Giá nhiều loại nông sản miền Tây chạm đáy
Giá khoai lang tím Nhật, bưởi Năm Roi, nhãn, chôm chôm… tại miền Tây đang ở mức rất thấp từ 2.000-9.000 đồng mỗi kg khiến nhiều nông dân thua lỗ.
Đang điều phối nhóm nhân công nhập kho 120 tấn khoai lang mua của nông dân địa phương chất vào kho, ông Sơn Văn Luận, 67 tuổi, Chủ nhiệm hợp tác xã Thanh Ngọc ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết, lúc này gần cuối vụ nhưng giá khoai cũng không nhích lên nỗi, chỉ khoảng 2.500-3.000 đồng một kg.
“Số khoai này tôi mua vét cho bà con rồi tìm cách kết nối các nơi để bán chứ chưa có đầu mối nào đảm bảo tiêu thụ hết”, ông nói.
Khoai lang thu mua được tập kết về kho của một HTX tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, ngày 17/9. Ảnh: Châu Thành
Theo chủ nhiệm HTX này, trước Tết Nguyên đán, khoai lang tím Nhật được mua xuất sang Trung Quốc với giá một triệu đồng mỗi tạ (60 kg). Tuy nhiên, sau Tết, dịch Covid-19 tái bùng phát, giá giảm còn 600.000 đồng, rồi 400.000 đồng một tạ… và 30.000 đồng mỗi tạ vào đầu tháng 6. Hiện nay vào cuối vụ, giá có nhích lên, khoảng 150.000-160.000 đồng mỗi tạ nhưng với giá này người dân vẫn thua lỗ nặng.
Hiện chi phí trồng khoai 150-200 triệu đồng mỗi ha, cho sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn. Với giá khoai loại tốt nhất hiện giờ tại ruộng gần 3.000 đồng mỗi kg thì không thể nào bù nỗi chi phí đầu tư. Theo ông Luận, chưa lúc nào người trồng khoai khốn khó thế này. Hàng loạt nông dân sau khi thu hoạch xong do thua lỗ nặng lại gặp dịch bệnh hoành hành đã bỏ rộng, không xuống giống vụ mới.
Video đang HOT
Ruộng khoai lang của nông dân huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Châu Thành
“Khoảng 3 tuần trước, chỉ riêng HTX của tôi tồn đọng gần 600 tấn khoai nên đã bán lỗ hơn 400 tấn cho những người làm từ thiện và nhà máy chế biến thức ăn gia xúc với giá 500-2.000 đồng mỗi kg (tuỳ loại); còn hơn 100 tấn phải bỏ vì bị hư hỏng do trữ lâu”, chủ nhiệm HTX nói.
Huyện Bình Tân là thủ phủ khoai lang tím Nhật của tỉnh Vĩnh Long có diện tích 12.000-13.000 ha mỗi năm nhưng hiện chỉ còn khoảng 7.000 ha. “Địa phương đang còn khoảng 600 ha khoai tới lúc thu hoạch, sản lượng gần 2.000 tấn. Sản phẩm không còn ùn ứ nhưng giá bán quá thấp khiến nhiều nông dân lâm cảnh khó khăn”, ông Nguyễn Văn Tập – Chủ tịch UBND huyện Bình Tân nói.
Trong khi đó, tại Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long có khoảng 2.000 ha bưởi Năm Roi cho sản lượng khoảng 23.000 tấn mỗi năm. Những năm chưa có dịch Covid-19, giá bưởi tại vườn thường ở mức 18.000-30.000 đồng mỗi kg, dịp lễ Tết lên 40.000-50.000 đồng. Nhưng nay người dân trồng bưởi cũng đang lâm cảnh khó vì giá xuống rất thấp.
