Giấc mơ nghề giáo của cậu bé mất cha từng xin cơm chùa khôn lớn

Theo dõi VGT trên

Từng thiếu cơm ba bữa phải xin cơm chùa lớn lên, Trương Chấn Sang nay đã trở thành người thầy mang con chữ tiếng Anh đến gần hơn những học sinh nghèo hiếu học.

Câu chuyện mà Trương Chấn Sang chia sẻ trong chương trình “Nối trọn yêu thương” vừa qua đã truyền cảm hứng cho cộng động về tinh thần vượt lên nghịch cảnh.

Trương Chấn Sang (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) hiện đang là Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương, đồng thời là chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh vì cộng đồng. Dù mới 26 tuổi nhưng anh thường xuyên tham gia đề xuất và thực hiện nhiều chương trình hướng nghiệp cho học sinh tại các tỉnh Bình Dương, Gia Lai. Tham gia năng nổ trong các hoạt động cộng đồng, anh Sang vừa vinh dự đón nhận bằng khen “Thanh niên sống đẹp tỉnh Bình Dương” do Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam trao tặng.

Giấc mơ nghề giáo của cậu bé mất cha từng xin cơm chùa khôn lớn - Hình 1

Anh Trương Chấn Sang hiện đang tham gia giảng dạy tại Trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh Bình Dương

Trước những thành tích đáng tự hào, ít ai biết rằng Trương Chấn Sang là con út trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi cha làm nghề chài lưới, mẹ bán quán nhậu thu nhập bấp bênh. Tuổi thơ của anh đã phải đối mặt với nhiều mất mát khi vừa lên 3 tuổi, gia đình đổ nợ và bố mẹ li dị. Năm anh lên lớp 1 thì người anh cả trong gia đình vừa mới học xong đại học thì không may mất đột ngột bởi căn bệnh gan.

Biến cố lớn nhất ập đến với anh Sang là vào năm anh học lớp 8 khi cả ba và chị gái của anh đều lần lượt ra đi do căn bệnh gan. Cũng trong năm ấy, anh gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đường đi học dẫn đến chấn thương sọ não, nằm hôn mê gần 1 tháng. Sau khi phẫu thuật và tỉnh lại, anh mất trí nhớ tạm thời suốt 3 tháng. May mắn nhờ sự ủng hộ của các thầy cô, bạn bè mà anh Sang có thể trả đủ tiền viện phí, sinh hoạt trong thời gian gặp nạn.

Sau khi ra viện, hoàn cảnh lại càng khó khăn hơn khi chỉ còn hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Cơm áo gạo tiền ba bữa cũng là một áp lực đè nặng lên đôi vai mẹ anh. Thậm chí, mẹ và anh từng phải đến nương tựa cửa chùa để xin bữa cơm qua ngày cho anh đi học.

Gia cảnh nghèo khó khiến anh Sang không ít lần đón nhận sự chê cười từ bạn bè cùng lớp nhưng đây cũng chính là động lực to lớn giúp anh vượt lên số phận. Năm lớp 9, lần đầu tiên mình được đi chơi Vũng Tàu cùng lớp, mẹ phải mượn tiền để đóng cho trường nhưng ngày đi chơi, các bạn cùng lớp không cho mình đi chung vì chê cười gia cảnh nghèo khó, không xứng đáng chơi chung với các bạn. Lúc đó, hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc”, anh Sang nhớ lại.

Giá trị bản thân được khẳng định trước nghịch cảnh

Dù gia đình khó khăn nhưng từ nhỏ, anh Sang đã nổi tiếng học giỏi, đặc biệt là tiếng Anh. Sau sự cố năm lớp 8, anh không thể phục hồi như trước nữa nên đặt mục tiêu phát triển điểm mạnh của bản thân bằng việc ra sức trau dồi khả năng ngoại ngữ. Nếu bạn bè nỗ lực học một thì anh Sang phải cố gắng gấp ba bốn lần. Sau những giờ tan học khi bạn bè đã về hết, anh luôn nấn ná ở lại phòng làm việc của thầy cô để có cơ hội nói chuyện với các thầy cô bằng tiếng Anh.

Kết quả cho những nỗ lực của anh Sang là giải khuyến khích cuộc thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh và giải khuyến khích cuộc thi cán bộ Đoàn hùng biện tiếng Anh toàn tỉnh Bình Dương năm lớp 11. Bên cạnh đó, anh còn rất năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa trong trường và luôn là người có những ý tưởng sáng tạo khi cùng Đoàn trường tham gia các cuộc thi trong tỉnh.

Giấc mơ nghề giáo của cậu bé mất cha từng xin cơm chùa khôn lớn - Hình 2

Video đang HOT

Anh Trương Chấn Sang tích cực tham gia vào các hoạt động thiện nguyện tại tại nhiều tỉnh, thành

Anh Sang thi đỗ vào ngành Ngôn ngữ Anh tại một trường đại học công lập ở Bình Dương. Tuy nhiên, trước hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh không ít lần đắn đo về việc có nên tiếp tục việc học hay không. Đây cũng chính là lúc anh nhận ra bản thân cần đứng lên bằng đôi chân của chính mình, anh chọn vừa học vừa làm.

Từ dạy tiếng Anh tại nhà thiếu nhi xã, anh Sang tham gia dạy tại Trung tâm hoạt động thanh niên tỉnh Bình Dương. Cách dạy học thú vị cùng lối nói chuyện thông minh, hài hước khiến số lượng học trò đăng ký lớp của anh ngày đông. Bên cạnh dạy học, anh cũng đề xuất và tham gia vào các chương trình hướng nghiệp cho học sinh tại tỉnh.

Lòng nhân ái mang tiếng Anh đến gần học sinh nghèo

Lớn lên từ hoàn cảnh gia đình khó khăn và mất mát, anh Sang hiểu hơn hết khao khát được đến trường để thực hiện ước mơ của nhiều học sinh nghèo. Đây cũng chính là lý do thúc gịuc anh mở các câu lạc bộ và lớp dạy tiếng Anh miễn phí. Hiện nay, anh Sang đang làm chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh vì cộng đồng, trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Đối với các bạn học sinh nghèo, lớp học của anh hỗ trợ 50 – 100% học phí.

Bên cạnh đó, anh còn thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động thiện nguyện tại nhiều tỉnh thành để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như Xuân tình nguyện, chiến dịch Mùa hè xanh dạy tiếng Anh miễn phí, Trung thu cho em, Áo ấm cho em…

Xuất hiện trong chương trình “Nối trọn yêu thương” tại ngôi nhà mới khang trang của mình, Trương Chấn Sang không giấu được niềm vui khi chia sẻ về thành quả của bản thân sau những cố gắng. Câu chuyện về tinh thần lạc quan và ý chí bền bỉ, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh của anh đã lan tỏa những giá trị tích cực đến chương trình nói riêng và cộng đồng nói chung.

Giấc mơ nghề giáo của cậu bé mất cha từng xin cơm chùa khôn lớn - Hình 3

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát (bên trái) đến thăm, gửi lời động viên cùng phần quà ý nghĩa đến Trương Chấn Sang trong chương trình Nối trọn yêu thương

Lắng nghe chia sẻ câu chuyện từ anh Trương Chấn Sang, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát – Trần Uyên Phương chia sẻ “Câu chuyện của em làm chị nghĩ về hình ảnh người sáng lập Tân Hiệp Phát – Trần Quí Thanh khi từ 9 tuổi thì bố đã đưa vào trại trẻ mồ côi. Xuất phát điểm có thể là thấp nhất nhưng đó lại chính là nội lực giúp mình vươn lên”.

Cũng trong chương trình “Nối trọn yêu thương”, đại diện Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gửi món quà ý nghĩa nhằm động viên anh Trương Chấn Sang trước tinh thần vượt khó cùng những hành động nhân ái hướng đến cộng đồng nói chung, trẻ em và học sinh nghèo hiếu học nói riêng.

Dòng họ hiếu học tiêu biểu ở Tây Sơn

Ở miền biên viễn xa xôi của Lai Châu có dòng họ Lý tiêu biểu. Từ một người đầu tiên theo nghề giáo, rồi các thế hệ con cháu cứ thế 'cha truyền, con nối'.

Phong trào khuyến học, khuyến tài cũng từ đó mà nhân rộng... Đó là dòng họ Lý ở thôn Tây Sơn, huyện Phong Thổ.

Dòng họ hiếu học tiêu biểu ở Tây Sơn - Hình 1

Lãnh đạo xã Mường So, Trường THCS Mường So trao Giấy khen và quà cho học sinh có thành tích cao trong học tập năm 2020.

Tiếp bước "cha anh"...

"Ở xã tôi có rất nhiều dòng họ hiếu học. Điển hình nhất phải kể đến dòng họ Lý ở thôn Tây Sơn. Cả họ này, trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường cao nhất xã.

