Giá thành sách giáo khoa chương trình mới phụ thuộc vào những yếu tố nào?
PGS.TS Phạm Văn Tình – Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – với nhiều năm làm công tác thẩm định sách cho biết, SGK giá thành ra sao, có tăng giá hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Hiện tại, Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới đã hoàn thành vòng 1 của thẩm định, trong 5 bộ SGK được 3 nhà xuất bản gửi đến thẩm định đáng chú ý có bộ sách Giáo dục công nghệ do GS. Hồ Ngọc Đại làm chủ biên đã không qua được vòng loại và đồng nghĩa với việc sẽ không được áp dụng vào năm học tới.
Trong khi còn nhiều tranh luận trọng việc bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại không đạt, nhiều phụ huynh cũng như dư luận xã hội quan tâm đó là bộ sách mới có thực sự đáp ứng được các tiêu chí đã đề ra? Có giảm lãng phí? Chất lượng sách, giá thành có phù hợp với mức chi trả của phụ huynh hiện nay?
Theo TS. Phạm Tất Thắng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, một bộ SGK phổ thông tốt phải đáp ứng được đủ các yêu cầu như phải thể hiện đúng chương trình; có chất lượng tốt, hình thức thể hiện tốt; sách dễ sử dụng với cả người dạy, người học, phụ huynh học sinh; giá thành phù hợp với mức độ chi tiêu của đại đa số gia đình học sinh.
Cũng theo TS. Phạm Tất Thắng, khi thực hiện một chương trình nhiều SGK thì cũng đã nhằm đến việc xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách. Điều này còn thể hiện ở việc nâng cao sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà xuất bản, nhóm tác giả, làm sao để có bộ sách vừa có chất lượng tốt nhưng cũng có giá thành phù hợp.
Phác thảo bộ SGK chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GD&ĐT công bố.
Hiện tại, vẫn chưa biết bộ sách nào được lựa chọn để áp dụng trong chương trình mới, được triển khai vào năm 2020 ở lớp 1, tuy nhiên TS. Phạm Tất Thắng cho rằng: “ SGK là một mặt hàng đặc biệt liên quan đến quyền của người dân, của trẻ em, vì vậy Nhà nước sẽ có sự kiểm soát về giá sách giáo khoa. Tôi tin rằng, Nhà nước sẽ có biện pháp để kiểm soát giá SGK cho hài hoà lợi ích giữa nhà xuất bản và quyền lợi của người dân“.
Cho rằng ngoài yếu tố chất lượng, giá thành SGK cũng là một yếu tố quan trọng, PGS.TS Phạm Văn Tình – Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam với nhiều năm làm công tác thẩm định sách cho biết, SGK giá thành ra sao, có tăng giá hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn chỉ trong vòng một tháng, giấy, công in… có giá thành khác cũng ảnh hưởng tới giá của SGK. Mỗi bộ SGK đều có giá cả khác nhau tùy vào độ dày mỏng, chất lượng, giá có thể cao hơn sách khác do có nhiều tranh ảnh in màu…
Theo PGS Phạm Văn Tình, một bộ SGK ở thành thị không phải là vấn đề lớn, song với khu vực nông thôn đây lại là khoản tiền không nhỏ. Thị trường SGK có nhiều yếu tố cạnh tranh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố để hình thành giá, vì thế Nhà nước cần lưu ý hỗ trợ đầu tư. Nhà xuất bản không thể chịu thua lỗ, vì thế cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để giá bán phù hợp, ổn định đối với phụ huynh.
Những năm gần đây, câu chuyện về chất lượng của SGK, giá thành, đặc biệt là nhiều phụ huynh phàn nàn về tình trạng khan hiếm SGK vào đầu năm học đã từng xảy ra. Trong đó, SGK có phần viết, tô vào khiến học sinh chỉ dùng một năm là vứt đi, không dùng lại được nữa…
Với góc độ cơ quan quản lý, TS. Thái Văn Tài – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: “ Bộ GD&ĐT xác định rõ trách nhiệm của mình, trong đó trước hết là khâu thẩm định và các vấn đề liên quan tới SGK phổ thông, còn về quản lý giá là thuộc về Bộ Tài chính. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát để đảm bảo quyền lợi của người học“.
Video đang HOT
Theo giadinh
Sách giáo khoa công nghệ giáo dục: Đổi mới "thích nghi" mới giữ được sức sống
Giưa luc dư luân đang xôn xao hai luông y kiên vê kêt qua thâm đinh bô sach giao khoa công nghê giao duc cua GS. Hô Ngoc Đai, môt sô chuyên gia đa lên tiêng bay to quan điêm đanh gia đôi vơi công trinh nghiên cưu đa co 40 năm đươc thưc nghiêm va sư dung nay.
