Giá sữa ổn định đến cuối năm: Người tiêu dùng có mừng vui?
Mới đây, thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, giá sữa trong nước sẽ tiếp tục ổn định cho tới hết năm 2016 nếu không có gì bất thường. Đây tưởng là một tin vui nhưng lại khiến người tiêu dùng mừng hụt, thậm chí là bức xúc. Vì giá sữa nguyên liệu thế giới đã giảm mạnh từ đầu năm tới nay, lẽ ra giá sữa trong nước sẽ phải giảm theo.
Theo Bộ Tài chính, giá sữa nguyên liệu thế giới giảm nhưng đó chỉ là giá chào bán, các doanh nghiệp Việt Nam cần có thời gian để đàm phán mua. Bên cạnh đó, giá sữa trong nước cao do các yếu tố chi phí đầu vào tăng: lương tối thiểu vùng trong năm 2015 tăng, giá điện, xăng dầu và chi phí quảng cáo khiến giá sữa thành phẩm khó giảm.
Bộ Tài chính “đồng ý” với giá sữa?
Trong thông cáo mới phát đi ngày 21/9 về điều hành giá sữa trong nước, Bộ Tài chính cho biết từ tháng 4 đến nay, giá sữa nguyên liệu tại hai thị trường Tây Âu và châu Úc có xu hướng giảm khoảng 20%.
Cụ thể, bột sữa nguyên kem giá bán tháng 3 là 2.876 USD/kg, đến tháng 6 đã giảm xuống 2.680 USD/kg; các loại sữa bột gầy chưa tác bơ, chưa pha thêm dường hoặc chất ngọt khác giá bán tháng 3 là 4,6 USD/kg đến tháng 6 đã giảm xuống còn 2,32 USD/kg; sữa bột gầy Low Heat giá bán tháng 4 là 3 USD/kg nhưng tháng 6 đã giảm xuống còn 2,57 USD/kg.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài Chính, mức giá trên mới chỉ là mức giá chào bán của các đối tác, chưa phải mức giá mà các doanh nghiệp sữa Việt Nam mua được. Các doanh nghiệp Việt Nam phải mất thời gian đàm phán, ký kết hợp đồng mới đưa vào sản xuất và lưu thông sản phẩm ra thị trường.
Hiện, trong cơ cấu giá thành sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sản xuất trong nước, các loại nguyên liệu sữa (chiếm khoảng 40-45% giá bán, trong đó loại sữa bột gầy, sữa bột nguyên kem trong tùy loại sản phẩm sữa chiếm khoảng 20-25% giá bán). Chính vì thế, giá sữa nguyên liệu giảm mạnh trong thời gian qua sẽ là cơ hội lớn để giá sữa thành phẩm trong nước giảm.
Nhưng theo Bộ Tài chính, ngoài yếu tố độ trễ thời gian ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu sữa trên thế giới, chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán hàng, nhân công… trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến giá sữa bán ra.
Mặt hàng sữa thành phẩm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi còn chịu tác động tăng giá như tăng lương tối thiểu vùng 14% trong năm 2015, tăng tỷ giá 3% từ đầu năm đến nay, điều chỉnh Luật Thuế với trần chi phí quảng cáo trên 15% tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp được dỡ bỏ cũng tác động tới chi phí giá thành.
Đặc biệt, giá điện được điều chỉnh tăng 7,5% trong tháng 3 cũng tác động đến chi phí và giá thành sản xuất sữa của Việt Nam. Giá nước sạch trong kế hoạch tăng, giá xăng dầu vẫn ở mức cao… Đây là các yếu tố khiến chi phí sản xuất sữa trong nước không giảm khiến giá thành sản phẩm khó giảm theo.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài chính, suốt 15 tháng qua, có lúc các doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh tăng giá sữa do có thời điểm chi phí sản xuất sữa tăng, tuy nhiên Bộ Tài Chính vẫn yêu cầu các DN giữ ổn định giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhờ vậy, giá sữa trong nước vẫn giữ được ổn định cho đến nay.
Theo Bộ Tài chính, nếu không có diễn biến bất thường, từ nay đến hết năm 2016, giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được giữ ổn định. Điều đó có nghĩa, giá sẽ chưa thể giảm trong thời gian tới đây, dù giá nguyên liệu nhập khẩu từ thế giới vẫn tiếp tục giảm sâu. Đây sẽ là thông tin khiến người tiêu dùng trong nước không khỏi thất vọng.
