Giá nhiên liệu tại Triều Tiên tăng “chóng mặt” sau lệnh trừng phạt của LHQ
Giá xăng và dầu thô ở Triều Tiên tăng mạnh sau lần thử hạt nhân thứ 6 và sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) ban hành lệnh trừng phạt mới nhằm cắt nguồn cung ứng nhiêu liệu cho Bình Nhưỡng.
Một trạm xăng dầu ở Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 11/9 thông qua các lệnh trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay với Triều Tiên để đáp trả vụ thử hạt nhân lần 6 của nước này. Theo đó, lệnh trừng phạt mới sẽ cắt giảm hơn 55% sản phẩm dầu tinh chế nhập khẩu vào Triều Tiên, đồng thời áp đặt mức trần 2 triệu thùng/năm đối với tất cả các sản phẩm dầu tinh chế nhập khẩu vào Triều Tiên, bao gồm cả xăng.
Reuters dựa vào dữ liệu trang web Daily NK phân tích, sau lệnh trừng phạt, giá xăng do các thương lái tư nhân bán tại thủ đô Bình Nhưỡng và các thành phố ở khu vực biên giới phía Bắc như Sinuiju và Hyesan, đã tăng 45,1% từ mức 1,73 USD/kg ngày 5/9 lên mức 2,51 USD/kg vào ngày 13/9. Giá dầu thô cũng tăng 65,1% từ 1,3 USD/kg lên mức 2,1 USD/kg trong thời điểm kể trên.
Video đang HOT
Lee Sang-yong, một người có liên hệ với nguồn thạo tin trong nội bộ Triều Tiên, cho biết nhiêu liệu tăng giá một phần là do nguồn cung giảm và người Triều Tiên đang hối hả dự trữ nhiên liệu nhằm đối phó với viễn cảnh cuộc khủng hoảng nhiên liệu có thể xảy ra.
“Giới chức Bình Nhưỡng có lẽ đã cắt giảm nguồn cung trên thị trường sau lần thử hạt nhân lần 6 vì họ lo ngại lệnh trừng phạt mới có thể sẽ ảnh hưởng đến kho nhiên liệu của họ. Thêm vào đó, một số thương lái đã nhân dịp này “găm hàng” và chờ giá lên cao, trong bối cảnh nhiều người Triều Tiên lo ngại về cuộc chiến tranh sắp tới gần”, ông Lee nhận định.
Lần tăng giá xăng mới nhất ghi nhận mức tăng 70,7% so với ngày 8/6 và 153,5% so với ngày 1/12/2016. Đây đều là những mốc thời gian 1 tuần sau khi Liên Hợp Quốc ban hành 2 lệnh trừng phạt gần nhất nhằm đáp trả tham vọng hạt nhân của Triều Tiên.
Đức Hoàng
Theo SCMP
Điểm "bất thường" trong bình luận của ông Trump về Triều Tiên
Sau khi Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt nhằm hạn chế nguồn cung dầu cho Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump bình luận trên Twitter rằng người Triều Tiên phải xếp hàng dài mua xăng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra điểm bất hợp lý của bình luận này.
Việc sở hữu xe hơi ở Triều Tiên vẫn còn khá hạn chế. (Ảnh: AFP)
Hãng tin Sputnik cho biết, hôm 17/9, Tổng thống Trump đăng dòng bình luận trên tài khoản twitter cá nhân với nội dung: ""Tôi đã nói chuyện với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tôi đã hỏi ông ấy xem liệu Gã tên lửa ấy dạo này thế nào. Người ta đang xếp hàng dài ở Triều Tiên để đổ xăng. Thật tệ".
"Gã tên lửa" là biệt danh mà ông Trump gán cho lãnh đạo Triều Tiên KimJong-un sau khi Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa thời gian qua. Trong khi đó, ông Trump dường như đề cập đến tác động của lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc mới thông qua với Triều Tiên khi nói rằng người Triều Tiên đang phải xếp hàng dài chờ đổ xăng. Lệnh trừng phạt giới hạn mức nhập khẩu dầu thô và sản phẩm hóa dầu đối với Triều Tiên.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra điểm bất hợp lý trong bình luận của Tổng thống Trump. Báo Guardian dẫn nhận định của các chuyên gia cho biết, hiện tại Triều Tiên chỉ có khoảng 300.000 xe hơi trên tổng số dân khoảng 25 triệu người. Hầu hết xe hơi ở Triều Tiên là xe đã qua sử dụng nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vậy, chúng vẫn được coi là thứ xa xỉ với người dân ở đây.
Đó là chưa kể đến việc quy định về sở hữu xe hơi ở Triều Tiên khá phức tạp, trong đó có cả thủ đô Bình Nhưỡng.
Mạng tin NK News dẫn các nguồn tin khác nhau cũng xác nhận: "Không có chuyện hàng dài người xếp hàng đổ xăng ở Bình Nhưỡng, nơi tập trung hoạt động giao thông của Triều Tiên".
Chuyên gia từ Viện nghiên cứu An ninh và Bền vững Nautilus tại Mỹ cũng cho rằng, các lệnh trừng phạt mới khó tác động đáng kể đến Triều Tiên. Họ cho rằng, Triều Tiên sẽ tìm các nguồn năng lượng thay thế, đồng thời tận dụng các kênh cung cấp dầu thô lách lệnh trừng phạt.
Thay vì tác động đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, lệnh trừng phạt có thể sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở Triều Tiên.
Minh Phương
Theo Guardian, Sputnik
Bàn cờ Triều Tiên trong tay Tổng thống Putin Mặc dù lên án mạnh mẽ việc Triều Tiên phóng tên lửa và thử hạt nhân lần thứ 6 nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng kiên quyết chống lại lời kêu gọi trừng phạt mạnh tay hơn đối với Bình Nhưỡng. Vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên đang ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết. Tổng thống...