sát cho rằng, việc học ngôn ngữ địa phương là khó khăn, so với chỉ 38% trên toàn cầu.
Trên thực tế, 44% hoàn toàn không nói được ngôn ngữ địa phương, gấp hơn 4 lần tỷ lệ người nước ngoài nói về ngôn ngữ của quốc gia sở tại mà họ sinh sống (10%).
Khó khăn khi tiếp cận dịch vụ hành chính công
Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là rào cản duy nhất đối với người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Họ còn gặp khó khăn khi làm việc với các bộ máy địa phương (66% so với 39% trên toàn cầu), hay mở tài khoản tại ngân hàng địa phương (41% so với 21% trên toàn cầu) và xin thị thực (48% so với 24% trên toàn cầu).
Việc tiếp cận dịch vụ hành chính công trực tuyến cũng chưa thực sự tốt – 44% người nước ngoài chưa hài lòng với yếu tố này, so với chỉ 21% trên toàn cầu. Gần 1/4 người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam (23%) vẫn cảm thấy khó có thể thanh toán mà không cần tiền mặt (so với chỉ 8% trên toàn cầu).
Bảng xếp hạng Expat Insider 2022 Ranking khảo sát 11.970 lao động đang làm việc ở 52 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tiêu chí xếp hạng xoay quanh 5 hạng mục: chất lượng cuộc sống, ổn định cuộc sống, công việc, tài chính cá nhân và nhu cầu thiết yếu.
Top 10: Mexico, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, UAE, Việt Nam, Thái Lan, Australia, Singapore
Xếp hạng từ 11 đến 20: Estonia, Oman, Kenya, Mỹ, Bahrain, Brazil, Nga, Malaysia, Thụy Sỹ, CH Czech
Xếp hạng 21 đến 30: Philippines, Hà Lan, Canada, Áo, Hungary, Qatar, Saudi Arabia, Ba Lan, Bỉ, Đan Mạch
Xếp hạng 31 đến 40: Pháp, Phần Lan, Trung Quốc, Na Uy, Ai Cập, Ấn Độ, Anh, Ireland, Thụy Điển, Hàn Quốc
Xếp hạng 41 đến 52: Hy Lạp, Đức, Malta, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Nhật Bản, Luxembourg, Cyprus, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand, Kuwait
Những khác biệt rõ rệt về văn hóa chơi game của người Việt với phần còn lại - nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?
Không thể phủ nhận rằng có sự khác biệt rất lớn giữa văn hóa chơi game của người Việt với nhiều nơi.
Thế giới ngày nay đang bước vào giai đoạn toàn cầu hóa và làng game online cũng tương tự như vậy. Những năm qua chứng kiến cơn sóng đổ bộ của không biết bao nhiêu những siêu phẩm nước ngoài tới thị trường Việt. Chưa kể, sự bùng nổ của những nền tảng chơi game trực tuyến như Steam, Epic Games cũng càng mang các game thủ Việt tiếp cận nhiều hơn tới làng game quốc tế. Thế nhưng, phải thừa nhận một thực tế rằng, có sự khác biệt rất lớn về văn hóa chơi game, hay nói cụ thể hơn là sở thích, góc nhìn của game thủ Việt so với phần còn lại. Vậy nguyên nhân bắt nguồn từ đâu.
Thế giới thích game đẹp, người Việt chỉ cần game dễ nhìn
Có thể nhiều người không để ý, nhưng chắc chắn, đã từng có không ít những siêu phẩm sở hữu đồ họa đẹp, khủng từng ra mắt với đầy sự kỳ vọng nhưng rồi lại thất bại thảm hại ở thị trường Việt Nam.
Chưa bàn tới những yếu tố khác nhưng chắc chắn, đồ họa đẹp quá đôi khi lại là một thứ gây phản tác dụng. Vì khác với các game thủ phương Tây - những người luôn ưa chuộng sự hoàn hảo, với game thủ Việt, chỉ cần dễ nhìn, dễ hiểu thôi là được. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ điều kiện chơi game của nhiều người vốn không phải quá hoàn hảo, cấu hình máy chưa cao. Từ xưa đã vậy, nay có phát triển hơn nhưng chắc chắn, để chơi các siêu phẩm đồ họa quá cao thì cũng khó. Thế nên, game thủ Việt chỉ cần game dễ nhìn, đủ dùng mà thôi.
PvP là thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không không quan trọng
Game thủ nước ngoài thường khá ưa chuộng những dòng game mang tính co-op, phát huy được tối đa sự phối hợp giữa bản thân với người chơi khác như trong World of Warcraft hay nhiều game nổi tiếng khác. Ngược lại, với game thủ Việt, chơi game online thì phải PvP, những thứ khác thì còn tùy chứ nếu như không có những màn PK đẫm máu thì thật khó để tựa game online cày cuốc đấy có đất sống ở thị trường Việt.
Nguyên nhân có lẽ cũng bắt nguồn từ việc những tựa game ban đầu, thời kỳ còn sơ khai như Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online đã hình thành nên văn hóa PK này cho game thủ Việt.
Sân si, quái chiêu với những thuật ngữ riêng biệt
Nói về độ quái, chắc chắn game thủ Việt khó lòng thua kém ai. Tất nhiên, không phải là việc sử dụng hack để chiến thắng đối thủ. Điều mà các game thủ Việt giỏi nhất chính là tận dụng mọi tính năng trong game để mưu lợi và đồng thời, tính toxic cũng rất cao nữa.
Sở dĩ nói như vậy vì đã chẳng thiếu tựa game phải ban thẳng tay IP của người Việt vì không thể chịu nổi cảnh từng đàn clone kéo nhau đi diễu hành khắp các map. Hay quá đáng hơn là những pha tận dụng bug game hoặc đồ sát vô tội vạ, quấy nhiễu những người chơi khác. Dù tất nhiên, không thể quy chụp đây là văn hóa chung của toàn bộ các game thủ Việt nhưng chắc chắn, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của số đông.
Liên Quân Mobile: "Tướng lỗi" Aya hủy diệt Team Flash và V Gaming với phong cách chơi thú vị, đánh đâu thắng đó? Aya đang là vị tướng được xem là "lỗi game" nhất ở mùa 20 và thường xuyên bị cấm trong các trận đấu chuyên nghiệp. Team Flash và V Gaming là 2 đội tuyển hàng đầu của Liên Quân Mobile Việt Nam hiện tại, tuy nhiên vừa mới đây họ đều bị thất bại bẽ bàng vì sai lầm để hở ra vị...