Giả thuyết mới tiết lộ về cái chết của Alexander Đại đế
Sau khi chinh phục các vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Âu và châu Á, khiến ông trở nên nổi tiếng là một trong những bộ óc quân sự vĩ đại nhất, Alexander Đại đế đã bất ngờ qua đời ở tuổi 32.
Các học giả từ lâu đã cố gắng khám phá nguyên nhân cái chết bí ẩn của ông, một nhà khoa học người New Zealand dường như đã có thể “vén bức màn lịch sử”.
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Kinda Hall từ Trường Y khoa Dunedin ở New Zealand cho thấy, Hội chứng Guillain-Barré (rối loạn tự miễn dịch) hiếm gặp có thể là nguyên nhân kết liễu cuộc đời nhà cai trị người Macedonia Alexander Đại đế chỉ trong vài ngày. Tiến sĩ Hall cho biết rằng phỏng đoán của cô có thể chứng minh cái chết của vị Hoàng đế này là trường hợp chẩn đoán sai bệnh nổi tiếng nhất từng được ghi nhận.
Căn bệnh này hiếm gặp tới nỗi cứ 100.000 người thì có 2 người mắc phải, hiện đã có thể điều trị thành công. Bị gây ra bởi nhiễm trùng, điều này khiến hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công hệ thống thần kinh của bản thân, dẫn đến tê liệt. Đồng thời, nó không tác động đến não nạn nhân, cho phép họ duy trì ý thức, điều này phù hợp với mô tả của những ngày cuối cùng của Alexander trong văn thư.
Ở tuổi 32, sau một bữa tiệc mà ông uống hơn chục ly rượu, Alexander Đại đế bắt đầu bị đau bụng và bị sốt cao, không thể di chuyển bất cứ thứ gì ngoài mắt và tay chỉ sau vài ngày đầu tiên. Vào ngày thứ 11, vị Hoàng đế được tuyên bố là đã băng hà (được cho là không có dấu hiệu thở vào thời điểm đó).
Trong nhiều thế kỷ, các giả thuyết về nguyên nhân gây ra cái chết bí ẩn của ông bao gồm sốt thương hàn, nghiện rượu và ngộ độc; tuy nhiên, như Hall nói với tờ The Sun, cô muốn kích thích các cuộc tranh luận và thảo luận mới và có thể viết lại những cuốn sách lịch sử bằng cách lập luận rằng cái chết thực sự của Hoàng đế Alexander đã muộn hơn 6 ngày so với lịch sử ban đầu.
Theo nghiên cứu, được công bố trên cuốn sách The Ancient History Bulletin, Alexander Đại đế vẫn còn tỉnh táo cho tới lúc chết, chỉ có điều toàn bộ cơ thể đã bất động còn hơi thở rất yếu khiến ngự y khó nhận ra. Điều này, cùng với các báo cáo về mức độ tê liệt ngày càng tăng của ông đã khiến các học giả đưa ra kết luận rằng chứng nhiễm khuẩn đường ruột campylobacter đã gây ra hội chứng rối loạn tự miễn dịch của ông.
Căn bệnh hiếm gặp này cũng lý giải cho truyền thuyết kể lại rằng cơ thể của vị Hoàng đế Macedonia và Ba Tư không có bất cứ dấu hiệu mục rữa nào. Thi thể của Hoàng đế Alexander vẫn không bị phân hủy ngay cả những ngày sau khi được tuyên bố là đã chết và quá tình chuẩn bị cho việc chôn cất đã bắt đầu, như một dấu hiệu của bản chất thần thánh của ông đối với những người cùng thời – nhưng đó có thể là bằng chứng rõ ràng hơn rằng ông vẫn còn sống trong suốt những ngày sau đó..
Theo Huy Vũ/Ngày nay
Điểm 10 thành phố giàu nhất trong lịch sử thế giới
Nhiều thành phố giàu có cổ đại có những công trình kiến trúc lộng lẫy, những di sản vĩ đại cho nhân loại.
Delhi có một lịch sử lâu dài được cai trị bởi những người giàu có. Đây là một trong những thành phố giàu có lâu đời nhất trên thế giới. Nó đã được xây dựng và sau đó bị phá hủy nhiều lần. Các nhà lãnh đạo đều chọn ở lại Delhi và xây dựng thành phố hết lần này đến lần khác. Đó cũng là lý do tại sao thành phố này giàu có qua các thời đại.
Với lịch sử trải dài hơn 2.500 năm, thành Rome là một trong những trung tâm của sự giàu có, nghệ thuật, văn hóa, chính trị... Nó thường được coi là nơi ra đời của nền văn minh phương Tây.
Minh chứng cho sự giàu có và khả năng sáng tạo của thành phố này là các công trình nghệ thuật và kiến trúc tuyệt vời của Rome vẫn còn tới ngày nay như đấu trường La Mã hay những tượng đá hoa cương.
Trước đây, thành Rome được xem là Thủ đô của Đế chế La Mã - một thành phố văn minh, thịnh vượng, với rất nhiều cửa hàng, chợ, hiệu sách, hiệu bán giày... đem lại cho cư dân cuộc sống tiện nghi và thoải mái.
Cahokia là một thành phố của người bản địa châu Mỹ, nằm cạnh sông Mississipi, tức St. Louis, Missouri ngày nay. Thành phố này phát triển mạnh nhờ vào khí hậu và điều kiện màu mỡ của đất đai. Năng suất cây trồng cao giúp họ trở nên giàu có. Thời thời điểm đó, với nền nông nghiệp phát triển, Cahokia là một trong những khu dân cư lớn và có tầm ảnh hưởng nhất tại châu Mỹ.
Thành phố này thuộc Thổ Nhĩ Kỳ và được biết đến với tên Istanbul. Nó được thành lập vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Constantine và phát triển mạnh do vị trí gần các tuyến đường thủy.
Được đặt theo tên của hoàng đế Constantine, thành phố đẹp và giàu có này là thủ đô của đế chế Byzantine trong suốt nhiều thế kỷ. Nơi đây có những đường phố rộng lớn, tòa nhà thượng viện, tường bảo vệ và một cánh cổng lớn bằng vàng...
Tenochtitlan (Ảnh: Therichest)
Tenochtitlan là một thành bang của người Nahua nằm trên một hòn đảo giữa hồ Texcoco, trong thung lũng México. Thành lập từ năm 1325, Tenochtitlan trở thành kinh đô của đế chế Aztec. Lúc thịnh vượng, đây là thành phố lớn nhất châu Mỹ thời tiền Colombo và nổi tiếng bởi sự giàu có.
Athens (Hy Lạp) là trung tâm của tri thức và sự giàu có trong thế giới cổ đại. Athens nổi tiếng với những di sản đồ sộ về nghệ thuật, triết học, giáo dục, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác. Những thành tựu về kiến trúc là minh chứng cho sức mạnh và quyền lực của thành phố này.
Các công trình công cộng khổng phải kể đến như Agora, Acropolis và sau này là những nhà thờ kiểu Byzantine, đền Partheon, đền thờ nữ thần Athena Nike....
Great Zimbabwe (Ảnh: Therichest)
Nghe có vẻ khó tin nhưng thành phố Great Zimbabwe - Thủ đô của Vương quốc Zimbabwe nghèo và kém phát triển tại châu Phi - từng là một trung tâm thương mại giàu có và lớn nhất khu vực. Great Zimbabwe có mỏ vàng lớn, cung điện hoàng gia. Thành phố nổi tiếng trong thế kỷ 13 và 14. Và sự suy giảm bí ẩn của thành phố này vẫn chưa được lý giải.
Thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) trả qua nhiều triều đại và có một lịch sử giàu có. Sự thịnh vượng bắt đầu từ triều đại nhà Tùy khi họ kết nối một tuyến giao thương giữa Hàng Châu và Bắc Kinh.
Babylon từng là một thành phố giàu có, hiện đại và quyền lực dưới sự trị vì của vua Nebuchadnezzar. Nơi đây gắn liền với một trong những kỳ quan nổi tiếng nhất thời cổ đại: "Vườn treo Babylon".
Cung điện của vua Nebuchadnezzar được mô tả là vô cùng tráng lệ. Đây là một trong những cung điện lộng lẫy nhất từng được xây dựng.
Alexandria là thành phố lớn thứ 2 của Ai Cập. Alexander Đại đế thành lập thành phố này và tuyên bố đây là thành phố thủ đô của Ai Cập. Sự giàu có của Alexandria tăng mạnh khi thương mại phát triển với sự giúp đỡ của Đế chế La Mã.
Bằng Lăng
Theo vietnamdaily.net.vn/ VTC
Cyrus đại đế - "vua của các vị vua" trong lịch sử đế quốc Ba Tư Dù đã không còn trên cõi đời này gần 2600 năm, nhưng những di sản mà Cyrus Đại Đế để lại vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng trên khắp Tây Á. Trước khi nhân loại có được một Alexander đại đế bách chiến bách thắng để nhớ tới xứ Macedonia, một Thành Cát Tư Hãn để thán phục khả năng chinh phạt...