Lý do chưa đủ thuyết phục
Cách lý giải trên của Bộ Tài chính có lẽ chưa đủ sức thuyết phục với người dùng khi mà thực tế từ đầu năm tới nay, giá sữa nguyên liệu bột gầy trên thị trường Australia và New Zealand đã giảm xuống còn 22%. Còn trên thị trường Tây Âu, giá loại sữa cũng giảm tới 15%. Đây chính là hai thị trường nhập khẩu sữa bột nguyên liệu lớn nhất để sản xuất sữa đóng hộp và sữa nước cho Việt Nam.
Đồng thời, theo số liệu của Bộ Công Thương, trong tháng 8/2015, giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới giảm mạnh từ 12-20%, trong đó giảm nhiều nhất tại thị trường Úc, với biên độ giảm từ 30-35% so với tháng trước.
>> Nguyên liệu giảm 20% giá sữa đứng yên: Chuyện bình thường?>> Bộ Tài chính ‘bênh’ giá sữa>> Giá sữa Việt Nam vẫn ‘một mình một chợ’
Tại thị trường châu Âu, giá sữa bột gầy (1,25% bơ) tiếp tục giảm còn 1.650 – 1.925 USD/tấn, giá sữa bột nguyên kem (26% bơ) giảm còn 1.900 – 2.475 USD/tấn. Giá bột whey giảm 150 USD/tấn so với tháng trước. Tại thị trường châu Úc, giá sữa bột gầy (1,25% bơ) giảm còn 1.325 – 1.700 USD/tấn, giá sữa bột nguyên kem (26% bơ) giảm còn 1.450 – 2.000 USD/tấn.
Điều này chứng tỏ, trong khi giá nguyên liệu sữa giảm từ đầu năm đến nay thì giá của hơn 700 loại sữa trong nước vẫn đứng yên (dù đã nằm trong danh sách bình ổn giá). Cũng như thị trường sữa Việt Nam đang phụ thuộc đến 80% nguyên liệu nhập khẩu lại không giảm giá khi giá sữa giảm là điều vô lý.
Thêm vào đó, theo Cục Thuế Xuất nhập khẩu, Tổng Cục Hải quan cho biết, hiện nay giá sữa chào bán trên thị trường đang cao trung bình gấp 5 lần so với giá nhập khẩu.
Cụ thể, giá một số sản phẩm sữa bột sau thông quan vào khoảng từ 4-5 USD/hộp (tương đương với mức 80.000 – 100.000 đồng). Còn giá bán lẻ trên thị trường thực tế qua khảo sát là từ 20 – 25 USD/hộp (tương đương 400.000 – 500.000 đồng), tức là gấp 5 lần so với giá nhập khẩu.
Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, cần tính toán kỹ xem sữa nguyên liệu đầu vào hiện đang chiếm bao nhiêu phần trăm chi phí để có điều chỉnh giá hợp lý cho người tiêu dùng. Do hiện nay về phương pháp quản lý, quan trọng nhất là kiểm soát chi phí của DN, từ giá vốn nhập khẩu, cho đến thuế khóa, vận chuyển, hoa hồng các đại lý… Cơ quan quản lý hầu như không làm được, vì thông tin ngoài nước thì không biết, thông tin trong nước thì mập mờ…
Các chuyên gia trong ngành cho rằng sở dĩ giá sữa vẫn “bình chân như vại” là do đang có biểu hiện thao túng, chuyển giá từ nước ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đó là việc các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, sản xuất kinh doanh tăng giảm cùng thời điểm và tương tự nhau.
Đặc biệt, dù trong Luật Giá đã quy định, khi có những biến động về giá, chúng ta có quyền yêu cầu kê khai giá nhưng đến nay, việc này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Cũng như Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) khẳng định, đến tháng 8/2015, đã có 754 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được đưa vào danh sách bình ổn giá.
Song bình ổn không có nghĩa là chỉ giữ cho giá ổn định không tăng, mà bình ổn còn phải đảm bảo giá sữa hợp lý, tránh nghịch lý giá sữa trong nước không giảm, trong khi giá sữa nguyên liệu thế giới đang giảm mạnh.