Cân "thich nghi" vơi chương trinh mơi
Chia se vơi bao chi tai buôi toa đam "Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục", TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bay to: "Đúng là khi nghe thông tin sách Toán và Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục bị loại tôi cũng khá ngạc nhiên, bởi vì đây là công trình nghiên cứu cả cuộc đời của một nhà khoa học rất có uy tín, của một trung tâm nghiên cứu thuộc viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Sách này đã có quá trình vận hành thực tiễn ở các mức độ khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau hơn 40 năm. Theo con số thống kê, năm học 2019-2020 có khoảng 930.000 học sinh lớp 1 đang theo.
Tuy nhiên, tôi cũng rất tôn trọng quyết định của hội đồng thẩm định sách giáo khoa quốc gia. Tôi cho răng đây là một mâu thuẫn hiển nhiên, bởi vì hội đồng hiện nay làm việc theo Thông tư 33 của bộ GD&ĐT, tức la thẩm định sách giáo khoa đáp ứng chương trình phổ thông mới theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Chương trình mới đoi hoi đôi mơi cách tiếp cận, cách thức thể hiện chương trình cũng như nôi dung kiên thưc cơ bản so với theo chương trình và sách giáo khoa cũ.
Mặc dù thực tế, bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại cũng đã nhận được sự đánh giá tốt từ các địa phương, phụ huynh học sinh, thầy cô giáo".
Toa đam "Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" ngay 17/9.
"Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 88, triển khai chương trình và sách giáo khoa mới vì vậy sách giáo khoa có thể do các nhóm tác giả, tác giả nhưng phải theo chương trình tổng thể đã được phê duyệt. Đúng là sách Toán và Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục đã có sức sống, được triển khai trong thực tế, đã khẳng định và được thừa nhận nhưng một mặt nếu được lựa chọn phải đáp ứng được chương trình mới. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải làm bởi phương pháp dạy, cách tiếp cận, yêu cầu cũng đã mới.
Chúng ta thống nhất quan điểm là khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cách tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, xây dựng chương trình tiếp cận theo sự phát triển. Vậy, có môt sự thay đổi về cách tiếp cận nội dung, từ đó thay đổi về cách hình thức tổ chức các phương pháp.
Sách giáo khoa là môt trong những tài liệu quan trọng để giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình day va học. Sách giáo khoa phục vụ ngoài đối tượng học sinh cũng phải phuc vu đối tượng là phụ huynh học sinh để thực hiện đúng tinh thần đa dạng môi trường giáo dục, gia đinh phôi hơp vơi nha trương va xa hôi hoa giao duc.
Khi bô sách giáo khoa, môt tài liệu dạy học mà chỉ có những người chuyên sâu mới sử dụng được, môt nhóm giáo viên quan tâm hoặc được tập huấn để thực hiện thì chưa phải là đại diện cho sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì vậy, tài liệu quan trọng như sách giáo khoa phai phục vụ chính cho giáo viên, cộng đồng xã hội, phu huynh học sinh để cùng đồng hành, cùng giúp đỡ thầy cô trong quá trình học tập của con em tiến bộ", TS. Pham Tât Thăng nhân manh.
Bên canh đo, PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam lai đanh gia: "Bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại được biên soạn trên một quan điểm giáo dục riêng và đã được thực hiện trong suốt 40 năm và có một khối lượng giáo viên và học sinh rất lớn và đạt được kết quả tốt.
Tuy nhiên, hiện tại, hội đồng quôc gia thẩm định sách giáo khoa cũng không thông qua bộ sách này, tưc la đã chọn được giải pháp thích hợp hơn. Theo tôi, trong dòng chảy lịch sử, đó cũng là chuyện bình thường.
Đăc biêt, tôi đanh gia kết luận của hội đồng thẩm định là khách quan. Theo tôi biết, hội đồng đó không vi phạm những nguyên tắc vê tư cách, khả năng, cung không có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có ai đó cho rằng có một sự chỉ đạo nên lưu ý Bộ này Bộ kia...
Với tư cách từng là một người trong hội đồng thẩm định sách giáo khoa, giáo trình, tôi khăng đinh, khi thẩm định, cac thanh viên không đươc biết thông tin về tác giả. Thẩm đinh theo phương pháp đánh số, ký hiệu và xoá tên tác giả và những người tham gia biên soạn giông như "doc phach châm thi". Điều này tránh sự thiên vị. Chúng ta cần nhin nhân tư cốt lõi của vấn đề, các bộ sách giáo khoa đưa vào chương trình mới có phù hợp với quan điểm giáo dục và chỉ đạo của Đảng và nhà nước và giới chuyên môn không".
Theo TS. Pham Tât Thăng, một bộ sách giáo khoa tốt phải đáp ứng được 4 yêu cầu: phải thể hiện đúng chương trình; phải có chất lượng tốt, thể hiện ở lựa chọn minh hoạ kiến thức đã được lựa chọn trong chương trình, hình thức thể hiện phải tốt; dễ sử dụng với cả người dạy, người học, phụ huynh học sinh; va giá thành của sách giáo khoa cũng cần phù hợp với mức độ chi tiêu của đại đa số gia đình học sinh.
TS. Phạm Tất Thắng khăng đinh tôn trong quyêt đinh cua hôi đông quôc gia thâm đinh sach giao khoa.