Số cháu đỗ vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học cũng đứng tốp đầu" - ông Bùi Quang Lịch - Phó Chủ tịch UBND xã Mường So (huyện Phong Thổ) - chia sẻ.

Thông tin của ông Lịch như một lời mời gọi hấp dẫn, thúc giục chúng tôi quay trở lại "cái nôi" của nền văn hóa dân tộc Thái trắng để tìm hiểu phong trào hiếu học nơi đây.

Đến thôn Tây Sơn vào những ngày trung tuần tháng 5, chúng tôi được ông Nguyễn Đức Mạnh - Trưởng thôn hồ hởi đón tiếp. Ông Mạnh chia sẻ: "Trong thôn có nhiều dòng họ. Phong trào học tập ở đây khá phát triển.

Học sinh đến tuổi đều được đi học. Tôi ấn tượng với dòng họ Lý, bởi họ có rất nhiều người đỗ đạt, thành tài".

Nói rồi ông Mạnh dẫn chúng tôi đến nhà ông Lý Mạnh Thom - Trưởng dòng họ Lý ở thôn này. Từ bậc cửa, chúng tôi đã nghe rõ tiếng của bà Nguyễn Thị Lâm (vợ ông Thom) vẳng ra phía trong nhà. Bà Lâm là một nhà giáo đã nghỉ hưu.

Hôm nay, bà dạy đứa cháu nội học bài. Từng phép toán, cách giải, cách trình bày sao cho sạch, đẹp, khoa học đang được bà truyền đạt. Với ngữ điệu nhẹ nhàng, ngắn gọn, dễ hiểu, 2 bà cháu giải quyết từng bài toán khó trong không khí vui vẻ và đầm ấm.

Cặm cụi bên cái bàn nhỏ phía góc nhà, ông Thom tất bật tổng hợp danh sách các hộ nghèo, trẻ em nghèo hiếu học trong dòng họ để sang đầu năm sau đề nghị Quỹ khuyến học, khuyến tài dòng họ hỗ trợ.

Khi biết chúng tôi tìm hiểu về dòng họ, ông Thom cất gọn quyển sổ. Ông bắt đầu bằng chính câu chuyện của bản thân. "Tôi sinh năm 1948, là thầy giáo đã nghỉ hưu. Chính vì thế, tôi biết được vai trò của việc học. Bởi vậy, tôi đã nhiều lần động viên, khích lệ con cháu phải duy trì truyền thống hiếu học của dòng họ".

Theo lời kể của ông Thom, ông Lý Đức Xiến (sinh năm 1933), chú ruột của ông, chính là người đầu tiên của dòng họ theo nghề giáo. Thấy cha chú đi khắp nơi dạy chữ, khi thì Sơn La, lúc ở Lai Châu, bởi thế, ước mơ làm thầy giáo sớm được ông Thom ấp ủ theo lớp người đi trước.

Để hiện thực hóa ước mong, năm 1966, ông Thom cùng 3 người khác trong xã đăng ký theo học tại Trường Sư phạm 1 Lai Châu. Trường ở mãi tận xã Pa Ham (nay thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên).

"Lúc đó, đường đi lại khó khăn lắm. Để đến được trường, chúng tôi phải mất 4 ngày đi bộ. Băng rừng, vượt suối, mệt đâu chúng tôi nghỉ đó. Đến học kỳ cuối, trường chuyển về cầu Lai Vân (xã Mường So, huyện Phong Thổ). Chúng tôi rất vui khi được học gần nhà", ông Thom nhớ lại.

Năm 1969, sau khi tốt nghiệp, ông Thom đi dạy học ở xã Hồ Thầu (nay thuộc huyện Tam Đường). Cuối 1973, ông về dạy tại trường bổ túc cán bộ ở xã Dào San. Năm 1976, ông lên xã Ma Ly Pho. Rồi từ năm 1980 ông trở về xã Mường So (huyện Phong Thổ). Ông gắn bó với giáo dục của mảnh đất Mường So từ đó cho đến năm 2006 mới nghỉ hưu.

"37 năm gắn bó với nghề, tôi rất vui khi là một trong những nhà giáo đầu tiên của Mường So theo nghề dạy chữ. Đến nay, thấy con cháu trong, ngoài dòng họ nỗ lực học tập, tôi cảm thấy rất tự hào. Tôi cũng thường dạy con cháu trong dòng họ là phải cố gắng học sao cho tốt, cho giỏi. Như thế mới thành người, thành tài", ông Thom chia sẻ.

Phát huy truyền thống...

