Giá xăng trong nước sẽ giảm mạnh trong kỳ điều chỉnh tới (11/7)?
Trước bối cảnh giá xăng dầu nhập đang hạ nhiệt, giá xăng trong nước có khả năng sẽ giảm vào ngày 11/7 tới.
Tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 17 lần điều chỉnh giá; trong đó có 13 lần tăng và 4 lần giảm; lần giảm giá mạnh nhất là hơn 1.000 đồng/lít và lần tăng mạnh nhất gần 3.000 đồng/lít.
Sau chuỗi liên tiếp tăng khiến giá lập đỉnh, kỳ điều hành ngày 1/7 vừa qua, giá xăng dầu đã quay đầu giảm nhẹ. Dự kiến trong kỳ điều hành tới đây, giá xăng có thể tiếp tục giảm mạnh. Mặc dù vậy, tính từ đầu năm, giá xăng đã tăng tới gần 30%.
Giá xăng nhập rớt do giá dầu thô toàn cầu đang giảm. Theo các chuyên gia, chính việc thị trường đang lo ngại suy thoái kinh tế xảy ra trên toàn cầu đã đẩy giá dầu hạ nhiệt bất chấp nguồn cung vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan nào.
Ảnh minh họa
Lo ngại về suy thoái đã đè nặng lên thị trường trong hai tuần qua nhưng nguồn cung vẫn thắt chặt kéo dài nên đã ngăn giá giảm mạnh hơn.
Các chuyên gia phân tích Ngân hàng ANZ đánh giá, mặc dù các thành viên OPEC cam kết tăng sản lượng song do các biến động chính trị tại Nigeria và Libya nên phải giảm sản lượng sản xuất dầu. Điều này khiến nguồn cung dầu vẫn không khả quan.
Ngoài ra, một mối lo ngại khác đang nổi lên, đó là các nhà máy lọc dầu chuẩn bị tăng giá sản xuất vào tháng 8 sẽ góp phần đẩy giá dầu tăng mạnh.
Sau 7 lần tăng liên tiếp, ngày 1/7 vừa qua, giá xăng RON 95 đã giảm 110 đồng/lít, về mức 32.763 đồng/lít; xăng E5 RON 92 giảm 411 đồng/lít, về mức 30.891 đồng/lít; giá dầu DO 0,05s-II giảm 404 đồng/lít, về mức 29.615 đồng/lít; dầu hỏa giảm 432 đồng/lít, về mức 28.353 đồng/lít.
Đây là lần giảm giá đầu tiên sau chuỗi 7 lần tăng giá mạnh của xăng dầu. Như vậy, tính đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 17 lần điều chỉnh giá; trong đó có 13 lần tăng và 4 lần giảm; lần giảm giá mạnh nhất là hơn 1.000 đồng/lít và lần tăng mạnh nhất gần 3.000 đồng/lít. Đáng chú ý, với 7 lần tăng giá liên tiếp kể từ tháng 4/2022 đã khiến giá xăng vọt tăng.
Theo nhận định của các chuyên gia, mức tăng giá này tương đương 25-30% so với thời điểm đầu năm, gây nhiều khó khăn cho các hoạt động vận tải của doanh nghiệp.
Mỗi lít xăng đến tay người tiêu dùng hiện nay phải gánh hơn 40% thuế và được cấu thành từ giá CIF nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt (10% với xăng RON95, xăng sinh học E5 RON92 là 8%), thuế nhập khẩu 10%, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế bảo vệ môi trường từ 1.900-2.000 đồng (sau khi được giảm 50% từ 1/4 năm nay). Ngoài ra, còn các khoản lợi nhuận định mức, chi phí định mức, chi phí vận chuyển… chiếm từ 5-8%.
Ông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng bên cạnh thuế bảo vệ môi trường, Chính phủ và các bộ cần mạnh dạn đề xuất giảm các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.
“Đây là vấn đề nóng, thực sự cần thiết. Nên chăng có giải pháp sớm để quyết định chính sách này, giúp giảm bớt ảnh hưởng của giá xăng tới người dân, doanh nghiệp,” ông Liên nói.
Bộ Công Thương cũng cho biết hiện tổng cộng các loại thuế phí chiếm trên 60% giá xăng dầu, dẫn đến giá xăng dầu trong nước ở mức cao… Để giảm giá xăng, nhiều nước trên thế giới cũng đã có các chính sách về thuế để thực hiện.
