Giải bài toán nâng cao chất lượng liên kết đào tạo đại học quốc tế
Theo các chuyên gia, việc thứ hạng các trường đối tác trong liên kết đào tạo quốc tế của Việt Nam chưa cao là thực tế khó tránh khỏi, vì vậy nên xét chất lượng dựa trên kiểm định.
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam )
Giải pháp nào để nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo liên kết quốc tế? Xu hướng liên kết đào tạo? Thí sinh có thể dựa vào tiêu chí nào để biết được chất lượng các chương trình liên kết? Đây là những vấn đề được các diễn giả đặt ra tại tọa đàm “Nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo liên kết Quốc tế” do Viện Quản trị và Công nghệ FSB, Đại học FPT, tổ chức ngày 23/8.
62,71% trường đối tác thứ hạng thấp
Một trong những phương thức tăng cường quốc tế hóa giáo dục đại học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học quốc tế có uy tín thông qua việc thực hiện các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học trên thế giới, chương trình đào tạo tiên tiến.
Việc liên kết đào tạo với nước ngoài giúp người học có thể tiếp cận với chương trình giáo dục quốc tế với chi phí thấp hơn đồng thời thúc đẩy các đại học nâng cao chất lượng chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, mở rộng hội nhập.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 12/2021, cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động. Các chương trình liên kết đào tạo chủ yếu với các cơ sở giáo dục đại học tại Vương quốc Anh (101 chương trình), Mỹ (59 chương trình), Pháp (53 chương trình), Australia (37 chương trình), Hàn Quốc (27 chương trình), New Zealand (16 chương trình), Đức (10 chương trình), Bỉ (10 chương trình)…
Các chương trình liên kết đào tạo chia theo quốc gia.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đang có những hạn chế khi có đến 62,71% cơ sở giáo dục đại học đối tác nước ngoài không được xếp hạng hoặc nằm ngoài danh sách 1.000 trường đại học trên thế giới (theo bảng xếp hạng QS Ranking và THE năm 2021); 6,21% cơ sở xếp hạng 1.000 . Số cơ sở đối tác trong nhóm xếp hạng 501-1.000, nhóm 301-500, nhóm 100-299, mỗi nhóm chiếm trên 9%. Bên cạnh đó, chất lượng tuyển sinh đầu vào môn ngoại ngữ thấp.
Nên chú trọng kiểm định hơn thứ hạng
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong số những đơn vị triển khai mạnh nhất hoạt động liên kết đào tạo. Thông tin tại tọa đàm, giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay hiện có ba loại hình liên kết: Do trường đại học đối tác cấp bằng, do cả hai bên cùng cấp bằng và do trường đại học Việt Nam cấp bằng. Trong số đó, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, chương trình liên kết phổ biến nhất là do đơn vị này cấp bằng.
Chia sẻ về việc tỷ lệ cơ sở đối tác liên kết đào tạo của các trường đại học Việt Nam hiện nay còn thấp, giáo sư Nguyễn Đình Đức cho hay có thực tế là các trường tốp dưới sẽ nhiệt tình hơn trong việc liên kết đào tạo so với các trường tốp đầu.
Liên kết đào tạo quốc tế tập trung nhiều vào khối ngành kinh tế và quản lý.
Phân tích cụ thể hơn, giáo sư Nguyễn Đình Đức cho hay quan hệ trong đối tác phải là hai bên cùng có lợi.
Đối với trường thứ hạng cao, liên kết nước ngoài cũng là tiêu chí đánh giá xếp hạng về khả năng quốc tế hóa. Các trường này cũng có nguồn thu lớn từ chuyển giao công nghệ. Vì thế, trường xếp hạng cao sẽ không mặn mà với việc liên kết quốc tế, nhất là với các trường thứ hạng thấp hơn.
“Trường xếp thứ hạng cao nhưng nếu họ không tha thiết thì khi triển khai hoạt động liên kết cũng không hiệu quả. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể liên kết được với các trường nhiệt tình với Việt Nam,” giáo sư Đức cho hay.
Giáo sư Nguyễn Đình Đức cho rằng thứ hạng chỉ là quy định khuyến cáo, kiểm định chất lượng mới là quy định bắt buộc trong liên kết đào tạo quốc tế. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chương liên kết đào tạo phải được kiểm định bởi các cơ quan kiểm định uy tín tại nước sở tại.
Số chương trình liên kết đào tạo quốc tế ở bậc tiến sỹ còn rất hạn chế.
Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cũng bày tỏ sự lạc quan khi các trường đại học của Việt Nam đang ngày càng nâng cao vị trí trên các bảng xếp hạng của thế giới. Việc liên kết quốc tế với các trường đối tác theo đó sẽ có thể cải thiện về thứ hạng. Bên cạnh đó, việc tự chủ đại học cũng sẽ là cú hích giúp các trường tăng cường nâng cao chất lượng, mở rộng hội nhập.
Đây cũng là nhận định của bà Đoàn Thanh Hương, Viện Quản trị và Công nghệ FSB, Đại học FPT. Bà Hương cho hay hiện FPT đang liên kết với khoảng 50 cơ sở đào tạo nước ngoài. Kinh nghiệm của FPT trong đảm bảo chất lượng đào tạo là đối tác phải đáp ứng bốn tiêu chí: Có thứ hạng tốp 1.000, có thế mạnh trong chuyên ngành liên kết đào tạo, có triết lý giáo dục tương đồng với Đại học FPT và phải phù hợp với đặc thù kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam.
“Với mỗi đơn vị liên kết đào tạo quốc tế, chúng tôi thường mất từ hai đến ba năm để làm việc, đàm phán trước khi triển khai,” bà Hương cho hay.
Bà Hương cho rằng để nâng cao chất lượng các chương trình liên kết quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước cần vào cuộc sâu sắc hơn nữa, nhất là đưa ra các tiêu chuẩn đủ điều kiện liên kết cao hơn, như đạt đánh giá kiểm định quốc tế, hoặc kiểm tra, phê duyệt chương trình liên kết.
Tại tọa đàm, các chuyên gia cũng khuyến cáo thí sinh khi đăng ký học các chương trình liên kết đào tạo cần nghiên cứu kỹ thông tin. Thí sinh có thể vào website của trường đối tác để xem thứ hạng, chương trình đào tạo; tìm hiểu về uy tín, đề án liên kết của trường tại Việt Nam; tìm hiểu cơ hội nghề nghiệp. Đặc biệt, thí sinh cần lưu ý vấn đề chi phí học phù hợp với khả năng tài chính vì các chương trình liên kết quốc tế đều có mức học phí cao./.
Trường đại học lo lắng vì thí sinh ảo cao
Những năm qua các trường đại học chủ động hơn trong xét tuyển, còn năm nay phải chờ đợt xét tuyển chung nên rất khó lường, đặc biệt tỉ lệ thí sinh ảo cao hơn mọi năm
Kết thúc đợt đăng ký xét tuyển đại học (ĐH), cao đẳng sư phạm mầm non từ ngày 22-7 đến 20-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết có 616.522/941.759 thí sinh đã đăng nhập nguyện vọng, có trên 325.000 thí sinh không đăng nhập trên hệ thống xét tuyển nên dù các thí sinh này có trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm thì kết quả cũng bị hủy bỏ.
Tỉ lệ ảo cao
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, nhận định việc có gần 35% thí sinh không nhập đăng ký xét tuyển là rất cao. Tới đây, các trường ĐH còn phải đối diện với tình trạng thí sinh ảo rất cao xuyên suốt ở các mốc thời gian tuyển sinh.
Theo ông Tùng, ở đợt nhập đăng ký xét tuyển chỉ có 616.522 trong tổng số 941.759 thực hiện thao tác này. Tình trạng ảo sẽ không dừng lại ở đây mà sắp tới là những thí sinh có nhập đăng ký nguyện vọng nhưng không đóng phí xét tuyển; ảo tiếp theo là trúng tuyển nhưng không nhập học trong tháng 9, thậm chí nhiều em nhập học nhưng mấy tháng sau thì bỏ học...