Nhiều năm nay, dòng họ Lý có 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường. Trên 50% tổng số cháu đi học xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực khá, giỏi. Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đỗ vào các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học luôn đạt cao. Họ Lý ở thôn Tây Sơn trở thành dòng họ điển hình của xã. Năm 2015, dòng họ này được Hội Khuyến học huyện Phong Thổ vinh danh, công nhận và tặng Giấy khen. Đây là 1/8 dòng họ học tập tiêu biểu xuất sắc của huyện, đóng góp tích cực trong việc xây dựng xã hội học tập.

Khắc ghi lời dạy của bố mẹ, các con của ông Thom đều nỗ lực học tập. Trong số đó, có 3 người quyết tâm "nối" nghiệp của cha. Thầy Lý Duy Khánh là một trong số đó. Thầy Khánh đang đứng ở cương vị Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học Lản Nhì Thàng (huyện Phong Thổ).

"Từ nhỏ, chúng tôi đã được bố, mẹ dạy học nên rất quý nghề giáo. Tôi mong muốn phong trào hiếu học sẽ được lan tỏa rộng rãi. Cũng mong rằng không chỉ trong dòng họ Lý, mà phong trào này còn phát triển mạnh ở các dòng họ khác nữa!", thầy Khánh chia sẻ.

Ông Thom tiếp lời: "Sự học của con cháu luôn được dòng họ chúng tôi quan tâm. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay, sau khi dòng họ chính thức được thành lập với trên 140 hộ thì công tác khuyến học, khuyến tài ngày càng được chú trọng.

Các hộ gia đình trong dòng họ họp bàn, thống nhất thành lập Ban Chấp hành Hội Khuyến học của dòng họ. Sau đó, Hội đã ban hành quy chế hoạt động, cơ chế khen thưởng, động viên những cháu có thành tích cao".

Hàng năm, mỗi hộ gia đình trong dòng họ sẽ đóng góp 200 nghìn đồng vào Quỹ khuyến học để có kinh phí khen thưởng cho học sinh có thành tích cao. Một phần Quỹ còn dùng để thăm hỏi các cháu trong dòng họ khi bị ốm đau, bệnh tật.

"Đối với những hộ gia đình nghèo, dòng họ ưu tiên miễn đóng góp quỹ hội khuyến học, quỹ dòng họ. Học sinh thuộc hộ nghèo mỗi năm được hỗ trợ tiền để mua bút, sách vở, dụng cụ học tập. Điều này tạo sự khích lệ lớn đối với các cháu thuộc diện hộ nghèo để vươn lên", ông Thom nói.

Để phong trào khuyến học, khuyến tài lan tỏa rộng rãi, dòng họ Lý cũng phát huy vai trò của những người có uy tín trong việc kêu gọi phụ huynh cùng nhà trường, xã hội tham gia giáo dục con cái, động viên con cháu tự giác học tập.

Dù năm nay đã gần 90 tuổi, nhưng bằng nửa đời người gắn bó với sự nghiệp "gieo chữ", ông Lý Đức Xiến (chú ruột của ông Thom) vẫn luôn là nguồn cảm hứng học tập cho con cháu. Ông có 4 người con thì tất cả đều đỗ đạt thành tài. Cả 4 cũng đang công tác tại các cơ quan, đoàn thể ở địa phương.

Nhiều năm liền đạt thành tích cao trong học tập, Lý Việt Hùng (học sinh lớp 9, Trường THCS Mường So) cho biết: "Em tự hào về phong trào hiếu học của dòng họ. Chính vì thế, bản thân em vẫn luôn nỗ lực học tập, rèn luyện. Chúng em sẽ cố gắng noi theo truyền thống hiếu học ấy".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chỉ 1 bức ảnh khoe lưng trần, nữ rapper "chiến" nhất Việt Nam khiến MXH sục sôi

Nhạc việt

21:50:50 05/11/2024
Pháo đứng quay lưng về phía ống kính, đầu cạo trọc được điểm tô thêm nhiều phụ kiện gây cảm giác tương lai , khiến dân tình tò mò.

Cháu dâu lâu lắm mới về quê, làm 1 việc khiến cả họ nhà chồng bị sốc

Netizen

21:45:47 05/11/2024
Với người theo dõi TikTok nói chung và hội các mẹ bỉm sữa nói riêng hẳn đều biết đến kênh TikTok này. Chủ kênh là Bích Ngọc (29 tuổi, Hà Nội) - mẹ của em bé Linh đáng yêu, dễ thương.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.