Quan điểm là không chỉ có thuế bảo vệ môi trường mà còn các loại thuế khác cũng có thể xem xét như thuế nhập khẩu. Cái gì giảm được nên giảm, song cần tính toán chi tiết, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục rà soát, đề xuất giảm thêm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng để giảm giá mặt hàng xăng dầu trong nước.
Các phương án giảm thuế phí xăng dầu nếu được thực hiện sẽ giúp hỗ trợ cho đời sống của nhân dân, doanh nghiệp, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát và đảm bảo mục tiêu thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội sau đại dịch của Chính phủ.
Để hỗ trợ giảm tác động từ giá xăng dầu, ngoài thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng; giảm thuế giá trị gia tăng đối với xăng dầu; giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xăng từ 20% xuống mức phù hợp.
Ngay trong sáng nay 6/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết ngày 31/12/2022 như sau xăng (trừ etanol) giảm từ 2.000 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; nhiên liệu bay giảm từ 1.500 đồng/lít xuống mức sàn 1.000 đồng/lít; dầu diesel giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 500 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn giảm từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít. Dầu hỏa giữ mức 300 đồng/lít vì đây là mức sàn trong khung mức thuế.
Thời hạn áp dụng của Nghị quyết là từ ngày 11/7 tới. Như vậy, ít nhất, trong kỳ điều hành ngày 11/7 tới đây, giá xăng sẽ được giảm 1.000 đồng/lít, giá dầu giảm 500 đồng/lít nhờ Nghị quyết này.
Mỗi lít xăng có thể giảm gần 5.000 đồng nếu bỏ thuế?
Trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 17 đợt, trong đó có 13 lần tăng tổng cộng gần 12.000 - 14.000 đồng/lít, tương ứng mức tăng gần 52% đã tác động lớn đến mặt bằng giá nhiều loại hàng hóa lên theo.
Mỗi lít xăng có thể giảm được gần 5.000 đồng?
Theo quy định, giá xăng dầu được tính gồm: giá xăng dầu thành phẩm thế giới; các khoản chi phí và lợi nhuận định mức; mức trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu và các khoản thuế. Hiện các loại thuế áp dụng đối với xăng dầu gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Trong đó, thuế GTGT 10% là tính sau tất cả các loại thuế và chi phí, lợi nhuận định mức, tương đương hơn 3.100 đồng/lít; thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 2.600 đồng/lít; thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít và còn lại là thuế nhập khẩu gần 2.300 đồng (làm tròn số). Tổng cộng mỗi lít xăng hiện phải "cõng" khoảng 10.000 đồng tiền thuế. Ngoài ra, giá bán lẻ còn có khoản lợi nhuận định mức 300 đồng mỗi lít xăng, dầu và chi phí định mức 1.050 - 1.250 đồng một lít xăng; 600 - 950 đồng một lít, kg tùy loại dầu.
Giá xăng dầu chờ được giảm thuế để hạ nhiệt. Ảnh ĐỘC LẬP
Hiện Chính phủ đã trình Quốc hội đề xuất giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường cho xăng xuống còn 1.000 đồng/lít và dự kiến áp dụng từ ngày 1.8. Khi đó, mỗi lít xăng sẽ còn gánh chịu 9.000 đồng tiền thuế (giả sử trong trường hợp giá dầu thế giới vẫn đứng yên như hiện nay). Trong khi đó, Bộ Tài chính cho hay đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và giảm thuế GTGT đối với xăng dầu. Thế nhưng cụ thể đề xuất giảm bao nhiêu cho hai loại thuế này thì Bộ Tài chính vẫn chưa công bố.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng xăng dầu là quá vô lý vì sản phẩm này là mặt hàng thiết yếu cả trong đời sống lẫn sản xuất. Hơn nữa, các loại thuế đang được tính theo công thức thuế chồng thuế nên khiến số tiền người dân phải gánh chịu càng tăng cao. Vì vậy ông cho rằng cần phải xóa bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu. Song song đó, Bộ Tài chính tối thiểu cũng phải giảm thuế GTGT với xăng từ 10% xuống còn 8% như các loại hàng hóa khác đã được giảm từ đầu năm đến nay. Như vậy tối thiểu mỗi lít xăng sẽ giảm thêm được gần 3.400 đồng/lít. Cộng thêm với mức giảm thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng/lít từ ngày 1.8 thì xăng sẽ giảm được 4.400 đồng/lít.
