Giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán châu Á đã giảm 4,3 nghìn tỷ USD trong năm 2018
Đồng USD mạnh không khỏi khiến giới đầu tư trong khu vực lo lắng, đồng nội tệ của các nước suy yếu và khiến cho dòng vốn bị rút khỏi khu vực.
Ảnh: LATimes
Tuần vừa rồi là một tuần khó khăn của chứng khoán châu Á. Giá dầu rớt vào trạng thái suy giảm. Nhà đầu tư không khỏi lo lắng khi mà sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc khiến cho cổ phiếu công nghệ trên sàn Trung Quốc đua nhau sụt giảm.
Theo Bloomberg, chỉ số chính của thị trường chứng khoán trong khu vực để mất đi thành quả tăng điểm, đến chốt phiên có tuần giảm điểm thứ 6 trong 7 tuần, sự sụt giảm đó chỉ khiến cho mọi chuyện tồi tệ hơn khi mà thị trường giảm điểm sâu đã khiến cho giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán châu Á mất đến 4,3 nghìn tỷ USD trong năm nay.
Không mấy ngạc nhiên, cổ phiếu năng lượng cho đến nay sụt giảm sâu nhất, sau đó đến cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu tập đoàn Tencent giảm đến 5%. Tencent dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh vào tuần sau, giới chuyên gia phân tích dự báo tập đoàn này sẽ thông báo doanh thu tăng trưởng chậm nhất trong hơn 3 năm.
Thị trường không khỏi quan tâm đến số liệu tiêu dùng Trung Quốc: doanh số bán xe ô tô giảm đến tháng thứ 5 liên tiếp, công ty du lịch quốc tế Ctrip.com International cùng với Baidu và Alibaba công bố tăng trưởng doanh thu lợi nhuận giảm đi.
Một yếu tố khác tác động đến thị trường còn là đồng USD, đồng USD tăng giá trở lại khi Fed phát đi tín hiệu rằng Fed sẵn sàng nâng lãi suất cơ bản đồng USD vào tháng 12/2018. Đồng USD mạnh không khỏi khiến giới đầu tư trong khu vực lo lắng, đồng nội tệ của các nước suy yếu và khiến cho dòng vốn bị rút khỏi khu vực.
Video đang HOT
Trong tuần này, châu Á có một số thông tin đáng lưu ý như sau:
Chỉ số lạm phát tại các nhà máy của Trung Quốc tăng chững lại đến 4 tháng liên tiếp, trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng ổn định trong bối cảnh nhu cầu đi xuống.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu tăng cường tín dụng từ ngân hàng dành cho các công ty tư nhân lên mức tương đương 30% tổng tín dụng mới, theo khẳng định của chủ tịch Ủy ban Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, ông Guo Shuqing.
Ngân hàng Trung ương Australia cho biết ngân hàng dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng tốt, hoạt động tuyển dụng tăng trưởng mạnh sẽ đẩy cao lạm phát. Tuy nhiên, ngân hàng cảnh báo về những rủi ro với triển vọng kinh tế toàn cầu từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và khả năng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu đi.
Sản xuất công nghiệp Malaysia tăng trưởng 2,3% trong tháng 9/2018, đúng theo dự báo của giới chuyên gia.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
"Om" 4.800 tỷ tại dự án Phước Kiển, Quốc Cường Gia Lai báo lãi èo uột
Doanh thu quý 3/2018 của Quốc Cường Gia Lai giảm 73%, lợi nhuận giảm tới 98% do tồn kho bất động sản quá lớn, trong đó chủ yếu là dự án Khu dân cư Phước Kiển bị đọng vốn tới 4.800 tỷ đồng.