Ông Đinh Tiến Dũng – Bộ trưởng Bộ Tài chính
——————————-
Việc áp giá trần đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là sản phẩm nằm trong danh mục bình ổn giá, Chính phủ cũng thống nhất cao chủ trương này và nó không vi phạm cam kết Quốc tế mà Việt Nam đã thỏa thuận. Đây là mặt hàng đặc biệt, phải chịu sự quản lý của Nhà nước, khi có biến động về giá một cách bất thường nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của người sản xuất, Nhà nước và người tiêu dùng. Ông Ngô Trí Long – Chuyên gia Kinh tế
Nguyên tắc: Một thành tố quan trọng của đầu vào hạ thì chắc chắn giá thành của nó phải hạ. Nhưng theo điều kiện hiện nay, chúng ta quản lý giá sữa theo giá trần, mà việc giá trần cao hay thấp là do cơ quan quản lý quyết định. Vì vậy, khi cơ quan quản lý không hạ giá trần thì những doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận thì tại sao họ lại phải giảm. Đó là một yếu tố mà theo tôi các cơ quan chức năng phải đi vào kiểm tra cụ thể, và có những nguồn thông tin thật chính xác. Có những căn cứ trên cơ sở đó mới thuyết phục được các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính)
Với nguyên liệu nhập khẩu dùng trong việc sản xuất sữa, có loại giảm, có loại tăng. Đặc biệt, đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, tới 70% là các sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp, nhưng giá thành kê khai tại Hải quan của các doanh nghiệp từ tháng 6 năm 2014 đến nay nhìn chung là ổn định. Do vậy, giá sữa nhập khẩu thành phẩm khi nhập về Việt Nam không tác động đến giá bán trong nước. Đây cũng là nghịch lý mà dư luận đặt ra, các cơ quan chức năng cũng phải nghiên cứu kỹ để có biện pháp xử lý.
Theo Thời báo Kinh doanh
Vì sao ở châu Âu sữa rẻ hơn cả nước?
Ở châu Âu, một lít sữa hiện có giá 1 USD trong khi một lít nước có giá 1,5 USD. Lệnh cấm nhập khẩu vào Nga và nhu cầu suy yếu của Trung Quốc là hai trong số các nguyên nhân dẫn đến kết quả này.
Nông dân châu Âu đang chật vật vì giá sữa giảm mạnh - Ảnh: AFP
Theo CNN, tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), sữa hiện rẻ hơn nước uống đóng chai. Việc một chai nước 1 lít có giá 1,5 USD trong khi 1 lít sữa chỉ có giá 1 USD là tín hiệu báo động cho nông dân chăn nuôi bò sữa ở châu Âu.
Tình trạng trên là kết quả của tác động kép từ các nguyên nhân: Nga cấm nhập khẩu sản phẩm từ châu Âu, sức cầu của Trung Quốc yếu đi và hạn chế trong sản xuất ở EU đã được gỡ bỏ.
Hàng nghìn người đã biểu tình ở Brussels (Bỉ) hôm 7.9, chặn các con phố và tấn công cảnh sát bằng cỏ khô và trứng. Trong năm nay, giá sữa bán lẻ giảm 5% và giá bán buôn giảm đến 20%, xuống chỉ còn 33 cent/lít sữa.
Nhiều nông dân đang lỗ với từng lít sữa bán ra. EU vừa cho hay họ sẽ cung cấp cho nông dân 500 triệu EUR, tương đương 555 triệu USD, hỗ trợ khẩn cấp để đối phó với tình trạng giá sữa giảm mạnh.
Nông dân EU đã và đang gặp khó sau khi Nga áp đặt lệnh cấm vận thực phẩm nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của châu Âu lên Moscow vì vấn đề căng thẳng ở Ukraine. Nga là một trong những thị trường tiêu thụ sữa lớn nhất của châu Âu. 32% số pho mát xuất khẩu và 24% số bơ xuất khẩu đến Nga.
Ngoài lệnh cấm vận nhập khẩu từ Nga, nhu cầu giảm đi từ Trung Quốc cũng khiến ngành công nghiệp sữa ở châu Âu lao đao. Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của EU về các mặt hàng sữa bột.
Hiện nông dân châu Âu đang kêu gọi áp dụng lại hạn ngạch sản xuất để cân bằng thị trường. Các hạn ngạch này vốn được dỡ bỏ từ đầu năm nay, khiến lần đầu tiên trong vòng 30 năm trở lại đây khiến nông dân tự do sản xuất bao nhiêu tùy ý. Điều này làm cung vượt cầu, là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc giá sữa lao dốc.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trẻ em Việt đang phải uống sữa giá cao so với khu vực Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, giá sữa của Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Cụ thể, giá sữa tại Việt Nam đều đang cao hơn khoảng 14% so với Thái Lan, 24% so với Philippines, 46% so với Malaysia và 60% so với Indonesia. Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp...