Giá smartphone ngày càng đắt có phải do các hãng tham lam?
Có nhiều yếu tố tác động khiến cho giá smartphone tăng mạnh trong vài năm trở lại đây.
Bài viết là quan điểm của tác giả Eric Zeman, Android Authority.
Giá smartphone hiện nay đang rất cao, một số mẫu có thể lên tới 2.000 USD. Mức giá này thậm chí vượt qua cả giá nhiều mẫu laptop tầm trung hay TV 4K.
Cách đây 5 năm câu chuyện rất khác. Mức giá hầu như loanh quanh mức 600-700 USD. Điều gì đã khiến mức giá smartphone tăng nhanh đến vậy?
Mức giá iPhone đời đầu đã bị gọi là “điên rồ”, nhưng iPhone 11 Pro Max thậm chí còn cao gấp nhiều lần. Ảnh: iJustine.
Giá smartphone thay đổi thế nào?
Đầu tiên, hãy nhìn lại giá smartphone thời kỳ đầu, chính là chiếc iPhone đầu tiên. Giá bán 599 USD của mẫu iPhone được nhiều người gọi là điên rồ.
“Sẽ không có cơ hội nào cho iPhone chiếm thị phần. Không có cách nào. Apple có thể sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, nếu nhìn vào 1,3 tỷ chiếc điện thoại bán ra, tôi mong phần mềm của Microsoft sẽ chạy trên 60 hay 70 hay 80% số điện thoại đó, hơn là 2-3% mà Apple có thể chiếm được”, CEO Microsoft lúc đó, ông Steve Ballmer nói với USA Today năm 2007.
Thực tế là rất nhiều người đã chọn mua iPhone. Những chiếc iPhone ngày nay có giá tới 1.600 USD ở mức dung lượng cao nhất, nhưng lộ trình tăng giá của iPhone là khá chậm. Giá iPhone chỉ thực sự tăng nhanh sau khi họ theo mô hình ra hai mẫu một năm từ đời iPhone 6. Những chiếc điện thoại giá cao hơn đều có tính năng tốt hơn.
Video đang HOT
Kể từ thế hệ iPhone X, giá iPhone ngày càng cao.
Google thì có lộ trình hơi khác một chút. Nexus One được bán với giá 529 USD, nhưng các dòng Nexus S tới Nexus 4 ngày càng rẻ hơn, với giá cuối cùng chỉ khoảng 350 USD. Tới Nexus 6 thì hãng lại bắt đầu tăng giá, và giờ với dòng Pixel 4 XL thì giá bán tới 999 USD.
Samsung cũng không nằm ngoài xu hướng tăng giá. Chiếc Galaxy S20 Ultra họ ra mắt đầu năm nay có gia cao nhất tới 1.599 USD, trong khi giá của Galaxy Fold là 1.980 USD.
Vì sao các hãng smartphone phải tăng giá? Theo nhận định của Avi Greengart, Chủ tịch công ty phân tích Techsponential, một phần nguyên nhân đến từ yêu cầu của người dùng.
“Thị trường điện thoại thông minh đã bão hòa và người tiêu dùng đang gắn bó với điện thoại của họ lâu hơn, vì vậy các nhà sản xuất đang cố gắng thu lợi nhuận tối đa từ mỗi chiếc smartphone. Dù cũng mang tính cơ hội, nó cũng phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng: điện thoại thông minh là một khoản đầu tư dài hạn quan trọng, được sử dụng thường xuyên hơn với nhiều tác dụng hơn”, ông Greengart cho biết.
Những mẫu smartphone màn gập có giá lên tới gần 2.000 USD.
Một số hãng thì chọn cách đưa ra những smartphone tốt ở tầm giá 800 USD để thu hút người dùng, như OnePlus. Cũng cần lưu ý rằng đây mới là mức giá bán chạy nhất của nhiều hãng, như iPhone 11 của Apple hay Galaxy A50 của Samsung.
Điện thoại ngày nay “đắt xắt ra miếng”
Dù vậy, có thể nói là điện thoại cao cấp ngày nay vẫn đáng giá vì những gì nó mang lại.
“Màn hình ngày càng lớn, kính cường lực tốt hơn, khung máy chặt và viền nhỏ hơn. Pin cũng lớn hơn, dung lượng lưu trữ tăng mạnh, còn các thành phần xử lý ngày nay thậm chí có thể so sánh với laptop về mặt hiệu năng. Bộ nhớ tăng, chip xử lý đồ họa và AI mạnh hơn. Máy điện thoại ngày nay cũng có nhiều anten hơn, nhiều camera hơn và hàng tá linh kiện sinh trắc học lẫn bảo mật.
Linh kiện đắt tiền, nhiều trang bị công nghệ là lý do chi phí sản xuất smartphone ngày càng cao.
Những mẫu smartphone đắt nhất hiện nay còn có các công nghệ như màn hình gập, modem băng siêu rộng, zoom quang học phức tạp, LiDAR hay 5G”, ông Greengart phân tích những yếu tố khiến giá điện thoại tăng.
Còn một yếu tố khác cần cân nhắc là phần mềm. Dù Google không thu phí sử dụng Android, các hãng đều đầu tư vào phát triển những phiên bản riêng của phần mềm như One UI trên Samsung, hay EMUI trên smartphone Huawei. Họ cũng phát triển các dịch vụ đi kèm như Siri, Google Assistant hay Bixby.
“Lấy ví dụ công nghệ AI, nó xuất hiện ở rất nhiều nơi trên điện thoại và chi phí để vận hành không nhỏ. Không phải hãng nào cũng có công nghệ của riêng mình, nhưng như vậy có nghĩa họ còn phải trả tiền bản quyền công nghệ”, nhà phân tích Carolina Milanesi nhận xét.
Rõ ràng các hãng không tự nhận phần thiệt về mình, mà sẽ đưa những khoản phí này vào giá thành smartphone. Thật khó tưởng tượng giá smartphone sẽ có lúc giảm. Nhiều khả năng là các mẫu smartphone đầu bảng sẽ tiếp tục đẩy giá lên cao, đồng thời với chất lượng của chúng.
Tin mừng là vẫn còn nhiều lựa chọn giá mềm hơn. Nếu muốn những mẫu smartphone “diệt flagship”, bạn vẫn có thể chọn các thương hiệu như OnePlus, Xiaomi hay cả Nokia.
Samsung có thể chèn quảng cáo vào màn hình khóa smartphone, đợi 15 giây mới mở màn hình
Smartphone giá rẻ của Samsung có thể hiển thị quảng cáo để giảm giá bán.
Một tin đồn mới xuất hiện cho rằng Samsung đang thử nghiệm ý tưởng đặt quảng cáo trên giao diện One UI. Doanh thu từ quảng cáo có thể sẽ giúp Samsung giảm giá bán của một số chiếc smartphone của hãng Hàn Quốc. Đây cũng là chiến lược mà Xiaomi đã từng sử dụng.
Nguồn gốc của tin đồn này xuất phát từ trang Tizen Help, khi có một độc giả chia sẻ bức ảnh chụp màn hình smartphone Samsung với một mẩu quảng cáo hiển thị trên màn hình khóa. Giao diện được cho là One UI 2.5, phiên bản tiếp theo mà Samsung sẽ ra mắt.
Một mẩu quảng cáo hiển thị trên màn hình khóa, người dùng buộc phải bấm vào hoặc đợi 15 giây mới có thể mở khóa màn hình.
Quảng cáo này sẽ có bộ đếm thời gian. Người dùng buộc phải bấm vào để xem quảng cáo, hoặc sẽ phải đợi 15 giây để quảng cáo tự tắt, rồi mới có thể mở khóa smartphone. Nguồn tin này cũng tiết lộ có các quảng cáo xuất hiện trong ứng dụng của Samsung.
Trước đây, Xiaomi cũng từng hiển thị quảng cáo trên những chiếc smartphone sử dụng giao diện MIUI của mình. Và điều đó khiến người dùng cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên giá bán của smartphone Xiaomi rẻ hơn rất nhiều, nếu so sánh với mặt bằng chung của thị trường, do đó người dùng có thể chấp nhận sự khó chịu đến từ các quảng cáo để đối lấy giá bán rẻ.
Nếu Samsung cũng làm giống như Xiaomi, có thể giá bán smartphone sẽ được giảm xuống. Tuy nhiên chưa chắc điều đó đã làm hài lòng người tiêu dùng. Samsung cũng chắc chắn sẽ không đưa các quảng cáo này lên dòng smartphone flagship cao cấp của mình. Có thể những chiếc smartphone thuộc dòng Galaxy A và Galaxy M giá rẻ sẽ được đưa quảng cáo vào để giảm giá bán.
Android Authority cũng đã liên hệ với Samsung để xác nhận tin đồn trên, nhưng hiện tại đại diện của Samsung vẫn chưa có bất kỳ phản hồi nào. Đây cũng có thể chỉ là một thử nghiệm và chưa chắc Samsung sẽ đưa vào sử dụng.
Galaxy M21 đối đầu với Realme 6i - 2 đại diện đáng chú ý giá 5 triệu Galaxy M21 nổi bật với viên pin dung lượng lớn 6.000 mAh, trong khi Realme 6i có thiết kế bắt mắt, 4 camera sau. Nửa đầu năm 2020, các hãng liên tục giới thiệu sản phẩm mới trong phân khúc tầm trung. Galaxy M21 là model mới nhất thuộc dòng M của Samsung. Thiết bị được giới thiệu tại Việt Nam vào tháng...