Công ty của doanh nhân phố núi Cường đô la sụt giảm lợi nhuận vì tồn kho và nợ nần nhiều
Báo cáo tài chính công ty mẹ quý 3/2018 của Quốc Cường Gia Lai cho thấy, doanh thu của công ty đạt 82,5 tỷ đồng, giảm 73% so với quý 3/2017. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu chỉ đạt 213 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đà giảm doanh thu, lợi nhuận sau thuế quý 3 chỉ đạt 2,6 tỷ đồng, giảm 98% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế 9 tháng đầu năm là 16 tỷ đồng, giảm mạnh 96% so với cùng kỳ năm 2017.
Như vậy từ đầu năm đến giờ, công ty của doanh nhân Cường đô la chỉ lãi èo uột hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng.
Năm 2018, Quốc Cường Gia Lai đặt mục tiêu doanh thu 1.800 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng. như vậy sau 9 tháng, Quốc Cường Gia Lai mới hoàn thành 29% doanh thu và 18% lợi nhuận.
Theo lý giải của công ty, nguyên nhân doanh thu giảm là do đặc thù hoạt động kinh doanh BĐS có thời gian thi công dài, một số dự án bất động sản còn đang xây dựng, chưa đến giai đoạn bàn giao cho khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu.
Tính đến cuối tháng 9, giá trị hàng tồn kho của Quốc Cường Gia Lai là hơn 6.300 tỷ đồng. Trong đó, giá trị hàng tồn kho từ bất động sản dở dang là 5.800 tỷ đồng. Cụ thể, giá trị hàng tồn kho tại dự án Khu dân cư Phước Kiển là hơn 4.800 tỷ đồng, dự án De Capella hơn 457 tỷ đồng, dự án khu dân cư Lô 4: 148 tỷ đồng, dự án chung cư Quốc Cường Gia Lai II: 1,13 tỷ đồng, dự án Tân Phong 442 tỷ đồng, và các dự án khác 3,62 tỷ đồng.
Dự án khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP.HCM) không chỉ khiến Quốc Cường Gia Lai bị tai tiếng vì nhận sang nhượng "giá bèo" từ công ty Tân Thuận mà còn khiến doanh nghiệp bị đọng vốn 4.800 tỷ đồng.
Giá trị hàng tồn kho này chiếm hơn một nửa tổng tài sản của QCG (hơn 11.000 tỷ đồng) và gần gấp đôi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (hơn 3.800 tỷ đồng).
Công ty đã trích lập dự phòng hơn 19 tỷ đồng cho hai khoản bất động sản dở dang và hàng hóa bất động sản.
Tính đến 30/9/2018, Quốc Cường Gia Lai có khoản nợ phải trả hơn 7.800 tỳ đồng, trong đó nợ ngắn hạn lên đến 7.600 tỷ đồng (trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 3.800 tỷ đồng).
Trong đó vay ngắn hạn của hai ngân hàng Liên doanh Việt Nga và ngân hàng Ngoại thương gần 130 tỷ đồng, sẽ đáo hạn trong quý 1/2019; vay dài hạn hơn 200 tỷ đồng từ ngân hàng Phát triển VN và ngân hàng Ngoại thương, sẽ đáo hạn trong quý 1 và quý 3/2019.
Cũng trong quý 3, Quốc Cường Gia Lai còn vay của các cá nhân cổ đông và công ty con 3.028 tỷ đồng, đây đều là khoản phải trả ngắn hạn. Trong đó, vay của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc - bà Nguyễn Thị Như Loan 239 tỷ đồng, vay của hai công ty con là công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng 436 tỷ đồng và công ty CP Bất động sản Hiệp Phúc 440 tỷ đồng, cty CP Bất động sản Hiệp Phú Land 391 tỷ đồng...
Minh Minh
Theo nguoiduatin.vn
Mua ròng lớn, nhà đầu tư ngoại vẫn "ôm" 23,6 nghìn tỷ đồng chờ giải ngân Dòng vốn gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục vào ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam... Tính đến ngày 16/10/2018, giá trị danh mục đầu tư của nước ngoài đạt 35 tỷ USD, giảm 2,3 tỷ USD so với cuối tháng 9 mà nguyên nhân chủ yếu là do giảm giá mấy ngày gần đây. Theo số liệu...