Gia vị dùng không đúng thành chất độc
Sử dụng gia vị để nêm nếm hay tạo mùi hương cho món ăn không đơn giản muốn cho vào lúc nào cũng được mà phải căn thời gian đun nấu để nêm nếm cho hợp lý. Bởi có những loại gia vị đun lâu sẽ mất chất, thậm chí còn chuyển thành chất độc gây hại cho sức khỏe.
Muối: Tùy món mà cho muối vào thức ăn trước hay trong khi nấu. Nếu cần thịt đậm đà, không bị giảm độ ngọt của thịt, nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
Nước mắm: Nước mắm có hương vị đặc biệt, vì thế không nên đun lâu. Với món canh thì cho nước mắm vào rồi bắc ra ngay. Với canh cua, nên nhấc canh ra khỏi bếp rồi mới nêm để bảo toàn chất đạm trong nước mắm.
Gia vị – Cần nêm đúng lúc.
Đường: Khi cho đường vào các món rán hay nướng, món ăn rất dễ cháy, khét. Do đó, khi ướp, nên cho ít đường. Nếu muốn món ăn có vị ngọt hơn, hãy làm riêng phần nước xốt hoặc phết mật ong lên khi món ăn gần chín. Khi nấu món có đường, tránh để món ăn khô cạn, dễ bị dính đáy và cháy món ăn.
Video đang HOT
Hạt tiêu: Nếu cho tiêu vào thức ăn trước khi nấu, tiêu dễ biến thành chất độc gây ung thư. Do đó, tốt nhất hãy rắc tiêu khi thức ăn đã chín.
Rượu trắng: Một số món ăn, người ta hay cho rượu để khử mùi tanh và tạo hương thơm đặc biệt. Khi đun nấu thì không nên cho hết một lần rượu vào món ăn mà chỉ nên cho phân nửa, phần còn lại cho tiếp khi thức ăn gần chín mới. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.
Mỳ chính: Nên cho mỳ chính vào khi thức ăn đã chế biến xong, nếu cho vào quá sớm, quá nhiều thì không những không có tác dụng tăng hương vị món ăn mà còn làm cho món ăn có vị đắng, không tốt cho sức khoẻ. Các món trộn cần cho mỳ chính thì nên hoà tan trước rồi mới trộn vào sau.
Dấm: Dấm không những có thể khử tanh, khử béo, tăng mùi thơm mà còn tránh được sự pha lẫn vitamin trong nguyên liệu khi gặp nhiệt độ cao và làm mềm cenlulo trong rau. Thời điểm thích hợp nhất cho dấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến và lúc đã chế biến xong. Còn đối với món sườn xào chua ngọt… nên cho dấm vào khi thức ăn đã chín, vừa thơm hơn, vừa làm giảm vị ngấy.
Khi tráng trứng, cho hành vào lúc nào?
Theo thói quen thông thường, chúng ta đánh đều trứng với hành rồi mới tráng, nhưng như vậy trứng và hành có lúc sẽ bị chín không đều hoặc bên trong chưa chín mà bên ngoài đã chín, mùi thơm của hành không có dịp toả ra hết. Cách dùng đúng nhất là cho hành vào mỡ trước, khi hành toả mùi thơm mới cho trứng vào để hành và trứng đều có mùi thơm.
Theo SKDS
Tắm xông hơi rất hại cho "cậu nhỏ"
Nhiều nam giới có sở thích đi tắm xông hơi (sauna). Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo hình thức thư giãn này có thể làm hại cơ quan sinh sản của các quý ông.
Theo trang Kosmo, hiện đã có bằng chứng khoa học cho thấy tắm xông hơi ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản và sự sản sinh tinh trùng của nam giới.
Nhiệt độ cao trong phòng tắm xông hơi có thể gây hại cho quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới. Ảnh minh họa: The Star/ANN
Các chuyên gia nhấn mạnh, nhiệt độ cao trong các phòng tắm hơi có thể làm giảm chất lượng tinh binh. Ngoài ra, việc hầu hết các dịch vụ tắm hơi đều sử dụng các thành phần thảo dược để tăng nhiệt độ cơ thể người sử dụng cũng sẽ gây hại cho các tinh trùng.
"Đây là lí do tại sao tôi thường không khuyến khích hoặc thông báo trước về các tác động tiêu cực của dịch vụ tắm xông hơi đối với các khách hàng nam giới trước khi họ thử nó", một quản lý spa cho biết.
Simon Philip, một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, nhấn mạnh, các cơ sở cung cấp dịch vụ tắm xông hơi cần có những hướng dẫn cụ thể đối với khách hàng nam để họ tránh các ảnh hưởng bất lợi đối với cơ quan sinh sản.
Ông nói, đối với nam giới, khi tắm xông hơi nhiệt độ phòng nên được giữ ở 40 độ C. Các quý ông cũng không nên ở lâu trong phòng tắm hơi, giới hạn tối đa là 10 phút.
Các nghiên cứu khoa học trước đây từng phát hiện, nhiệt độ khô nóng ở phòng tắm xông hơi (có thể lên tới 85 độ C) có vô số tác động đến cơ thể người. Nó sẽ làm nhiệt độ da của chúng ta tăng vụt tới khoảng 40 độ C chỉ trong vài phút. Một người bình thường sẽ chảy tới nửa lít mồ hôi sau một lần tắm xông hơi ngắn ngủi.
Tắm xông hơi cũng làm mạch đập tăng tới 30% hoặc hơn, khiến tim của chúng ta phải bơm gần gấp 2 lần lượng máu thông thường mỗi phút. Hầu hết lượng máu thêm này sẽ hướng chảy đến da. Trong thực tế, việc lưu thông máu trong khi tắm xông hơi đã làm chuyển hướng máu khỏi các cơ quan nội tạng. Áp huyết không thể dự đoán được, có thể tăng ở một số người nhưng cũng có thể giảm ở số người khác.
Một bài viết trên tạp chí Harvard Men's Health Watch khẳng định, tắm xông hơi nhìn chung an toàn cho cơ thể người. Tắm xông hơi, mát xa đúng phương cách sẽ giúp phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc căng thẳng, giúp hết mỏi mệt, uể oải, cải thiện các chứng tích trệ, thừa mỡ, đau nhức, tẩy uế các vi khuẩn ở da ...
Dẫu vậy, những người sử dụng phương pháp thư giãn này cần tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa đơn giản như:
- Tránh uống thuốc và rượu cồn vì chúng có thể ngăn trở việc toát mồ hôi và gây quá nóng trước và sau khi tắm.
- Mọi người nhìn chung không nên ở trong phòng tắm xông hơi quá 15 - 20 phút.
- Hạ nhiệt dần dần sau khi tắm xông hơi
- Uống 2 - 4 cốc nước mát sau khi tắm
- Không tắm xông hơi khi bị bệnh và nếu bạn cảm thấy không khỏe trong lúc tắm xông hơi, hãy rời phòng tắm ngay lập tức.
- Cần tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng, rồi lau lại bằng khăn khô, sạch trước khi làm mát xa. Sau xông hơi 6 giờ đồng hồ, bạn mới có thể đi tắm.
- Không nên xông hơi mát xa nhất là khi bị sốt cao, rối loạn tim mạch hay đau mắc các bệnh ngoài da, đang bị bệnh chàm.
- Phụ nữ đang có kinh nguyệt, đang mang thai cũng không nên xông hơi, mát xa.
- Không được xông hơi liên tục trong tuần. Theo y học cổ truyền, xông hơi liên tục sẽ làm cho cơ thể mất nhiều dương khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch. Nếu cần thiết lắm thì bình quân cách khoảng 3 ngày xông một lần.
Theo Tuấn Anh (Vietnamnet)
Những thói quen gây hại cho sức khỏe Lười giặt vỏ gôi, không vê sinh điên thoại, không rửa sạch mặt trước khi đi ngủ buôi tôi... là những thói quen có thê hủy hoại da bạn. Vì sao vây? 1. Lười thay giặt vỏ gôi Khi bạn ngủ, vi khuẩn từ mắt, mũi và tai và dầu từ tóc của bạn tập tâp trung lại trên gôi. Điều này là...