Giải bài toán thừa cholesterol
Theo PGS, TS Lê Bạch Mai ( Viện Dinh dưỡng quốc gia): Cholesterol, là chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần từ thức ăn có nguồn gốc động vật.
Xét nghiệm đánh giá mức độ cholesterol trong cơ thể.
Quá trình toàn cầu hóa và đô thị hóa, nhất là những tác nhân làm tăng lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia, ăn uống không hợp lý, ít vận động thể lực… được coi là những yếu tố nguy cơ chính làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể của người dân Việt Nam đã gia tăng đến mức báo động.
Theo PGS, TS Lê Bạch Mai (Viện Dinh dưỡng quốc gia): Cholesterol, là chất béo được sản xuất từ tế bào gan và một phần từ thức ăn có nguồn gốc động vật. Cholesterol là thành phần quan trọng của lipid máu, có vai trò trong cấu tạo màng tế bào, cân bằng hóc-môn trong cơ thể và sản xuất vi-ta-min.
Cholesterol trong cơ thể gồm hai loại chính là cholesterol “tốt” (HDL-C) và cholesterol “xấu” (LDL-C), ngoài ra còn một thành phần khác của lipid máu cũng rất quan trọng là triglyceride. ối với cholesterol tốt (chiếm khoảng từ một phần tư đến một phần ba tổng số cholesterol trong máu), chúng vận chuyển cholesterol từ máu về gan, đồng thời đưa cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa thành mạch, giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch khác.
Còn cholesterol xấu dẫn đến sự gia tăng chất béo ở động mạch, nếu hàm lượng LDL cao trong máu, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. áng lo ngại, khi lượng cholesterol toàn phần, LDL và triglyceride tăng cao sẽ gây lắng đọng ở thành mạch, lâu ngày trở thành các mảng xơ vữa khiến mạch máu bị xơ cứng và thu hẹp dần. Khi đó, sự tuần hoàn máu qua thành mạch bị cản trở và có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. ây là nguyên nhân chính gia tăng các biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ.
Kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ BKLN (năm 2015) cho thấy: Tỷ lệ người Việt Nam rơi vào tình trạng thừa cholesterol ở mức đáng báo động. Theo đó, trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có ba người thừa cholesterol trong cơ thể; hơn 50% số phụ nữ trung niên trong độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi đang trong tình trạng thừa cholesterol. áng lo ngại, thừa cholesterol trong cơ thể là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ các bệnh lý về tim mạch, là một trong các nhóm BKLN.
Năm 2016, ở nước ta có gần 550 nghìn người chết, trong đó chết do BKLN chiếm đến 77%, tập trung ở các bệnh như: tim mạch (phần lớn do người mắc cholesterol cao), đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính… Ước tính, ở Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp; 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường; hai triệu người mắc bệnh tim và gần 126 nghìn người mắc ung thư mới mỗi năm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể, trong đó tập trung chủ yếu là do ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol (được tìm thấy nhiều nhất ở những thức ăn có nguồn gốc từ động vật và mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, mỡ lợn, thịt gia cầm béo, nội tạng động vật); uống nhiều rượu, bia và thức uống có ga; lối sống không khoa học như lười tập thể dục, ít tham gia các hoạt động thể chất; hút thuốc lá; không kiểm soát cân nặng (béo phì). Ngoài ra, những người bị tăng huyết áp và bệnh tiểu đường thường có mức cholesterol cao hơn bình thường. Trong khi đó, có một số yếu tố cố định gây ra mức cholesterol cao không thể thay đổi được như tiền sử gia đình bị bệnh tim, có tình trạng cholesterol cao, nhất là càng lớn tuổi thì khả năng bị hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) càng cao…
Video đang HOT
ể khống chế và từng bước đẩy lùi các BKLN, nhất là tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể, mới đây Bộ Y tế đã phát động “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể” năm 2020. Tháng hành động sẽ tập trung vào tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong cộng đồng và quản lý các BKLN ngay từ cơ sở y tế. Tổ chức các buổi truyền thông, tư vấn và xét nghiệm miễn phí cho người dân sẽ được tổ chức tại các địa phương; tại các bệnh viện lớn trên cả nước như: Chợ Rẫy, à Nẵng, Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, a khoa T.Ư Cần Thơ…
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nhằm hạn chế tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể, mọi người cần hạn chế ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều cholesterol; bổ sung chất béo có lợi (nhóm chất béo không bão hòa) vào chế độ ăn uống, nhất là nhóm chất béo không bão hòa như omega 3-6-9 được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích và các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương.
ặc biệt, dưỡng chất Gamma-Oryzanol & Phytosterol có trong một số loại dầu ăn và gạo lứt đã được khoa học chứng minh có tác dụng trong việc giảm hấp thụ cholesterol xấu từ thực phẩm. Người dân cần thực hiện lối sống khoa học bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều cholesterol; đồng thời tăng cường các hoạt động tăng cường thể chất như tập thể dục, đi bộ, đạp xe, bơi lội…; không hút thuốc và hạn chế sử dụng rượu, bia…
6 sai lầm khiến người Việt dù ăn ít chất béo nhưng lại thừa cholesterol
Ở Việt Nam, trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người thừa cholesterol trong cơ thể. Đáng chú ý, có hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50-65 đang trong tình trạng thừa cholesterol.
Đây là thực trạng đáng báo động vì thừa cholesterol trong cơ thể chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ các bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp...
Đáng nói, theo PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, thực tế, người Việt không ăn nhiều chất béo cũng không ăn quá ngấy. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết cách sử dụng, lựa chọn chất béo chuẩn xác, dẫn đến tình trạng thừa cholesterol ở mức cao.
PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia
PGS Mai phân tích: "Chất béo đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Để có chế độ dinh dưỡng chất béo hợp lý, chúng ta cần quan tâm đến số lượng và chất lượng chất béo như thế nào cho phù hợp, chứ không phải là từ chối hoàn toàn chất béo vì lo sợ bệnh tật".
Theo chuyên gia này, có 6 vấn đề trong việc sử dụng chất béo mà người Việt Nam thường mắc phải, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng:
Chưa biết cách lựa chọn loại chất béo khi chế biến
Theo PGS Mai, có một thực tế dễ nhận thấy là trong nhà bếp của nhiều gia đình chỉ có 1 loại dầu ăn duy nhất. Các bà nội trợ sẽ dùng nó cho tất cả các món như chiên, xào, trộn salad. Cách chế biến như vậy sẽ không thể khai thác tối đa lợi ích của chất béo, và thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Mỗi loại chất béo đều có điểm bốc khói khác nhau. Khi chiên, xào cần chọn loại chất béo có điểm bốc khói cao. Giả sử chúng ta sử dụng dầu olive để chiên rán thì tất cả các liên kết đôi ở dầu olive sẽ bị bẻ gãy. Chất béo của dầu olive bị chuyển thành chất béo không tốt cho cơ thể".
Ăn nhiều thịt gia súc
Khi nghĩ đến nguồn cung cấp protein trong bữa ăn, người Việt thường lựa chọn các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò) đầu tiên. Tuy nhiên, theo PGS Mai, những loại thịt này chứa nhiều axit béo bão hòa, có hàm lượng cholesterol cao nên không tốt cho quá trình chuyển hóa cholesterol của cơ thể. Cần lưu ý rằng, ngay cả các phần thịt nạc cũng có chứa chất béo, chứ không riêng gì thịt mỡ.
PGS Mai chia sẻ: "Trong khi đó, các nguồn cung cấp protein có lượng chất béo cân đối hơn và nhiều chất béo tốt như thịt gia cầm, thịt cá, trứng lại chiếm tỷ lệ tương đối ít trong bữa ăn của người Việt".
Ăn ít rau
Theo khuyến cáo, mỗi người trưởng thành nên ăn 400g rau quả/ngày. Tuy nhiên, số liệu điều tra chỉ ra rằng, 60% nam giới và 50% nữ giới ở Việt Nam không đạt được mục tiêu này.
Theo PGS Mai, chất xơ trong các loại rau củ quả có tác dụng như một chiếc chổi giúp quét các cholesterol thừa ra khỏi cơ thể. Thiếu chất xơ khiến cholesterol và các axit béo bị tích tụ. Bên cạnh đó, quá trình chuyển hóa cholesterol cũng bị rối loạn vì lười ăn rau.
Thích ăn các loại phủ tạng động vật
Lòng, dồi, phao câu,... là những món ăn ưa thích của người Việt Nam. PGS Mai nhận định, đây là những thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol xấu, dẫn đến rối loạn chuyển hóa cholesterol, gây tình trạng cholesterol trong máu cao.
Nhiều thói quen phá hủy lá gan
Gan là cơ quan sản sinh cholesterol nội sinh. Tuy nhiên, người Việt lại có nhiều thói quen xấu tàn phá lá gan như lạm dụng rượu bia, ít ăn rau. Khi chức năng gan không còn tốt, nó sẽ sản sinh ra các cholesterol có hại cho sức khỏe.
Lười uống nước
70% cơ thể chúng ta là nước. Không cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Một trong số đó là gây rối loạn quá trình chuyển hóa cholesterol trong cơ thể.
"Ngoài ra, uống ít nước khiến cặn bã trong ruột bị tồn đọng. Khi cholesterol không được đào thải, sẽ dễ dẫn đến quá trình tái hấp thu cholesterol vào cơ thể", PGS Mai nhấn mạnh.
Con biếng ăn, còi cọc vì cha mẹ chủ quan bổ sung thiếu vi chất quan trọng này cho trẻ Tẩm bổ cho con đủ mọi cách nhưng con biếng ăn, còi cọc. Khi đến chuyên gia dinh dưỡng thăm khám, nhiều bố mẹ mới giật mình về nguyên nhân do chủ quan bổ sung thiếu vi chất quan trọng này cho trẻ. Con còi cọc dù bố mẹ cao to Con trai chị Trần Thị Thảo, ở Hà Đông (Hà Nội) năm...