Hôi đông thâm đinh chiu trach nhiêm trươc toan xa hôi
TS. Phạm Tất Thắng cho răng: "Đanh gia vê bô sach vơi sưc sông 40 năm, phải giải quyết hai vấn đề, một là bộ sách được triển khai khá rộng và quá trình triển khai lâu dài được thực tế ghi nhận. Nhưng con số 40 năm để chúng ta phải chú ý. Thực tế 40 năm qua, chương trình đã thay đổi, kiến thức đã thay đổi.
Chương trình giáo dục phổ thông mới trên môt nguyên tắc căn bản là kế thừa cái tốt nhất của giáo dục để làm căn cứ thực hiện chương trình. Hiện nay những cái ưu việt nhất đều được chuyên gia đưa vào sách giáo khoa: giáo dục nghệ thuật theo phương pháp tiếp cận năng lượng, mô hình trường học mới,...".
Theo Tổng thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam, viêc đanh gia chất lượng bộ sách quan trong nhât la thông qua chuẩn đầu ra của những người học bộ sách đó được hiển hiện định tính ra sao, chư không phai thông qua câu hoi cam quan tư môt sô giao viên, phu huynh, hoc sinh.
"Tôi cho răng, nhận định bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại tốt là đúng, điều đó là đáng mừng. Nhưng sách giáo khoa cải tiến có yêu cầu rất khác các loại sách khác. Giáo dục phổ thông là loại sách rất quan trọng, luôn luôn phải điều chỉnh đổi mới cho phù hợp. Chúng ta đã thấy lịch sử điều chỉnh sách giáo khoa có nhiều giai đoạn, năm 1981 điều chỉnh một lần, năm 2002 điều chỉnh tiếp và năm nay chúng ta điều chỉnh tiếp để đuổi kịp dòng chảy chung của giáo dục.
Chung ta phải thừa nhận sức sống của những bộ sách. Nhưng nó có tốt hay không thì chưa khẳng định được", PGS.TS Pham Văn Tinh khăng đinh.
Vơi tư cach tưng la môt thanh viên thâm đinh sach giao khoa, ông cung chia se: "Trong qua trinh thâm đinh sách giáo khoa, như tôi được chứng kiến, các tiêu chí đưa ra cần được bàn luận. Có những lúc, hội đồng tranh cãi không khoan nhượng. Hôi đông thâm đinh có trách nhiệm đưa ra bộ sách cho toàn dân học nên không thể xuề xoà.
Ngay cả bộ sách của GS. Hồ Ngọc Đại cũng có thể điều chỉnh được theo ý kiến tư vân của hội đồng. Tôi tưng thây những bộ sách phải sửa đến gần 1.000 chi tiết bởi các thành viên hội đồng đưa ra.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam đanh gia kêt qua sach giao khoa công nghê giao duc cua GS. Hô Ngoc Đai bi loai la tât yêu trong dong chay lich sư.
Vì thế, chúng ta không nên băn khoăn trong việc phải sửa nhiều chi tiết mà chúng ta chỉ nên băn khoăn việc sửa chi tiết có hướng đến định hướng và có tính khả thi khi sửa hay không.
Nếu xuất phát từ tinh thần cầu thị và tinh thần vì giáo dục, thì chúng ta phải xem xét ý kiến của hội đồng có xác đáng và chủ biên có nên lưu ý hay không. Nhưng GS. Hồ Ngọc Đại không có ý định sửa chữa, đó cũng là quyền của chủ biên.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng khi tham gia một cuộc thi, chúng ta phải tuân theo ý kiến của giám khảo hoặc nếu nhân thây không thoa đang thi có quyền phúc khao. Tôi nghĩ đánh giá bộ sách giáo khoa là vấn đề hệ trọng và chúng ta cần đánh giá thật khách quan".
TS. Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học, bộ GD&ĐT thông tin thêm: "Bộ GD&ĐT thực hiện chức năng cùng với hội đồng thẩm định sẽ thực hiện thẩm định sách giáo khoa một cách khoa học, công bằng, minh bạch để tất cả các lực lượng cùng tham gia phản biện.
Bô đang lấy ý kiến ban hành thông tư, quy định về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa theo các địa phương; đông thơi, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, chấn chỉnh đối với các địa phương còn lúng túng, hay trong quá trình triển khai cần hướng dẫn thêm.
Bộ GD&ĐT cung sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát để báo cáo Chính phủ, Quốc hội để có phát hiện những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người học và những bất thường trong cơ chế cung cầu của thị trường, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế trên toàn quốc trong thơi gian tơi".
Theo nguoiduatin
Thẩm định sách giáo khoa như "rọc phách chấm thi" PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết: "Thẩm định sách giáo khoa theo phương pháp đánh số, ký hiệu và xoá tên tác giả và những người tham gia biên soạn giống như "rọc phách chấm thi" để tránh sự thiên vị". Sách giáo khoa mới sẽ được triển khai từ lớp 1, năm học...