Gia đình bà Nguyễn Thị Sương, 54 tuổi, trồng một ha bưởi Năm Roi đang cho thu hoạch. Trước khi đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, giá bán 10.000-14.000 đồng mỗi kg nhưng nay chỉ còn 2.000-9.000 đồng, tuỳ kích cỡ, trọng lượng trái. “Mức giá này thấp nhất 10 năm qua, không thể nào bù lại tiền phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc được”, bà Sương nói.
Thương lái thu mua bưởi Năm Roi của người dân Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Châu Thành
Tương tự ở Sóc Trăng, Cần Thơ, giá nhiều loại trái cây đặc sản tại vườn cũng ở mức rất thấp. Hiện giá chôm chôm được thương lái thu mua 5.000-6.000 đồng một kg, nhãn ido, nhãn tiêu da bò 6.000-8.000 đồng, thanh nhãn 30.000 đồng mỗi kg…; thấp hơn 2-3 lần so với thời điểm chưa bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư.
Lý giải nguyên nhân giá nông sản xuống thấp , ông Sơn Văn Luận, Chủ nhiệm hợp tác xã Thanh Ngọc cho biết, khoai của người dân nơi đây trồng chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng mấy tháng qua, nước này không nhập hàng nữa nên giá giảm rất nhanh.
Trong khi đó, với mặt hàng bưởi Năm Roi, việc mất đi thị trường tiêu thụ lớn là TP HCM khiến mặt hàng này ảnh hưởng nặng. “Trước đây, hàng ngày tôi bán cho các mối ở TP HCM 8-10 tấn bưởi. Nhưng 3 tháng qua, dịch bệnh bùng phát mạnh, chợ đầu mối đóng cửa, giãn cách… việc tiêu thụ ở thị trường lớn nhất nước này “đóng băng”. Do đó, hiện tôi chỉ còn bán ra Hà Nội, nhưng số lượng chỉ 4-6 tấn mỗi ngày”, ông Nguyễn Thanh Quý, chủ vựa trái cây ở Thị xã Bình Minh nói.
Theo ông, thị trường bị co hẹp, trong khi sản lượng không giảm nên các vựa phải bán ra giá thấp để kích thích tiêu thụ. Từ đó, họ hạ giá mua của người dân để không bị lỗ và bù lại phần chi phí tăng cao…
Ông Nguyễn Trung Kiên – Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long cho biết, hiện nông sản của người dân vẫn được tiêu thụ tại địa phương, các tỉnh lân cận và TP HCM; không bị tồn đọng, còn giá cả tuỳ từng thời điểm.
Theo ông Kiên, với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, Tổ công tác 970 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)… từ 16/7- 10/9, có hơn 230.000 tấn nông sản chủ yếu của nông dân trong tỉnh thu hoạch được tiêu thụ. Trong đó, gần 54.000 tấn được tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh khoảng 180.000 tấn qua hệ thống chợ truyền thống, chợ nông sản, kết nối cung cầu với các tỉnh thành, doanh nghiệp đầu mối…
Đồng Tháp hỗ trợ tiêu thụ hơn 37 nghìn tấn nông sản cho dân
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đã chủ động triển khai đến các địa phương về phương pháp kết nối với Tổ công tác 970 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp với Sở Công Thương nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và thông báo đến các hợp tác xã, hội quán trên địa bàn tỉnh để liên kết tiêu thụ nông sản cho nông dân trong mùa dịch.
Nông dân Đồng Tháp thu hoạch lúa Hè Thu. Ảnh: Chương Đài/TTXVN
Đến nay các cơ sở, tổ hợp tác, hợp tác xã được giới thiệu tiêu thụ nông sản ở 82 cơ sở kinh doanh; trong đó, có 24 cơ sở thu mua rau củ quả, 26 cơ sở thu mua cây ăn trái, 25 cơ cở thu mua thủy sản 6 cơ sở thu mua lúa gạo.
Từ cuối tháng 7 đến nay, tổng sản lượng tiêu thụ hơn 37 nghìn tấn rau củ quả, trái cây và thủy sản các loại. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động kết nối với Tổ công tác 970 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên trang web https://htx.cooplink.com.vn để tiêu thụ với các đơn vị, doanh nghiệp cần mua; đồng thời, hỗ trợ đăng 35 thông tin bán nông sản của các hộ nông dân trong tỉnh gồm nhiều mặt hàng.
Vừa qua, Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp liên kết và tiêu thụ cho nông dân nhiều combo nông sản thông qua nhà phân phối Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị như: combo sống khỏe với giá 200 nghìn đồng/5 món/13kg, combo hạnh phúc giá từ 100-120 nghìn đồng/4 món/6-8kg, combo tăng cường sức đề kháng giá 250.000 đồng/4 món với các loại nông sản như cam xoàn, khoai môn, chanh, ổi, xoài, mật ong, sả, gừng, mướp đắng, dưa leo... Sản phẩm thủy sản có combo tăng cường thể chất với giá từ 430-530 ngàn đồng với nhiều loại gồm: cá tra, lươn, ếch, tôm thẻ, tôm càng xanh, cá điêu hồng, cá rô.
Ngoài ra, Hội nông dân tỉnh còn có bảng giá 23 loại nông thủy sản khác khi khách hàng có nhu cầu kết nối, tiêu thụ. Theo bà Phan Thị Kim Nhung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp, chương trình kết nối bán hàng nông sản theo combo được triển khai nhằm góp phần giảm ùn ứ nông sản cho nông dân trên địa bàn; đồng thời, hỗ trợ người dân các tỉnh, thành gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 có thể tiếp cận nguồn thực phẩm chất lượng với giá cả hợp lý.
Cùng đó, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh cũng phối hợp với các Huyện đoàn hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trong mùa dịch. Chị Huỳnh Châu Yên - Bí thư Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Đồng Tháp cho biết, nhiều mặt hàng nông sản ùn ứ của nông dân được hỗ trợ tiêu thụ, góp phần giúp người nông dân thu hồi vốn, tiếp tục tái sản xuất. Sau hơn 4 đợt kết nối, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh hỗ trợ tiêu thụ cho nông dân trên 45,7 tấn nông sản và hơn 17 ngàn quả trứng vịt, gà với tổng trị giá khoảng 781 triệu đồng. Không chỉ dừng lại đó, nhiều đơn vị và cơ sở Đoàn trực thuộc Đoàn Khối các cơ quan tỉnh còn mua nông sản ủng hộ cho các bếp ăn tập thể tại các bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn.
Đến nay, tỉnh Đồng Tháp có 12/12 huyện, thành phố thành lập Tổ hỗ trợ tiêu thụ nông sản. Các Tổ đã hỗ trợ nông dân, hội quán, tổ hợp tác, hợp tác xã tiêu thụ nông sản; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, thu hoạch của thương lái, doanh nghiệp thu mua,vận chuyển nông sản tại địa phương. Sở Thông tin truyền thông tỉnh Đồng Tháp cũng đã hỗ trợ hợp tác xã, hội quán và nông dân tham gia sàn điện tử Postmart.vn, voso.vn để tiêu nhãn, cam, quýt và khoai môn.
Ngày 8/9 vừa qua, Sàn giao dịch thương mại điện tử Market.nhovn.com (Market NHO) đã giới thiệu hỗ trợ cấp miễn phí cấp mã QR Code nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối đầu ra cho sản phẩm thực phẩm và nông sản; kết nối đầu vào nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và nông sản; tìm mua các sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận bởi tiêu chuẩn chất lượng. Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều cửa hàng, công ty... phải đóng cửa nhưng gian hàng tại Sàn Market NHO được hoạt động xuyên suốt 24/24.
Doanh nghiệp gỗ duy trì sản xuất, đáp ứng đơn hàng cuối năm Cả nước hiện đang cùng chung tay ứng phó dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ gần hai tháng qua. Điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến các loại nông sản, lâm sản, trong đó có ngành...