Giá vàng, giá dầu thế giới diễn biến trái chiều trong phiên 24/8
Giá vàng giao ngay giảm 0,4%, xuống 1.932,48 USD/ounce vào lúc 13 giờ 54 phút theo giờ Việt Nam trong khi giá dầu Brent tăng lên 44,44 USD/thùng, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng lên 42,43 USD/thùng.
Một cửa hàng vàng ở Khartoum, Sudan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá vàng thế giới giảm trong phiên 24/8, do sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro tăng sau khi các nhà chức trách Mỹ cho phép sử dụng huyết tương của bệnh nhân khỏi bệnh trong điều trị COVID-19, trong khi đồng USD vững giá.
Giá vàng giao ngay giảm 0,4%, xuống 1.932,48 USD/ounce vào lúc 13 giờ 54 phút theo giờ Việt Nam, sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong một tuần qua là 1.910,99 USD/ounce trong phiên cuối tuần trước. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,2%, xuống 1.942,6 USD/ounce.
Theo người phụ trách chiến lược thị trường của công ty dịch vụ tài chính AxiCorp, Stephen Innes, thông tin tích cực về phương pháp điều trị COVID-19 đã gây sức ép lên nhà đầu tư khi kéo giá cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác lên trong phiên này.
Chứng khoán châu Á tiếp tục đà tăng sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã khỏi trong việc điều trị.
Các nhà đầu tư đang ngóng chờ bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell vào ngày 27/8 để nhận định về mức độ hành động của ngân hàng này trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế trong dài hạn.
Nhà quản lý hàng hóa tại Phillip Futures, Avtar Sandu, cho rằng Fed cần nhắc lại cam kết về lãi suất siêu thấp, điều sẽ hỗ trợ giá vàng.
Lãi suất thấp sẽ gây sức ép lên đồng USD và trái phiếu, nhưng làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
Video đang HOT
Trong phiên này, đồng USD ổn định so với rổ các đồng tiền mạnh khác, sau khi đạt mức cao trong hơn một tuần vào phiên trước.
Trong phiên này, giá bạc giảm 1,6%, xuống 26,26 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,5%, xuống 913,61 USD/ounce và giá palađi để mất 1,1%, xuống còn 2.158,65 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào lúc 14 giờ 44 phút ngày 24/8, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,45-56,55 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Trong khi đó, giá dầu thế giới tăng trong phiên 24/8, khi các cơn bão đổ bộ vào vịnh Mexico làm giảm hơn một nửa sản lượng dầu tại đây và nhờ sự lạc quan về việc điều trị COVID-19 sau khi các nhà chức trách Mỹ cho phép sử dụng huyết tương từ bệnh nhân khỏi bệnh như một phương pháp điều trị.
Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 9 xu, hay 0,2%, lên 44,44 USD/thùng vào lúc 13 giờ 34 phút (theo giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) của Mỹ tăng 9 xu, hay 0,2%, lên 42,43 USD/thùng. Cả hai hợp đồng chuẩn này đều tăng vào đầu phiên.
Ngày 23/8, hai cơn bão Marco và Laura quét qua khu vực Caribbean và vịnh Mexico, buộc các công ty năng lượng phải rút công nhân tại các giàn khoan ngoài khơi và dừng sản xuất.
Các nhà sản xuất phải dừng 58% hoạt động khai thác ngoài khơi vịnh Mexico và giảm 45% sản lượng khí đốt tự nhiên vào ngày 23/8. Khu vực này chiếm 17% tổng sản lượng dầu mỏ và 5% sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ.
Nhà phân tích về thị trường dầu mỏ Edward Moya của OANDA tại New York cho rằng, giá dầu tăng khi các cơn bão có thể gây gián đoạn lớn đối với hoạt động sản xuất trên vịnh Mexico. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu có thể chững lại khi diễn biến dịch COVID-19 tiếp tục gây sức ép lên triển vọng nhu cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/8 hoan nghênh việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng huyết tương của bệnh nhân đã khỏi bệnh trong điều trị COVID-19, một ngày sau khi cáo buộc cơ quan này gây trở ngại cho việc sản xuất vắcxin do những lý do chính trị.
Một yếu tố cũng hỗ trợ giá dầu là báo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , cho hay những nước trong nhóm này vốn đã sản xuất vượt mục tiêu từ tháng Năm đến tháng Bảy sẽ phải cắt giảm sản lượng trên 1 triệu thùng/ngày trong hai tháng để bù lại.
Trong khi đó, một diễn biến hạn chế đà tăng của giá dầu là việc số giàn khoan của Mỹ trong tuần này tăng lần đầu tiên kể từ tháng Ba, khi các công ty năng lượng tăng số giàn khoan nhiều nhất trong bảy tháng, khi các nhà sản xuất dầu đá phiến bắt đầu khai thác trở lại./.
Giới đầu tư thận trọng chờ tin mới
Giá dầu giảm cùng lo ngại về gói kích thích mới của Mỹ sẽ bị đình trệ do quan điểm khác nhau giữa Nhà trắng và Quốc hội khiến chứng khoán Âu, Mỹ giảm điểm trong phiên thứ Năm (13/8).
Ảnh AFP
Theo dữ liệu mới công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước của Mỹ lần đầu tiên kể từ giữa tháng 3 ở dưới mức 1 triệu đơn. Việc sụt giảm này theo giới phân tích, có thể một phần do gói cứu trợ 600 USD/tuần chấm dứt vào cuối tháng 7.
Dữ liệu cho thấy, nền kinh tế Mỹ chỉ lấy lại được 9,3 triệu việc làm trong tổng số 22 triệu việc làm đã mất từ tháng 2 đến tháng 4. Tuy nhiên, phố Wall đã lấy lại hầu hết những gì đã mất, trong đó S&P 500 phiên thứ Tư chỉ còn cách mốc lịch sử xác lập hồi tháng 2/2020 chỉ 1 bước chân, còn Nasdaq thì liên tiếp thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.
Tuy nhiên, trong phiên thứ Năm, phố Wall đã điều chỉnh trở lại khi kỳ vọng về việc lưỡng đảng đạt được thỏa thuận gói kích thích kinh tế mới mờ nhạt dần.
Kết thúc phiên 7/8, chỉ số Dow Jones giảm 80,12 điểm (-0,29%), xuống 27.896,72 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 6,92 điểm (-0,20%), xuống 3.373,43 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 30,26 điểm ( 0,27%), lên 11.042,50 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp trong ngày thứ Năm do áp lực chốt lời tại nhóm ngân hàng và năng lượng, trong khi đồng bảng Anh tăng mạnh ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm bluechip của Anh.
Kết thúc phiên 7/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 94,50 điểm (-1,50%), xuống 6.185,62 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 64,92 điểm (-0,50%), xuống 12.993,71 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 30,93 điểm (-0,61%), xuống 5.042,38 điểm.
Sau 2 tuần girm liên tiếp, chứng khoán châu Âu đã hồi phục lại trong tuần qua. Cụ thể, tuần qua, chỉ số FTSE 100 tăng 2,28%, chỉ số DAX tăng 2,94% và CAC40 tăng 2,21%.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tăng lên mức cao nhất gần 6 tháng, chứng khoán Hàn Quốc cũng có chuỗi ngày tăng dài nhất kể từ tháng 6 nhờ nhóm công nghệ với kỳ vọng gói kích thích mới của Mỹ sẽ được thông qua. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông gần như không đổi khi nhà đầu tư thận trọng trước cuộc gặp giữ lãnh đạo Trung - Mỹ cuối tuần này để bàn về tiến độ của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Kết thúc phiên 7/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 405,65 điểm ( 1,78%), lên 23.239,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,46 điểm ( 0,04%), lên 3.320,73 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 13,35 điểm (-0,05%), xuống 25.230,67 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 5,18 điểm ( 0,21%), lên 2.437,53 điểm.
Giá vàng có phiên hồi phục thứ 2 liên tiếp sau 2 phiên lao dốc trước đó với mức tăng tốt hơn phiên thứ Tư khá nhiều.
Kết thúc phiên 7/8, giá vàng giao ngay tăng 38,9 USD ( 2,03%), lên 1.952,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 tăng 36,6 USD ( 1,91%), lên 1.954,9 USD/ounce.
Giá dầu cũng điều chỉnh giảm trong phiên thứ Năm khi kỳ vọng về gói kích thích kinh tế mới của Mỹ mờ nhạt dần khi vẫn còn những bất đồng giữ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.
Kết thúc phiên 7/8, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,43 USD (-1,02%), xuống 42,24 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,47 USD (-1,05%), xuống 44,96 USD/thùng.
Thị trường ngày 1/8: Giá dầu, vàng, quặng sắt,... đồng loạt tăng mạnh Chốt phiên đêm qua, giá hầu hết các mặt hàng dầu, vàng, khí đốt, đồng, quặng sắt, đường... đồng loạt tăng. Giá dầu tăng do Mỹ báo cáo cắt giảm sản lượng kỷ lục Giá dầu tăng trong phiên cuối tuần và có tháng tăng tiếp theo, hưởng lợi từ tin tức sản lượng dầu của Mỹ trong tháng 5 cắt giảm kỷ...