Giá thịt lợn, giá khẩu trang làm “nóng” phiên họp Ban chỉ đạo giá
Chiều 31/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp đột xuất của Ban chỉ đạo nhằm đánh giá các tình hình tác động tới công tác điều hành giá ngay trong tháng đầu năm 2020.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp.
Tham dự cuộc họp là lãnh đạo các bộ, ngành thành viên, ngoài ra là đại diện của TP.Hà Nội, TP.HCM, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, 2 doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm là Công ty cổ phần CP và Công ty Dabaco.
Xử phạt nếu không niêm yết hoặc tăng giá khẩu trang
Trước bối cảnh dịch cúm nCoV, Việt Nam đang đóng cửa biên giới thì Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo việc chế biến sâu, điều chỉnh nguồn hàng, tăng cường sản phẩm thay thế như làm thức ăn gia súc để không phải nhập khẩu. Đồng thời Bộ cũng xúc tiến thị trường xuất khẩu nông sản tới Nga, Hoa Kỳ và Brasil trong 3 tháng tiếp theo.
Liên quan tới giá khẩu trang và nước sát trùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) Lê Thành Công cho biết nhu cầu đang tăng đột biến. Cả nước có 46 đơn vị sản xuất khẩu trang nhưng nguyên liệu phụ thuộc phía Trung Quốc và bị động kế hoạch sản xuất do sát Tết Nguyên đán. Vừa qua, có đơn vị ở Trung Quốc đề nghị nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam.
Vị này cũng cho biết các đơn vị sản xuất trong nước cũng đang tìm nguyên liệu mới từ châu Âu, các quốc gia khác để nhập khẩu, sản xuất. Về dung dịch sát khuẩn, chủ yếu dùng trong đơn vị y tế qua đấu thầu mua sắm, giờ mỗi gia đình mua thì việc đáp ứng là khó khăn.
Đồng thời đại diện Bộ Y tế khẳng định: “Không có chuyện bệnh viện bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn ra ngoài vì bản thân các bệnh viên rất lo các nguồn cung ứng nội bộ để phòng chống dịch”.
Trong khi đó, Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 thì mặt hàng này phải niêm yết giá.
“Không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt nặng hơn từ 10 – 15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng. Nghị định 109 quy định Thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt”, ông Tuấn nói.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bổ sung thêm: “Điều 10, Luật Giá cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng thiên tai, địch hoạ để kinh doanh hàng hoá trục lợi. Nghị định số 185 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính cũng quy định mức xử lý với hàng (khẩu trang) giả, kém chất lượng. Điều 196 Bộ luật Hình sự quy định việc găm hàng làm khan hiếm hàng hoá khi thiên tai, địch hoạ sẽ bị phạt từ 30 – 300 triệu và phạt tù tới 3 năm”.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định Quản lý thị trường sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành khi kiểm tra, xử lý các hành vi này.
Quyết tâm đưa giá thịt lợn trở lại bình thường
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo nhấn mạnh tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện theo các chỉ đạo tại Kết luận số 03 ngày 4/1/2020 để kiểm soát lạm phát theo kịch bản từ đầu năm và cả năm 2020.
Cụ thể, Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát giá xăng dầu thế giới để dự báo các diễn biến, trên cơ sở đó sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.
Đối với nhóm hàng thực phẩm nhất là đối với thịt lợn, Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tổ chức quyết liệt các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt lợn, báo cáo cụ thể Chính phủ. Theo đó quyết tâm làm tốt các biện pháp điều hành cung – cầu, bảo đảm lợi ích các bên, giúp giá thịt lợn hơi giảm 10% trong tháng 2 và tiếp tục giảm tháng 3 về mức 60.000-65.000 đồng/kg hơi và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000-50.000 đồng/kg hơi, mức bình thường trước khi có dịch. Tăng cường công tác chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.
“Các bộ, ngành mà chủ trì là Bộ Công Thương phải trả lời cho Chính phủ tại sao giá thành thấp mà giá bán lại vẫn cao như hiện nay? Không thiếu thịt lợn mà giá không xuống? Tổng cục Thuế sớm có yêu cầu kiểm tra hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tổn thất từ dịch của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, bảo đảm công khai minh bạch, tuân thủ pháp luật, chống độc quyền, gian lận thương mại và lợi ích nhóm nếu có trong lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu.
Bộ TT&TT chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện công tác truyền thông, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá nhất là trong việc thực hiện các chính sách lớn của Chính phủ.
Theo danviet.vn
Phàn nàn giá khẩu trang đắt, nam khách hàng bị đấm vào mặt
Sau khi bị phàn nàn về việc đẩy giá khẩu trang lên cao, nam nhân viên hiệu thuốc đã ra tay đánh khách hàng và đuổi anh ta đi.
Ảnh minh họa
Vào khoảng 11h ngày 27/1, một người đàn ông tới quầy thuốc thuộc chuỗi Dược phẩm Đông Khang ở thị xã Đông Cảng, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc mua khẩu trang 3M thì bị hét giá "trên trời". Theo đó, một chiếc khẩu trang 3M có giá 35 tệ (hơn 115 nghìn đồng).
Do chiếc khẩu trang bán với giá quá đắt nên nam khách hàng đã cãi nhau với nhân viên bán hàng, đồng thời anh cũng nhắc nhân viên rằng chính phủ đã ra quy định cấm tăng giá khẩu trang giữa dịch viêm phổi Vũ Hán. Lúc này, nữ nhân viên quầy thuốc lại nói rằng sẽ không bán khẩu trang cho anh nữa và trả lại tiền.
Video: Khách hàng bị đấm vào mặt vì phàn nàn giá khẩu trang đắt
" Tôi muốn mua nó. Tôi chỉ muốn mua nó với giá bình thường", nam khách hàng nhấn mạnh. Lúc này, một nam nhân viên khác của quầy thuốc đã yêu cầu khách hàng "cút đi" và đấm vào mặt anh.
Toàn bộ quá trình được nam khách hàng này quay lại và đăng tải trên mạng xã hội, làm dấy lên làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng. Một số người bình luận: " Hiệu thuốc này thật quá quắt, làm ăn thất đức", " Những hiệu thuốc lợi dụng dịch bệnh để đẩy giá khẩu trang nên bị đóng cửa", " Làm ăn chộp giật, bị phàn nàn còn đánh khách hàng. Thật không thể chấp nhận được",...
Theo tờ tin tức Bắc Kinh, nam khách hàng bị đánh họ Mâu và kẻ ra tay đánh anh họ Tôn. Cảnh sát sau đó đã bắt giam anh Tôn trong 8 ngày và phạt 300 tệ (gần 1 triệu đồng) vì tội hành hung người khác. Hiệu thuốc kia cũng bị xử phạt hành chính nhưng không rõ bị xử phạt bao nhiêu.
Vào tuần trước, một hiệu thuốc ở thủ phủ Hohhot thuộc khu tự trị Nội Mông cũng bị chỉ trích vì tăng giá khẩu trang từ 20 tệ (khoảng 66 nghìn đồng) lên 48 tệ (160 nghìn đồng). Hiện giới chức Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp giám sát giá cả một số mặt hàng như khẩu trang, đồ bảo hộ, thực phẩm cũng như trừng phạt những hành động trái phép như "thổi" giá sản phẩm, tung tin đồn nhảm về viêm phổi corona.
Theo saostar
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc viêm phổi cấp do nCoV Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu, bệnh viện và tại cộng đồng để phát hiện sớm và sẵn sàng thu dung, điều trị, quản lý tốt các trường hợp bệnh ngay khi phát hiện. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (trái) cùng đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác...