Giá phân bón tăng chạm nóc, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đề nghị doanh nghiệp giữ cam kết, nông dân dùng tiết kiệm
Trước tình hình giá phân bón tăng cao, Bộ NNPTNT vừa ban hành Chỉ thị số 653/CT-BNN-BVTV về việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả.
Giá phân bón tăng cao, Bộ NNPTNT đề nghị sử dụng phân bón tiết kiệm
Theo Chỉ thị này, Bộ NNPTNT cho biết, hiện, giá phân bón thế giới và trong nước liên tục tăng cao, nguồn cung hạn chế và còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người nông dân.
Trong khi đó, tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón lãng phí vẫn còn xảy ra ở hầu hết các địa phương làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
Trước thực tế này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã có chỉ thị đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở NNPTNT tổ chức tập huấn, truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả, tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân bón hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện sản xuất trồng trọt của địa phương.
Tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp, mô hình sử dụng phân bón hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý sử dụng phân bón cân đối, hiệu quả, tránh lãng phí và triển khai chương trình sử dụng phân bón hữu cơ, mô hình sản xuất phân bón tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, rác thải sinh hoạt.
Bộ NNPTNT cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn địa phương sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách, tiết kiệm, hiệu quả, cân đối, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và các nguồn vật liệu hữu cơ để thay thế một phần phân bón vô cơ.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất.
Chủ trì, phối hợp với các địa phương và tổ chức, cá nhân xây dựng mô hình sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả.
Trước tình hình giá phân bón tăng cao, Bộ NNPTNT vừa ban hành chỉ thị số 653/CT-BNN-BVTV về việc sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả. Nông dân huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long chuẩn bị bón phân cho lúa. Ảnh: Báo Cần Thơ.
Video đang HOT
Bộ NNPTNT yêu cầu Cục Trồng trọt chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn các địa phương áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Tham mưu, ưu tiên phê duyệt chương trình, đề tài, dự án về phát triển công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ từ phụ phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản…
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Thanh tra Bộ cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng phân bón, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, phân bón chưa được công nhận lưu hành, các hành vi gian lận trong ghi nhãn, trục lợi đẩy giá phân bón lên cao.
Trung tâm Khuyến nông quốc gia được giao xây dựng mô hình sản xuất giảm chi phí đầu vào, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối, hiệu quả trong các dự án khuyến nông.
Cũng trong Chỉ thị này, Bộ NNPTNT đề nghị các doanh nghiệp phân bón thực hiện cam kết và kế hoạch đã ký kết với Bộ NNPTNT về sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Chủ động tham gia liên kết sản xuất, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, các địa phương, các tổ chức liên quan để hỗ trợ, khuyến khích nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
Tiếp tục xây dựng mô hình, truyền thông, tập huấn, hướng dẫn, khuyến khích nông dân tham gia sản xuất, sử dụng phân bón cân đối, tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. -
Tăng cường ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm phân bón hiệu quả, chất lượng cao, thân thiện với môi trường, gắn với nguồn nguyên liệu sẵn có của Việt Nam.
Giá phân bón còn tăng trong năm 2022
Theo khảo sát, giá phân bón trong năm 2021 liên tục tăng cao cùng với đà tăng của thế giới.
Tại thị trường Việt Nam, giá phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu các loại (ure, DAP, kali…) cũng tăng 80 – 150% so với đầu năm 2021.
Trong một báo cáo mới nhất, Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra dự báo giá urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021.
Giá phân bón cứ tăng vù vù, nông dân Gia Lai lập tức tự làm phân giá rẻ bón cho cây vẫn tốt ầm ầm
Từ nguồn phân chuồng có sẵn và các phế phẩm nông nghiệp, Hội Nông dân huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai mô hình ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng các loại.
Mô hình ủ phân hữu cơ không chỉ giúp nông dân tiết kiệm chi phí mua phân bón mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Hầu hết bà con nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều chăn nuôi gia súc, gia cầm nên lượng phân chuồng khá nhiều. Bên cạnh đó, các phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, vỏ, lá cây... luôn có sẵn trong tự nhiên.
Dựa vào lợi thế này, Hội Nông dân huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã triển khai mô hình ủ phân hữu cơ với sự tham gia của 10 hộ đồng bào Jrai tại buôn Tơ Khế, xã Ia Tul.
Ông Ksor Trim (bìa phải; buôn Tơ Khế, xã Ia Tul, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) kiểm tra bể ủ phân hữu cơ. Ảnh: Vũ Chi
Theo ông Nguyễn Văn Diện-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Pa, trước đây, bà con vẫn thường xuyên tận dụng nguồn phân bò, phân heo để bón cho cây trồng. Các loại phân này rất tốt cho cây trồng nhưng nếu chưa hoai mục sẽ chứa nhiều loại nấm bệnh gây hại, kèm thêm mầm cỏ dại.
Vì vậy, khi áp dụng phương pháp ủ phân hữu cơ, có sử dụng kèm chế phẩm vi sinh sẽ giúp giai đoạn phân hủy diễn ra nhanh hơn, diệt sạch mầm cỏ cũng như tạo hệ vi sinh vật có ích chống lại nấm bệnh.
Cách thức ủ phân hữu cơ rất đơn giản. Điểm ủ phân có thể là nhà kho, chuồng trại nhưng tốt hơn hết là xây bể ủ. Trước tiên dùng các loại bã thực vật trộn đều với chế phẩm Trichoderma, sau đó cho một lớp phân chuồng có độ ẩm 40-50%, rồi rải thêm một lớp chế phẩm vi sinh, một lớp super lân và cứ tiếp tục như thế cho đến khi lượng phân đạt 1-1,5 m3.
Với khoảng 1 tấn phân chuồng, phụ phẩm nông nghiệp, kết hợp khoảng 1-2 kg chế phẩm vi sinh là phù hợp.
Dùng bạt phủ kín để che mưa, nắng. Khi nhiệt độ trong phân tăng cao sẽ ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như diệt các loại mầm bệnh trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc.
Vào mùa đông, sau khi ủ 1,5-2 tháng, phân có thể sử dụng được; còn mùa hè, thời tiết nắng nóng, quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn nên chỉ cần 30-40 ngày là có thể sử dụng phân để bón cho cây trồng.
Sau khi được tập huấn kỹ thuật, gia đình ông Ksor Trim đã đăng ký tham gia mô hình. Dẫn chúng tôi tham quan bể chứa phân bón, ông Trim cho biết: Gia đình nuôi 10 con bò và 3 con heo, lượng phân chuồng thu được rất lớn, lượng lá cây khô xung quanh nhà lúc nào cũng có sẵn nên rất thuận lợi để tham gia mô hình.
Gác bằng đại học, trai trẻ Bình Thuận bỏ phố về làng nuôi ốc đặc sản bao la bát ngát, hóa ra lại giàu to
Theo hướng dẫn, ông xây bể chứa khoảng 9 m2, cao 1,2 m ngay bên cạnh chuồng bò. Lượng phân ủ khoảng 3 tấn. Mặc dù mới ủ được 1 tuần nhưng qua kiểm tra thấy phân đã hoai mục khá nhiều.
Khoảng 1 tháng nữa là có thể bón cho hơn 2 ha mì. Nếu dư thì ông sẽ bán lại cho bà con trong xóm. Nhiều người thấy ông làm cũng đăng ký mua phân để bón ruộng.
Từ nguồn vốn vayt Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, gia đình anh R'Ô Tiêm cũng đang xây bể chứa để tiến hành ủ phân hữu cơ. Anh cho hay: Trước đây, các loại rơm rạ, lá cây thường được đốt bỏ, còn phân thì dồn thành đống để bón ruộng nhưng phải mất khoảng 3 tháng mới có thể sử dụng. Nay thấy ủ phân hữu cơ tiết kiệm thời gian hơn nhiều, gia đình quyết định làm theo, thấy vừa đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, tận dụng được nguồn rác thải mà phân lại tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng hơn.
Với giá phân bón đang tăng cao như hiện nay thì phương pháp ủ phân hữu cơ sẽ giúp bà con giảm chi phí đầu tư mua phân hóa học để bón ruộng mà năng suất cây trồng tăng cao.
Ông R'Ô Tiơn-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Tul-thông tin: Sau khi tập huấn, mỗi hộ tham gia mô hình được vay 5 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, thời gian vay 1 năm để đầu tư xây bể ủ phân bón, mua nguyên liệu.
Quảng Nam: "Cãi lại cả làng", nông dân U40 bất ngờ lãi hàng trăm triệu mỗi năm nhờ chung thủy với loài hoa "nữ hoàng"
Nhận thấy triển vọng của mô hình, nhiều gia đình khác trong xã cũng học tập, làm theo. Hội Nông dân khuyến cáo bà con sử dụng nguyên liệu ủ phân có kích thước càng nhỏ càng tốt, có thể lá, vỏ cây, rơm rạ, trấu, mùn cưa, bã cà phê...
Với những phế phẩm nông nghiệp có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn hơn 1 gang tay. Đối với rơm, rạ tươi cần ủ 25-30 ngày trước khi đưa vào trộn với phân chuồng và nên tưới ẩm trước khi ủ, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Bà con cũng nên làm mái che để đảm bảo độ ẩm vừa đủ, tránh trời mưa sẽ làm phân trôi mất chất dinh dưỡng.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khẳng định: Nhờ tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp, phương pháp ủ phân hữu cơ vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa giúp phân bón có giá trị dinh dưỡng cao hơn mà giá thành giảm 30% so với các loại phân vô cơ trên thị trường.
Khi dùng loại phân này, rau màu không chỉ cho năng suất cao, lá xanh mướt mà còn phòng được các bệnh xì mủ, vàng lá, thối rễ...
Hoa Tết 2022 tăng giá vì diện tích trồng giảm tại các tỉnh phía Nam Theo các nhà vườn tại phía Nam, năm nay nông dân giảm diện tích trồng hoa, nên giá hoa Tết sẽ tăng 20%. Các đơn vị, doanh nghiệp đang tất bật chuẩn bị hoa phục vụ thị trường Tết 2022. Nguồn cung hạn chế Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, thị trường hoa Tết tại các tỉnh phía Nam đang bước...