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM), cho rằng số thí sinh ảo năm nào cũng có và các trường nhóm đầu yên tâm hơn khi gọi thí sinh trúng tuyển. Với các trường nhóm giữa và cuối sẽ lo lắng hơn vì nhiều em ngay cả khi đã trúng tuyển cũng chưa chắc đã nhập học.
Theo TS Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP HCM, dù mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 trường nhưng rất nhiều em vẫn không thể trúng tuyển ở nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 hoặc nguyện vọng 3 mà trúng tuyển ở những nguyện vọng sau, do đó rất nhiều thí sinh sẽ chọn hướng ôn tập lại hoặc sau khi trúng tuyển ĐH nhưng hoàn cảnh thực tế lại chuyển hướng đi làm hoặc du học nên cũng có nhiều em không theo học dù trúng tuyển.
Thí sinh đăng ký nhập học tại một trường đại học tại TP HCM
Dễ bị "truất quyền" khi tuyển vượt
Với các trường ĐH không thuộc nhóm đầu, gọi tỉ lệ trúng tuyển bao nhiêu để kết quả nhập học sát với chỉ tiêu phải cân nhắc rất nhiều. Ngoài kinh nghiệm tuyển sinh các năm qua còn phải dựa vào thực tế của các trường.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, những năm trước, các trường trước khi gọi thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT đã có trong tay một lượng thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học theo các phương thức xét tuyển sớm nên dễ định hình tỉ lệ gọi. Năm nay, Bộ GD-ĐT lọc ảo chung đợt cho nhiều phương thức xét tuyển nên các trường không chủ động được. Lo tuyển không đủ chỉ tiêu, sẽ có nhiều trường gọi số trúng tuyển vượt xa chỉ tiêu đăng ký.
TS Nguyễn Quốc Anh cho biết thông thường các trường gọi tỉ lệ trúng tuyển phải dựa trên kinh nghiệm và tùy vào thực tế của các trường. Những trường công lập top đầu có thể tỉ lệ gọi sẽ ở mức khoảng 105%-120%; những trường công lập top giữa và các trường ngoài công lập uy tín có thể 130%-150% (dự kiến Trường ĐH Công nghệ TP HCM cũng sẽ ở mức này); còn những trường khó tuyển sinh có thể gọi trên 150%. Các trường công lập top đầu thì đơn giản vì nếu thiếu chỉ tiêu họ chỉ cần tuyển bổ sung một ít chỉ tiêu là đủ. Nhưng các trường, đặc biệt là ngoài công lập, nếu thiếu chỉ tiêu thì sẽ rất khó gọi bổ sung, dù quy chế cho tuyển bổ sung nhưng thực tế sau đợt xét tuyển đầu tiên thì gần như sẽ không tuyển thêm được nhiều nữa. Kết quả tuyển sinh sẽ thể hiện gần như trong đợt xét tuyển này.
TS Lê Trường Tùng đánh giá các trường ĐH tuyển sinh sao cho đúng kế hoạch trong tình hình ảo là cả một nghệ thuật. Bởi tuyển vượt từ 3% trở lên thì bị phạt tiền, bị trừ chỉ tiêu năm sau và bị truất quyền tự chủ xác định chỉ tiêu 5 năm (điều 10 Nghị định 04/2021/NĐ-CP và điều 34 Luật Giáo dục ĐH 2018). Tuyển dưới 80% thì năm sau không được tăng chỉ tiêu (điều 4 Thông tư 03/2022/TT-BGDĐT), còn không sát với chỉ tiêu thì bị cảnh báo vi phạm điều 8.3 Nghị định 04/2021: "Thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố" và cũng bị truất quyền tự chủ 5 năm.
Bắt buộc kiểm định chất lượng đầu vào công chức từ tháng 1/2024 Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức để lấy ý kiến góp ý rộng rãi của dư luận. Bộ Nội vụ đề xuất hình thức kiểm định là thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Ảnh minh họa Dự thảo Nghị định quy định về kiểm định chất lượng...