Giải mã bí ẩn loài bọ cạp tử thần chứa nọc độc có giá trị tiền tỷ nhưng không phải ai có tiền cũng mua được
Nọc bọ cạp tử thần có giá 39 triệu USD/gallon, tức là khoảng 10,3 triệu USD (40 tỷ đồng) cho mỗi lít.
Tuy nhiên, ngay cả khi có tiền thì bạn cũng không thể mua được cả lít chất lỏng này vì nọc bọ cạp chỉ được bán theo một lượng rất nhỏ.
Video: Bọ cạp tử thần có nọc độc đắt nhất hành tinh xử lý con mồi
Trên thế giới có khoảng hơn 1000 loài bọ cạp khác nhau và 25 loài trong số này có nọc độc với độc tính cao. Trong đó, bọ cạp tử thần có nọc độc mạnh nhất.
Bọ cạp tử thần hay bọ cạp Deathstalker còn được ví là thần chết sa mạc ở Bắc Phi và Trung Đông. Người ta cho rằng, loài này gây ra tới hơn 75% số ca tử vong liên quan tới bọ cạp mỗi năm. Người lớn thường sẽ cảm thấy rất buốt ở chỗ bị chích, còn trẻ em có thể sẽ bị tê liệt.
Bọ cạp tử thần có màu vàng nhạt, dài khoảng 10cm. Chúng phân bố trên khắp Bắc Phi và Trung Đông. Dù cho kích thước nhỏ bé nhưng chúng mang theo trong mình vũ khí cực kỳ đau đớn khi chứa đựng lượng độc tố thần kinh mạnh mẽ (độc tố chlorotoxin) và cả độc tố tim mạch. Tuy nhiên, vũ khí khiến chúng trở nên rất nguy hiểm hóa ra lại là chất lỏng đắt giá nhất trên thế giới.
Nọc độc của bọ cạp tử thần đắt nhất hành tinh.
Theo đó, nọc bọ cạp có giá 39 triệu USD/gallon, tức là khoảng 10,3 triệu USD (40 tỷ đồng) cho mỗi lít. Tuy nhiên, ngay cả khi có tiền thì bạn cũng không thể mua được cả lít chất lỏng này vì nọc bọ cạp chỉ được bán theo một lượng rất nhỏ. Cụ thể, với 130 USD thì bạn có thể chỉ mua được một giọt nhỏ hơn cả hạt đường.
Lý do đơn giản là vì nọc bọ cạp là thứ rất khó lấy. Trên thực tế, bọ cạp hầu như luôn được vắt nọc bằng tay với từng con một. Mặt khác, một con bọ cạp nhiều nhất chỉ có thể cho 2 miligram nọc trong một lần. Nếu làm một phép tính đơn giản thì việc nếu sở hữu một con bọ cạp thì bạn sẽ phải vắt nọc độc của nó 2,64 triệu lần để thu được đầy một gallon (khoảng 3,7 lít).
Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị nó đốt trong quá trình vắt nọc. Mặc dù vết đốt của bọ cạp tử thần không đủ mạnh để giết chết người khỏe mạnh nhưng rất đau.
Sở dĩ người ta mong muốn có được loại chất lỏng chết người này là bởi vì bên trong nọc độc bọ cạp thực sự có rất nhiều các thành phần hữu ích giúp tạo ra những loại thuốc tiên phong mang tính đột phá.
Chẳng hạn, chlorotoxin được tìm thấy trong nọc độc của bọ cạp tử thần, có kích thước hoàn hảo để giúp liên kết với một số loại tế bào ung thư ở não và cột sống, hữu ích cho việc xác định kích thước và vị trí cụ thể của các khối u. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng bọ cạp để giúp lại bỏ bệnh sốt rét ở muỗi.
Kalitoxin có trong nọc độc bọ cạp đã được tiêm thử nghiệm cho chuột để điều trị bệnh xương. Các nhà khoa học hy vọng sắp tới chất này cũng có tác dụng và hiệu quả ở người. Đây chỉ là một vào lợi ích trong y học mà các nhà nghiên cứu tìm thấy trong nọc độc bọ cạp. Trên thực tế, càng nghiên cứu thì họ lại càng phát hiện ra nhiều công dụng của nọc độc bọ cạp.
Phong Linh
Sát thủ côn trùng giãy nảy khi vồ phải con mồi biết phun hóa chất
Những con côn trùng gần như sẽ không thoát khỏi cặp càng chắc khỏe của bọ ngựa, nhưng bọ cánh cứng thả bom là một ngoại lệ.
Một số con bọ ngựa khỏe đến mức có thể giết chết cả những con chim nhỏ. Do đó, bọ cánh cứng thả bom có vẻ là một con mồi dễ xơi đối với nó.
Nhưng điều đó không đúng với con bọ này. Chỉ trong nháy mắt sau khi bị bọ ngựa tấn công, bọ cánh cứng phun khí nóng và hóa chất ăn mòn vào mặt kẻ đi săn.
Chất hóa học được tạo ra bằng một phản ứng trong bụng con bọ. Phản ứng tạo ra đủ nhiệt để khiến chất lỏng gần đạt điểm sôi.
Hóa chất mà bọ cánh cứng thả bom phun ra có thể giết chết những sinh vật nhỏ hơn. Nhưng bọ ngựa có kích thước lớn và vẫn sống sót.
Công Hiếu (Tổng hợp)
Hải cẩu bất ngờ săn được cả cá nhà táng Cá nhà táng phun ra chất lỏng giống mực nhuộm đỏ cả một vùng nước. Chỉ một sai lầm cũng có thể bị trả giá bằng sinh mạng và điều này rất đúng trong thế giới hoang dã. Thông thường, cá nhà táng lùn có kích thước bằng một con cá heo không phải con mồi của hải cẩu nhưng lần này chính...