Thu ngân sách từ xăng dầu tăng cao
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4.7, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết năm nay ước tính ngân sách tăng thu 9.100 tỉ đồng nhờ thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu. Nhưng việc tăng thu này thấp hơn khá nhiều so với mức giảm thu ngân sách do giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ ngày 1.4 và dự kiến tiếp tục giảm của thuế này từ ngày 1.8 tới là hơn 32.500 tỉ đồng.
Giá xăng dầu tăng cao từ đầu năm đến nay. Ảnh KHẢ HÒA
Thế nhưng, nguồn thu ngân sách từ hàng loạt sắc thuế liên quan đối với xăng dầu không chỉ có thuế nhập khẩu mà các loại thuế khác cũng đều tăng cao. Cụ thể, thời điểm 1 năm trước khi giá xăng bán lẻ dưới 20.000 đồng/lít thì thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ hơn 1.100 - 1.200 đồng/lít. Đến nay chỉ riêng số thuế này thì ngân sách đã thu cao hơn gấp đôi khi vẫn tính theo tỷ lệ 10% trên giá nhập khẩu. Số thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng trong 5 tháng đầu năm nay theo Bộ Tài chính khoảng 6.503 tỉ đồng và số thu thuế ước cả năm khoảng 16.117 tỉ đồng nếu tính theo giá dầu thế giới bình quân khoảng 110 USD/thùng. Trường hợp giá dầu thô bình quân 120 USD/thùng, tiền thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ thu tăng thêm gần 900 tỉ đồng. Khi đó, tổng số thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng cả năm 2022 dự kiến khoảng 16.991 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, số thu thuế GTGT trong 5 tháng đầu năm khoảng 13.358 tỉ đồng, số thu cả năm ước đạt khoảng 33.155 tỉ đồng. Song song, số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy lũy kế 6 tháng đầu năm nay, thu ngân sách từ dầu thô đạt 34.200 tỉ đồng, tăng 80,8% so với cùng kỳ năm trước và vượt hơn 21% so với dự toán.
Như vậy nếu giá dầu thế giới vẫn duy trì ở mức cao như hiện nay hoặc thậm chí còn tăng cao thì số thu ngân sách từ dầu thô sẽ tăng gần gấp đôi cả năm trước, tương đương mức tăng thêm đạt hơn 30.000 tỉ đồng. Đồng thời, số thu từ các loại thuế khác cũng có thể lên xấp xỉ con này.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt thì ngân sách sẽ hụt thu khoảng 10.000 tỉ đồng trong nửa cuối năm 2022. Thế nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đều cho rằng các khoản hụt thu đó đều có thể bù đắp từ nguồn thu dầu thô, thuế nhập khẩu và cả thuế GTGT. Trong góp ý về dự thảo Nghị quyết thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu xuống sàn của Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng dự thảo tờ trình đã thuyết minh tương đối chi tiết tác động ngân sách trong trường hợp thực hiện phương án giảm thuế bảo vệ môi trường như đề xuất. Tuy nhiên, việc giảm thuế này đặt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, dẫn đến các khoản thu theo thuế suất tương đối tăng mạnh (gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT và thuế nhập khẩu). Do đó, tác động tổng thể đến thu ngân sách sẽ không lớn như được trình bày trong dự thảo tờ trình. VCCI đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và có văn bản báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tới.
Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhấn mạnh: dầu thô cũng như các loại tài nguyên là sở hữu toàn dân. Ngân sách được hưởng lợi từ đó thì phải dùng để hạ nhiệt giá xăng dầu trong bối cảnh hàng loạt hàng hóa đều gia tăng, đó mới gọi là chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp. Chưa kể chính sách thuế bất hợp lý thì phải bãi bỏ. "Nếu chỉ giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường thì như muối bỏ biển. Trong khi đó, nguồn thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng và vượt dự toán đề ra", chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nói.
Giá dầu thế giới có thể lên 190 USD/thùng?
Chính phủ trình đề nghị giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giảm thêm thuế bảo vệ môi trường 1.000 đồng với mỗi lít xăng và 500 đồng với mỗi lít dầu cho đến hết 31/12/2022. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết của Chính phủ thông qua Dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...