Giải mã địa danh Cái Chiên

Theo dõi VGT trên

Cái Chiên là một hòn đảo xinh đẹp của miền Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh. Người dân Cái Chiên cũng như ở huyện Hải Hà đã quen với các cách gọi tên đảo khác nhau: Thanh Mai, Cái Tiên, Cái Kiên, Cái Khiên, Cái Chuyên, Cái Chiên…

thậm chí cả tên tiếng Pháp: Château-Renaud, tên tiếng Hoa: Xing Moui Tiai, Gai Tien Xa… nhưng dùng hàng chục tên như vậy rất khiến du khách thăm đảo sửng sốt kêu lên: … Trời đất, nhiều tên thế, các tên ấy có nghĩa là gì vậy?. Câu trả lời là thường là: … Không rõ đâu va! Các cụ ngày xưa đã gọi như vậy. Từ rất lâu, nội dung ý nghĩa những địa danh này trở nên bí ẩn ngay cả với dân bản địa. Phải nhìn nhận từ sự giao thoa văn hóa, giao thoa ngôn ngữ rất đặc trưng của miền đảo này, nhìn nhận từ những nét đẹp bản sắc của địa phương mới có thể hiểu lịch sử tên gọi của đảo Cái Chiên.

Thanh Mai – tên cổ nhất

Thanh Mai vốn là tên cổ nhất của đảo Cái Chiên mà chúng ta được biết qua ghi chép của bộ địa chí đầu tiên thời nhà Nguyễn. Ngay từ đầu thế kỷ XIX, trong sách Hoàng Việt Nhất thống dư địa chí (do Lê Quang Định, Thượng thư Bộ binh khởi sự biên soạn chỉ sau 1 năm ngày lên ngôi vua Gia Long) đã miêu tả các dãy đảo hẹp dài của miền Đông (thuộc địa phận các huyện Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái bây giờ như: Đảo Đá Dựng, đảo Bò Vàng, đảo Vạn Nước, đảo Vạn Mực, đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực…) là những “vách núi dựng đứng” giữa biển và đều gọi là “vách Thanh Mai”.

Đến sách Hải Dương Phong vật chí (do Trần Công Hiến, trấn thủ Hải Dương thời Gia Long biên soạn và tổng hợp) vẫn nhắc “vách Thanh Mai” nhưng để chỉ riêng đảo Vĩnh Thực (Móng Cái) và đảo Cái Chiên (Hải Hà) bây giờ, hai đảo này đều “Kế lấy Cửa Đài”:

“Tự Cửa Tán cứ ngoài mà chạy,
Vách Thanh Mai kế lấy Cửa Đài.Chớ khinh Cửa Tiểu nhỏ nhoi,Việc đi bể đã chẳng chơi đâu là”.

(Hải Dương phong vật chí, tác giả Trần Công Hiến, trang 306, Nhà xuất bản Lao động – 2009).

Cửa Đài được nhắc đến trong vùng biển miền Đông Bắc này (hay còn gọi là Cửa Đại – trong bản đồ của sách Đồng Khánh Dư địa chí ghi tên: Phú Đại Môn) là một cửa biển nước sâu, trước đây thuộc xã Vĩnh Thực của Móng Cái, nay là cửa biển chung với xã Cái Chiên của huyện Hải Hà. Trước thời Pháp thuộc, hai đảo Vĩnh Thực và Cái Chiên thường được gọi là “vách Thanh Mai”. Trong ngôn ngữ của ngư dân địa phương miền Đông, các dãy đảo hẹp, dài, nằm giữa biển chắn sóng cho đất liền được gọi là các “vách”, thay vì gọi “đảo Thanh Mai” thì tiền nhân gọi là “vách Thanh Mai’. Một thực tế khá thú vị là ngày nay các cụ cao niên không thích gọi đảo của mình là “vách”, bởi tâm lý gọi “vách” là gợi nhớ một thời nghèo khó, vất vả, cơ cực, bám “vách” sinh sống, nhưng nhắc đến tên “Thanh Mai” thì các cụ thấy quý lắm, như gợi lại một bầu trời ký ức quê hương.

Giải mã địa danh Cái Chiên - Hình 1

Có phải tên Thanh Mai của đảo Cái Chiên bắt nguồn từ tên loài cây bản địa rất đặc sắc này không?

Xưa kia các đảo miền Đông vốn mọc rất nhiều cây thanh mai (hay còn gọi là cây dâu rượu, danh pháp khoa học là: Myrica esculenta). Có phải tên Thanh Mai của đảo bắt nguồn từ tên loài cây bản địa rất đặc sắc này không? Rất có thể, bởi những địa danh cổ luôn được đặt tên từ những gì đặc trưng nhất của vùng đất và thường là những nét đặc trưng của tự nhiên. Từ xa xưa, người miền Đông đã biết dùng quả thanh mai ủ rượu như một loại rượu vang bản địa và làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, chữa bệnh đường ruột, giúp tan máu bầm… Cũng như sim, thanh mai tưởng chỉ mọc như cây bụi nhưng thực ra vẫn có thể cao lớn như cây cổ thụ nếu hợp đất. Trong một số vườn nhà dân Hải Hà hiện nay vẫn còn những cây thanh mai cao tới 3 tầng nhà, khi hái quả phải bắc thang rất cao để rung cành cho quả rụng xuống rồi nhặt. Thanh mai cũng mọc nhiều trên vùng rừng núi cao của huyện Hải Hà như ở xã Quảng Sơn và Quảng Đức, khi xưa đồng bào miền núi còn dùng thân cây thanh mai để làm cọc nhọn chọc lỗ tra lúa nương vào ngày lễ xuống giống với ý niệm trừ tà cho mùa vụ tươi tốt.

Nhưng nhắc đến thanh mai miền Đông xưa thì không thể không nhắc đến thanh mai ở đảo, nhất là hai đảo Vĩnh Thực và Cái Chiên. Thanh mai ở đảo mọc nhiều hơn, quả tuy nhỏ hơn nhưng lại thơm ngon đậm hương vị hơn, như lắng đọng hương biển và chắt lọc tinh túy ẩn sâu sau bao lớp sỏi đá. Ngư dân Cái Chiên xưa ngoài đánh bắt cá cũng hái lượm thanh mai, để phục vụ cuộc sống hoặc để mưu sinh. Người lớn thường chặt cả cành thanh mai mang về làm quà cho trẻ nhỏ vặt ăn từng quả một. Quả chín thì rất ngọt, quả ương thì chua không tả nổi, nhưng trẻ con mà, cứ ăn lân la hết quả chín đến quả xanh, ăn không sót quả nào, vị chua đọng lại mãi. Tới khi lớn lên, không ai còn ăn nổi vị chua của thanh mai xanh nhưng vẫn không thể nào quên được hương vị đậm ký ức tuổi thơ ấy và cứ thấy thanh mai vào mùa thì lại thèm, như là một phản xạ vô thức vậy!

Những tên gọi thú vị sinh ra từ sự giao thoa ngôn ngữ

Nhưng vì sao đang từ tên Thanh Mai lại gọi sang tên đảo Cái Chiên như vậy? Tưởng như hai tên này chẳng liên quan gì đến nhau, thực ra lại liên quan mật thiết. Đó là cả một câu chuyện dài về sự giao thoa ngôn ngữ rất đặc trưng trên vùng biển đảo này cũng như miền Đông nói chung. Trở lại với tên quả thanh mai, người Hoa thường gọi đó là quả dương mai, đôi khi gọi là quả tiên mai. Họ gọi quả tiên mai với ý thanh mai ngon vì loại thanh mai ngon nhất của Trung Quốc là ở đất Tiên Cư (tỉnh Chiết Giang), ngoài ra, còn có hàm ý đây là loại quả ngon của chốn thần tiên. Thay vì gọi là đảo Thanh Mai như người Việt, thì họ gọi là đảo Tiên Mai. Người phương Tây đã ghi lại rất trung thành âm đọc của người Hoa trên vùng biển đảo này địa danh Tsien Mui Tao hay Tsieng Mui Tao cho đảo Vĩnh Thực. Xem lại các bản đồ quân sự Tonkin của Pháp thời chiến tranh Đông Dương hay ngay sau thời đó, trong các sách điều hướng cho phi công của Mỹ đều thấy ký hiệu tên đảo Vĩnh Thực như vậy, quy chiếu sang âm Hán – Việt là Tiên Mai Đảo. Trong khi Vĩnh Thực được gọi là Tsien Mui (âm Pạc Và của tên Tiên Mai) thì Cái Chiên lại được gọi là Xing Moui Tiai (âm Ngái-Hakka của tên Thanh Mai, đọc hơi giống Xinh Mùi Tia bằng tiếng Việt), nhưng gọi như nào thì cũng là cách gọi lại tên Thanh Mai theo một ngôn ngữ khác mà thôi.

Giải mã địa danh Cái Chiên - Hình 2

Người dân xã Cái Chiên trồng thanh mai tại khu vực Đồi Tròn trên đảo, tháng 3/2022.

Video đang HOT

Gai Tien Xa cũng là một ký âm của Pháp ghi lại âm tiếng Hoa gọi cho đảo Cái Chiên, nó có thể hiểu theo âm Hán Việt là Cái Tiên Hạ, tức phần dưới của Cái Tiên, nếu coi Vĩnh Thực là phần trên. Qua đó, ta thấy có sự gọi tắt từ Tiên Mai Đảo (Tsien Mui Tao) thành Cái Tiên chứ không phải đầy đủ Cái Tiên Mai. Trước năm 1979, miền Đông có rất nhiều người Hoa hay người Việt gốc Hoa sinh sống, thuộc nhiều nhóm và tộc người khác nhau như người Quảng Đông, người Phúc Kiến, người Ngái, người Hakka, người Sán Dìu, người Sán Chỉ, người Dao Thanh Phán, người Dao Thanh Y… gọi chung là họ nói tiếng Hoa nhưng thực ra là rất nhiều dòng ngôn ngữ phát âm na ná nhau. Sự khác biệt ngôn ngữ trước đây khiến cho người nghe có thể ký âm chưa thực sự chuẩn xác như sau này chúng ta có phiên âm quốc tế chung. Tsien và các biến âm Tiên, Thiên, Kiên, Khiên, Chuyên và Chiên là rất phổ biến giữa các cách ký âm tự do hay giữa các giọng điệu ngôn ngữ khác nhau trên vùng miền Đông đậm đà sự giao thoa văn hóa Hoa – Việt này. Vì thế, sau tên Thanh Mai, Xing Moui Tiai, Gai Tien Xa, chúng ta còn được nghe các tên gọi khác nhau và vắn tắt hơn cho cùng một đảo: Cái Tiên, Cái Kiên, Cái Khiên, Cái Chuyên và Cái Chiên. “Cái” ở đây có thể hiểu nghĩa là đảo đất giữa vùng sông nước có đông ngư dân cập thuyền ghé bến và sinh sống ven bờ hoặc trên đảo. Còn Kiên, Khiên, Chuyên và Chiên là biến âm và gọi tắt của Tiên trong tên Tiên Mai, mà tên Tiên Mai vốn là cách gọi của người Hoa cho tên Thanh Mai.

Château-Renaud là tên tiếng Pháp

Ngoài ra đảo Cái Chiên còn từng được người Pháp gọi bằng tên tiếng Pháp là Château-Renaud (có thể viết là Chateau Renaud, Chateaurenault). Château-Renaud vốn là tên của 1 trong 3 chiến hạm lớn của Pháp nổ súng tấn công vào Đà Nẵng năm 1858. Chiến hạm này cũng đi tuần sát khắp khu vực biển Đông ngay trước khi quân đội Pháp đổ bộ xâm chiếm và dựng đồn binh tại Hà Cối vào năm 1886. Không rõ có liên quan gì không khi tên đảo Cái Chiên bằng tiếng Pháp lại trùng tên với chiến hạm to dài lực lưỡng như một dãy đảo dài hẹp rất đặc trưng của miền Đông này? Coi như đó là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Château-Renaud khi đọc bằng tiếng Việt thì gần giống như Sa-tô Ha-nô. Sa-tô có nghĩa là pháo đài, một số đảo của Quảng Ninh được gọi mào đầu trước tên chính bằng từ Sa-tô, có thể vị trí các đảo là chỗ quan trọng nơi cửa biển qua lại nhiều nên cần đặt pháo đài canh gác hoặc đảo đó có giá trị như một pháo đài canh gác. Château-Renaud cũng là tên một hòn đảo của Pháp, nó có nghĩa là Pháo đài của bá tước Renaud. Đặc trưng của hòn đảo Pháp này là có một pháo đài cổ nổi tiếng, cũng có một loại vang nho bản địa nổi tiếng, tới mức người ta gọi luôn tên loại vang này là rượu Château-Renaud. Có gì đó liên quan không khi đảo Thanh Mai xưa (tức đảo Cái Chiên nay) kế ngay bên cửa biển sâu nhất miền Đông – Cửa Đài – tấp nập thuyền lớn qua lại và cũng có loại rượu vang hoa quả đặc sắc ngâm từ loại thanh mai bản địa của đảo, trùng với tên đảo? Vì không có văn bản ghi lại lý do đặt tên Pháp cho đảo Cái Chiên nên chúng ta chỉ có thể liên tưởng tới sự đồng điệu văn hóa bản địa của 2 đảo để hiểu thêm như vậy thôi. Sa-tô Ha-nô chắc chỉ được gọi chủ yếu bởi quân đội Pháp và được ký hiệu trên các bản đồ Đông Dương, còn dân ta vẫn quen gọi đảo bằng các tên bản địa và tên cuối cùng là đảo Cái Chiên. Đảo Château-Renaud được đổi tên chính thức trên giấy tờ đơn vị hành chính là đảo Cái Chiên theo Quyết định 372-NV của Bộ Nội vụ ngày 23/07/1968.

Ký ức văn hóa địa danh cổ gợi lại bản sắc của đảo

Người già vẫn kể chuyện Cái Chiên xưa có loài voọc đầu trắng sinh sống, chúng là loài voọc bản địa cực kỳ quý hiếm, hiện nay trên thế giới chỉ còn đôi ba chục cá thể được nuôi bảo tồn trên đảo Cát Bà mặc dù xuất phát điểm người ta phát hiện chúng ở đảo Cái Chiên. Những năm đói kém, cán bộ và nhân dân có sáng kiến… bắt voọc bán đi để cải thiện đời sống, góp phần giúp dân qua nạn đói. Voọc đầu trắng vắng dần và cây thanh mai cũng hiếm dần. Quả thanh mai vốn là món ăn yêu thích của loài voọc này, hạt thanh mai được voọc nhằn ra gieo rắc khắp nơi trên đảo. Giờ đây, đôi lúc chúng ta tự hỏi: Nếu bảo tồn được cây thanh mai thì có thể bảo tồn cho voọc đầu trắng sinh sống tự nhiên trên đảo Cái Chiên như xưa được không? Có lẽ phải đánh thức lại sinh thái bản địa từ cây thanh mai cũng như sự trong lành, hoang sơ, giàu sức sống của đảo mới trả lời được câu hỏi ấy!

Giải mã địa danh Cái Chiên - Hình 3

Đảo Cái Chiên nhìn từ xa, trên cao như một con chạch chắn sóng khổng lồ cho đất liền.

Miền Đông xưa có chợ cá Hà Cối là lớn nhất, chợ họp trên vuông đất sát ngã ba sông Hà Cối (bây giờ là khuôn viên Nhà văn hóa phố My Sơn), ngư dân (sống ngoài đảo hoặc sống thủy cơ) thường mang cá vào chợ này bán hoặc đổi lấy lúa gạo, rau củ, muối, cây thuốc… Ngoài những lồ cá và hải sản to nhỏ lớn bé, đến mùa thanh mai, ngư dân còn chở vào bến My Sơn những cốc lồ thanh mai chín thẫm, thơm nức, ngon ngọt mà vẫn chắc quả chứ không mềm nhũn. Thanh mai được dân bản địa yêu mến nên chả mấy chốc mà ngư dân cũng bán hết các lồ quả thơm ngon ấy. Đến bây giờ dân Hải Hà vẫn yêu thích thanh mai nhưng thường phải mua quả nhập nội từ thị trường Trung Quốc, vì từ lâu nơi đây đã không còn nhiều thanh mai tự nhiên để khai thác nữa. Thực tế mai một dẫn đến ký ức mai một, có thể vì thế mà nhiều người không còn hiểu ý nghĩa tên Thanh Mai – cái tên mộc mạc đầu tiên của đảo Cái Chiên – cái tên bắt nguồn từ sản vật đặc trưng của đảo xưa. Chỉ có những cụ già nhất trên đảo là thấy bổi hổi bồi hồi khi có ai đó nhắc đến tên Thanh Mai xưa.

Tháng 3/2022, chính quyền và nhân dân xã Cái Chiên đã tổ chức trồng bảo tồn 100 cây thanh mai tại Đồi Tròn – nơi đặt biểu tượng Thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hải Hà. Các cụ già được trân trọng mời đến trồng cây như “trồng lại ký ức” cho thế hệ sau biết được ý nghĩa văn hóa, lịch sử của cây thanh mai, của địa danh cổ Thanh Mai; từ đó giáo dục thế hệ sau biết yêu mến bản sắc văn hóa địa phương, biết nâng niu loài cây thanh mai bản địa – loài cây có rất nhiều hứa hẹn trở thành sản phẩm OCOP của xã đảo Cái Chiên trong tương lai. Thanh mai có thể được ăn tươi hay nấu mứt, được ngâm rượu hay làm dấm hoa quả, được nấu siro hay cấp đông để thả mát vài quả trong cốc nước lọc làm tăng chất mát và hương vị biển đảo, núi rừng. Và đặc biệt, các vườn thanh mai sẽ rất hấp dẫn khách du lịch chụp ảnh, trải nghiệm thu hoạch, chế biến, thưởng thức, mua làm quà… Giá trị ở chỗ cây thanh mai là cây bản địa, không phải nơi nào cũng có, không phải nơi nào trồng nó cũng ra quả ngon. Chỉ những huyện giáp biên giới Trung Quốc mới có nhiều thanh mai như Hải Hà, Móng Cái của tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt là ở hai đảo Vĩnh Thực, Cái Chiên thì thanh mai đặc biệt ngon.

Trong chương trình trồng bảo tồn 100 cây thanh mai ở Cái Chiên vừa qua, các cụ già trực tiếp đi trồng cây thanh mai, các bạn trẻ phụ giúp các cụ đào hố trên đất đồi, lấy phân chuồng (thanh mai không ưa phân hóa học) và làm rào cho cây, các thành viên nhóm “Hà Cối Nét Xưa” quyên góp tặng cây giống và lan tỏa những hình ảnh đầy ý nghĩa ấy đến với cộng đồng mạng xã hội. Thực sự đã tạo nên một ấn tượng rất tốt đẹp đầy hứa hẹn trong tương lai: Gieo mầm tình yêu sinh thái bản địa và văn hóa bản sắc trên đảo Cái Chiên.

Giải mã bí ẩn về những ngôi mộ cổ thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương khói Hồ Tây

Lúc nước lặng như tờ, thì rõ mồn một giữa Hồ Tây là những ngôi mộ, đã nhuốm màu thời gian lộ hẳn lên khỏi mặt nước.

Phải nói rằng, hiếm có nơi nào quy tụ nhiều truyền thuyết và thần thoại như ở Hồ Tây, mà mỗi truyền thuyết, thần thoại lại gắn liền với một địa danh trên hồ. Nếu dạo một vòng quanh Hồ Tây, ta sẽ có cảm giác như dưới mỗi bước chân đều có một sự tích, một huyền thoại nào đó.

Hồ Tây đã từng là nghĩa địa?

Đi ven hồ, phía làng cổ Trích Sài (phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội), phóng tầm mắt ra xa, để ý kỹ, sẽ thấy giữa biển nước mênh mông nổi lên một vài đốm đen lớn. Có lúc, nước Hồ Tây lớn, sóng to, nó biến mất. Lúc nước lặng như tờ, thì rõ mồn một là những ngôi mộ, đã nhuốm màu thời gian lộ hẳn lên khỏi mặt nước.

Người dân sinh sống quanh đây không còn lạ gì với hình ảnh đó, nhưng với những du khách từ nơi khác đến, lần đầu vãn cảnh Hồ Tây chắc chắn sẽ không tránh khỏi một chút tò mò cùng cảm giác rờn rợn.

Giải mã bí ẩn về những ngôi mộ cổ thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương khói Hồ Tây - Hình 1

Một trong số những ngôi mộ ẩn hiện giữa hồ Tây.

Không ai biết những ngôi mộ đó của ai, từ đời nào cả. Tìm hỏi một số người dân địa phương, phần lớn không rõ. Số ít còn lại mơ hồ rằng, ngôi mộ còn sót lại kia thực ra là mộ của một tướng quân thời xưa, vì có công với nước nhà nên được chôn cất ở đó, để cho xương cốt được "mát mẻ".

Thế nhưng, có người lại nói rằng đó là mộ thánh, chỉ có thể nhìn từ xa chứ không được lại gần. Những cách lý giải khác nhau cứ thế mà được truyền đi. Chẳng ai hay thực hư thế nào. Chỉ biết rằng, cứ gần Tết Nguyên Đán lại có người đem nhang cùng đồ lễ ra sát hồ mà khấn vái.

Cũng có cả người bạo gan chèo thuyền ra tận những ngôi mộ đó thắp hương. Nhưng việc này không thường xuyên, năm có, năm không.

Bởi rất ít người quan tâm và đi tìm hiểu, cho nên bí mật về gốc gác của những mộ cổ giữa Hồ Tây đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Đi tìm sự thật về những ngôi mộ giữa lòng Hồ Tây, tôi may mắn được người dân làng Trích Sài giới thiệu đến cụ Bùi Văn Thìn, người đã có hơn 10 năm làm trong ban di tích bảo tồn đền thờ thuộc làng Hồ Khẩu, phường Bưởi, quận Tây Hồ. Cụ năm nay đã 93 tuổi, tuy mắt không còn sáng rõ nhưng hỏi về chuyện của Hồ Tây thì chẳng có chuyện gì mà cụ không nhớ.

Giải mã bí ẩn về những ngôi mộ cổ thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương khói Hồ Tây - Hình 2

Một miệng cống cũng "nhảy" ra giữa Hồ bởi sự xâm lấn của hồ Tây với làng mạc ven hồ

Cụ bảo: "Trước kia Hồ Tây không rộng như bây giờ. Chỗ mà có mấy ngôi mộ ấy, xưa kia cạn nước, cả cái làng Hồ này có người mất đều chôn ở ngoài bãi cả. Ngay như nhà tôi, vẫn còn ba, bốn ngôi mộ không mang được lên, vẫn nằm ở dưới nước, chứ không phải là có vị nào có công có chức tước mới được chôn ở đó... Ngôi mộ đang nổi ở giữa hồ cũng là một ngôi mộ cổ, chứ không phải mộ của một vị thần nào hết".

Dù chẳng phải mộ thờ thần thờ thánh nào, thế nhưng cũng không ai dám phủ nhận độ linh thiêng của khu nghĩa địa cổ này. Trong dòng hồi tưởng của mình, cụ Thìn còn nhắc về một chuyện đầy liều lĩnh của một số dân làng sống quanh hồ này: "Lúc tôi mới 15-16 tuổi, có vài thanh niên trai tráng của làng này và các làng lân cận đi thuyền ra giữa hồ, hụp lặn để moi gỗ từ các cỗ quan về bán. Những thanh niên đó phần lớn đều là những người ăn chơi, không có nghề nghiệp, gia đình khó dạy bảo. Người dân xung quanh hồ cũng không biết đám thanh niên ấy lấy từ mộ của nhà ai mà cản, nên cứ để mặc vậy. Họ phá mộ, nên nhiều người đi quăng chài, vớt được cả đầu lâu. Sau đấy, những người này, có người thì mất sớm, có người thì không lấy được vợ, rồi có kẻ thì bị bệnh, bỏ nhà đi lang thang, đến giờ cũng chẳng còn ai."

Xưa kia, Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới hơn 500 ha và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay. Ven Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, những cánh đồng và cũng có hàng chục cái nghĩa địa.

Những người làm nghề sông nước quanh Hồ Tây lâu đời ở các làng Hồ Khẩu, Thụy Khuê và Nghi Tàm kể lại rằng, phường Nghi Tàm xưa có nghĩa địa Đồng Táo rất lớn, bà con phường Khán Xuân thường sang chôn cất, đặt mộ ở nghĩa địa này.

Ông Hồ Bá Hiền, Trưởng ban sử họ Hồ toàn quốc, người bỏ nhiều công sức tìm mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương cho biết, xưa kia nghĩa địa Đồng Táo nằm bên cạnh chùa Kim Liên, cách chùa một đoạn không quá 300m. Có nghĩa là hiện nghĩa địa này đang nằm dưới hồ.

Ông Nguyễn Viết Bân, nguyên Giám đốc Trung tâm cá giống Nhật Tân, thuộc Công ty Đầu tư khai thác Hồ Tây, đã tiết lộ rằng, khu vực làng Xuân La, cách bờ vài trăm mét, cũng từng có một nghĩa địa rộng chừng 3 ha, với dày đặc các ngôi mộ nhấp nhô. Đã rất nhiều xuồng máy của các doanh nghiệp quản lý, khai thác Hồ Tây bị gãy chân vịt mỗi khi chạy qua khu vực này vì chạm vào mộ xây kiên cố.

Thời gian đã quá lâu, các nghĩa địa bị vùi rất sâu dưới đáy hồ và điều quan trọng là ít người nhắc tới, nên nó dần bị quên lãng. Chỉ còn vài ngôi mộ ở những dải đất cao, xây cất kiên cố, lập lờ trên mặt Hồ Tây, nhắc nhớ về những nghĩa địa cổ xưa đó.

Những cái chết bí ẩn

Xung quanh những vùng nước với nghĩa địa bí ẩn dưới lòng Hồ Tây, có nhiều chuyện lạ, mà cư dân ven hồ còn nhắc tới.

Còn nhớ, tháng 6 /2014, có một vụ tai nạn hết sức thương tâm và cũng đầy khó hiểu, mà theo lời đồn, xảy ra ở chính khu vực từng có nghĩa địa.

Giải mã bí ẩn về những ngôi mộ cổ thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương khói Hồ Tây - Hình 3

Người dân bắt tôm cá ở khu vực từng có nghĩa địa.

Hồi ấy, thuyền Kayak được du nhập vào Việt Nam, rồi trở thành một loại hình thể thao hấp dẫn khiến giới trẻ đua nhau thử sức. Hai thanh niên cùng 28 tuổi là Đỗ Đức M. và Nguyễn H. chèo thuyền ra giữa Hồ Tây, đến khu vực có những nghĩa địa cổ, thì bỗng gặp cơn giông lốc, khiến thuyền lật úp, cả hai chết đuối.

Phải mất tới một ngày sau, người ta mới tìm thấy xác của hai nạn nhân và đưa lên bờ. Được biết, hai người là bạn thân, thường xuyên rủ nhau đi cheo thuyền thể thao ở Hồ Tây. Cả hai người này đều có sức khỏe tốt, lại bơi rất giỏi. Không hiểu vì sao lại mất mạng một cách bất ngờ như thế.

Chiếc thuyền Kayak mà hai nạn nhân chèo là loại thuyền có thiết kế với hình dáng thon dài, mảnh mai và được làm từ một loại gỗ nhẹ, rất khó chìm. Ấy vậy mà, trong suốt quá trình tìm kiếm các nạn nhân, đội cứu hộ không tìm thấy xác chiếc thuyền đâu. Trong khi đó, Hồ Tây lại không hề sâu như mọi người nghĩ, chỉ trên dưới 2m nước mà thôi.

Cái chết khó hiểu đó khiến nhiều giả thiết được đặt ra. Những người sống lâu năm ở Hồ Tây đồn rằng, những trận "cuồng phong" bất chợt ấy là do "sóng âm" giội về, còn những người đã bỏ mạng tại Hồ Tây là do những "người" nằm lại ở đó kéo đi.

Giải mã bí ẩn về những ngôi mộ cổ thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương khói Hồ Tây - Hình 4

Chỉ còn một số ít những ngôi mộ xây kiên cố, ở những vị trí cao, chưa bị nước Hồ Tây nhấn chìm.

Người già ở khu vực làng Trích Sài còn nhớ rõ câu chuyện về vụ tai nạn của đoàn văn công hơn 60 năm trước, như một lời nhắc nhở về quyền năng của "thủy thần Hồ Tây".

Vào năm 1955, có một đoàn văn công từ Trung Quốc sang thưởng ngoạn cảnh Hồ Tây. Khi ra đến giữa hồ, gần khu nghĩa địa Trích Sài thẳng ra, thì trời bỗng nổi cơn giông, thuyền lật, nhiều người đã tử nạn.

Những người chứng kiến thời khắc đó kể rằng, vào thời khắc ấy, mây trời tụ lại thành một vùng đen nghịt, mưa lớn trút xuống, cả mặt hồ như bị phủ một lớp sương dày đặc, dù cố gắng thế nào cũng không thể nhìn được gì. Đội cứu hộ phải đợi đến khi giông lốc qua đi, mặt hồ trở lại yên ả thì mới dám bơi thuyền ra trục vớt những cái xác không hồn nổi lên trên mặt nước.

Phải chăng dưới mặt nước yên bình kia còn ẩn chứa điều gì mà chúng ta không chạm đến được?

Hồ Tây có lịch sử gắn liền với sự hình thành kinh đô Thăng Long, ẩn chứa trong đó nhiều câu chuyện đã trở thành huyền tích. Giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan và không gian của Hồ Tây thì nhiều người biết, sử sách ghi chép, nhưng việc hàng vạn ngôi mộ tồn tại lâu đời dưới đáy hồ kia thì là một bí ẩn cần khám phá.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tôi đến một trong những quốc gia giàu nhất thế giới
07:42:42 18/11/2024
Khám phá vẻ hoang sơ của bãi Hòn Rùa ở Ninh Thuận
09:38:40 18/11/2024
'Biển người' săn mây và hoa dã quỳ ở Vườn Quốc gia Ba Vì
09:43:24 18/11/2024
Cắm trại cuối tuần tại mỏ đá cũ ở ngoại thành Hà Nội
13:11:09 18/11/2024
Đà Lạt một sớm bình yên
08:54:30 17/11/2024
Eo biển giữa 2 lục địa Á - Âu, điểm đến nhiều người mơ trải nghiệm
09:07:07 17/11/2024
Trekking xuyên rừng khám phá thác Lụa ở Tuyên Quang
08:46:51 17/11/2024
Khám phá Phan Thiết bằng xe bus
08:23:56 17/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Màn giả gái viral khắp cõi mạng vì đẹp không kém gì hội mỹ nhân
13:58:47 18/11/2024
4 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất màn ảnh Hoa ngữ 2024: Một ngôi sao chảnh chọe nhất Trung Quốc nhưng visual đỉnh thôi rồi
13:45:38 18/11/2024

Tin mới nhất

Về đầm Chuồn ngắm cảnh đẹp, thưởng thức đặc sản trứ danh

13:34:45 18/11/2024
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...

Vương vấn mùa hồng phố núi Đà Lạt

13:31:38 18/11/2024
Mùa hồng Đà Lạt kéo dài từ thu sang đông. Khoảng thời gian này, du khách đến xứ ngàn hoa Đà Lạt sẽ được thưởng thức hương vị, chiêm ngưỡng sắc thái mùa hồng cao nguyên.

Khám phá mùa cỏ lau tuyệt đẹp ở Bình Liêu, 'tiểu Sa Pa' của Quảng Ninh

13:28:25 18/11/2024
Khi nhắc đến mùa thu Đông Bắc, người ta không thể bỏ qua hình ảnh những đồi hoa lau trắng muốt trải dài trên các triền núi ở Bình Liêu (Quảng Ninh).

'Khám phá, trải nghiệm thiên nhiên kỳ thú'

13:23:16 18/11/2024
Từ TP. Đồng Hới, chúng tôi lên đường hướng về Tây-Nam Quảng Bình, nơi có dãy. Trường Sơn hùng vĩ vào một sáng mùa thu. Mây trắng kéo dài thành vệt, thành hàng lưng chừng núi bên con đường Hồ Chí Minh nhánh Đông.

Khám phá Bắc Bộ Phủ lần đầu mở cửa cho khách tham quan

13:21:10 18/11/2024
Bắc Bộ Phủ được xây dựng năm 1918, từng là Dinh Thống sứ Bắc Kỳ, Phủ Khâm sai Bắc Kỳ và nay là Nhà khách Chính phủ, đang được mở cửa một phần cho khách tham quan.

'Mùa hoàng hôn' trên vịnh Hạ Long

13:18:19 18/11/2024
Những ngày tháng 11, dù đã vào cuối thu nhưng Hạ Long vẫn ngập nắng, thời tiết mát dịu. Ở bất cứ đâu trên thành phố Vịnh, người dân và du khách cũng dễ dàng đón được cảnh hoàng hôn rực rỡ.

Khu Dù - Điểm đến hấp dẫn

13:15:53 18/11/2024
Sở hữu tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, độc đáo, thu hút du khách với những nét văn hóa phong phú, đặc sắc; hệ thống giao thông và viễn thông kết nối thuận tiện; đầy đủ hệ thống chỉ dẫn

Vùng cao Yên Bái rực rỡ mùa hoa dã quỳ

13:13:54 18/11/2024
Khi gió đông ngập ngừng trước ngõ mang theo chút lạnh hanh hao trong nắng vàng rót mật cũng là lúc từng vạt dã quỳ phủ vàng rực rỡ những cung đường lên với các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái.

Sức hấp dẫn từ vùng đất di sản Gochang

13:06:50 18/11/2024
Thuộc tỉnh Jeollabuk-do (Hàn Quốc), không chỉ là vùng đất thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn, Gochang chính là biểu tượng cho sự bảo tồn và phát triển văn hóa bền vững với 7 di sản được UNESCO công nhận.

Khách Tây hái rau, xách nước tại làng du lịch Việt tốt nhất thế giới

13:02:06 18/11/2024
Du khách mê mẩn bởi hương thơm tỏa ra từ những lá cây bé xíu ở làng rau Trà Quế, TP. Hội An, Quảng Nam và hào hứng trải nghiệm gánh nước trồng rau.

Ngôi làng đá Khuổi Ky hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng

12:58:57 18/11/2024
Làng đá cổ Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) nổi tiếng với những ngôi nhà sàn làm bằng đá, mang vẻ đẹp cổ kính rất riêng của núi rừng Đông Bắc.

Mùa tam giác mạch rực rỡ trên các nẻo đường Hà Giang

12:55:14 18/11/2024
Cách Hà Nội hơn 300 km, mỗi độ cuối thu, khi cái lạnh bắt đầu len lỏi qua những triền núi cao, vùng đất Hà Giang - địa đầu Tổ quốc lại khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ với sắc hồng tím đặc trưng của hoa tam giác mạch.

Có thể bạn quan tâm

Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông

Pháp luật

19:25:16 18/11/2024
Ngày 18/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nhà Bè đang củng cố hồ sơ, chuyển giao nghi can Nguyễn Văn Vĩ (30 tuổi, quê Cần Thơ) cho Công an TPHCM điều tra, xử lý về hành vi giết người .

Nhiều địa phương nói không với quà tặng ngày 20/11

Netizen

19:24:49 18/11/2024
Một số tỉnh thành, trường học, cơ sở giáo dục thông báo không tiếp khách, nhận hoa, quà chúc mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Rộ ảnh giấy đăng ký kết hôn của Hoa hậu Thanh Thủy?

Sao việt

19:24:16 18/11/2024
Theo đó, thay vì chuẩn bị poster chào đón thì một người đã in giấy đăng ký kết hôn siêu to khổng lồ, trong đó phía nữ có đầy đủ thông tin và chữ ký của Thanh Thủy

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

Sức khỏe

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ diễn viên nổi tiếng tung tin nhắn bị "tú ông" mồi chài, ngã giá 1,6 tỷ đồng để đi khách

Sao châu á

19:18:28 18/11/2024
Ngày 18/11, tờ The Star đưa tin nữ diễn viên Mạch Thi Tình gây xôn xao dư luận khi công khai tin nhắn cô bị 1 người đàn ông tự xưng là đại diện thương hiệu mồi chài, gạ gẫm đi khách.

Thanh Lam "ke đầu" hát dân ca Nam Bộ

Tv show

19:12:37 18/11/2024
Sau những lần đu dây, khoe vũ đạo bắt mắt, diva nhạc Việt tiếp tục khiến khán giả bất ngờ với màn ke đầu và hát dân ca Nam Bộ ngọt ngào.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

Uncat

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

Tin nổi bật

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

Thế giới

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.