Giải mã cách săn mồi giống ‘Người Nhện’ của loài giun nhung
Giun nhung ( velvet worm) là sinh vật thuộc siêu ngành động vật lột xác với khoảng 180 loài. Chúng có khả năng dính chặt con mồi nhờ hai tuyến chất nhờn lớn bên trong cơ thể.
Những hành vi bất thường mới được biết đến của khủng long ở Úc
Nhờ vào nghiên cứu của Đại học Queensland (Úc), những bức ảnh cũ về "Hang khủng long" ở ngọn núi bị phong tỏa Morgan đã làm sáng tỏ những hành vi bất thường mới được biết đến của khủng long ở Úc.
Trong một thập kỷ qua, một hang động trên núi Morgan ở trung tâm Queensland, được biết đến với dấu vết đa dạng khủng long cao nhất trên toàn bộ nửa phía đông châu Úc, đã bị đóng cửa hạn chế tham quan và nghiên cứu tại địa điểm này.
Mặc dù đã thành công trong việc tìm kiếm các hình ảnh của những dấu vết này, gần đây Tiến sĩ Anthony Romilio - nhà nghiên cứu sinh vật học của Đại học Queensland - mới được Bảo tàng Lịch Sử Núi Morgan cung cấp những bức ảnh mới về các dấu chân khác của khủng long ở khu vực này.
Ông cho biết những bức ảnh về các dấu chân hóa thạch này được trưng bày ở bảo tàng trong nhiều năm.
Cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa biết những loài khủng long nào đã tạo ra các dấu chân này, cũng như ý nghĩa của chúng là gì.
Một dấu chân khủng long điển hình kiểu này nhìn sẽ giống như những dấu chân chim, nhưng những dấu chân trong ảnh lại có hình giống như những chiếc dĩa bị bẻ rộng ra.
Sau khi xem xét thêm, tiến sĩ Romilio phát hiện rằng con khủng long hẳn đã tạo ra những dấu chân như vậy khi cúi xuống. Ông cho biết đây là hành vi rất kỳ lạ, và nhóm nghiên cứu vẫn chưa hiểu lý do của hành vi này. Bạn có thể loại trừ hành vi rình rập khi săn mồi, vì các dấu chân này được tạo ra bởi một loài khủng long hai chân ăn cỏ gọi là khủng long chân chim.
Hình ảnh tái lập về những con khủng long đã tạo ra dấu chân ở núi Morgan trong khung cảnh cổ đại
Và thật thú vị là con khủng long đang cúi xuống này đã bước những bước có khoảng cách rộng hơn những con khủng long đi "bình thường" khác. Có khả năng tư thế bất thường đó giúp cho loài vật thời tiền sử này ổn định hơn, cho phép chúng nhanh vượt qua vùng bờ lầy lội của một hồ nước cổ đại.
Tiến sĩ Romillio vẫn muốn điều tra về con khủng long bí ẩn này, bất chấp tất cả những điều còn chưa biết. Ông cho hay trong "Hang khủng long" có tất cả chín khu vực có các dấu chân hóa thạch.
Nhóm nghiên cứu cũng không biết chính xác những bức ảnh đó được chụp ở đâu và khi nào. Nhiều khu vực có dấu chân trên núi Morgan đã được lập bản đồ từ đầu những năm 2000, mặc dù những dấu chân này không xuất hiện trên bất kỳ trang nào trong các tấm bản đồ đó.
Có lẽ những dấu chân hóa thạch đã bị xói mòn và tạo ra chúng như vậy, vì thế những bức ảnh cũ khác hết sức quan trọng, vì chúng là bản lưu giữ duy nhất của chúng ta về sự hiện diện của sinh vật này.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Sinh học Lịch sử.
Ngọc Anh
Tại sao loài nhện không bị dính vào mạng của chúng? Nếu côn trùng vô tình bay qua mạng nhện, nó sẽ bị dính vào ngay lập tức. Tuy nhiên, loài nhện không bị mắc kẹt ở đó. Tại sao lại như thế? Mai Phương