Giá nào phù hợp với cổ phiếu SHB?
Chứng khoán SSI vừa có khuyến nghị Phù hợp thị trường đối với cổ phiếu SHB với giá mục tiêu 1 năm là 16.950 đồng/cp (tức tăng 5,9% so với giá hiện tại, đã trên mốc 16.000 đồng/cp vào sáng 26/10) dựa trên giá mục tiêu bình quân theo phương pháp PB và phân tích thặng dư tiền gửi.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB) phụ thuộc nhiều vào kênh tín dụng, đặc biệt là cho vay bán buôn, do đó SHB sẽ nhạy cảm hơn với diễn biến của thị trường.
Xu hướng giảm của lãi suất tiếp tục là yếu tố hỗ trợ chính để SHB có thể xử lý các tài sản có vấn đề.
SSi cho biết đã sử dụng hệ số P/B mục tiêu là 1x dựa trên BVPS năm 2021, do đó giá trị hợp lý cho cổ phiếu SHB là 15.382 đồng/cp.
VPB có cơ cấu và quy mô tiền gửi gần giống nhất với SHB, và biến động lãi suất tiền gửi cũng tương tự như SHB.
Do đó, SSI áp dụng mức thặng dư tiền gửi 2.4% cho SHB, tương ứng mức chiết khấu 40% trên thặng dư tiền gửi của VPB do tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của SHB thấp hơn và tính ra giá hợp lý 1 năm của ngân hàng là 18.513 đồng/cp.
Theo đuổi tài sản có lợi suất cao để bù đắp những bất lợi về chi phí vốn. SHB huy động vốn chủ yếu từ khách hàng cá nhân (chiếm 68% tổng tiền gửi) và giải ngân phần lớn các khoản vay cho khách hàng doanh nghiệp (chiếm 79% tổng dư nợ).
Sự mất cân bằng đó khiến cho chênh lệch lãi suất khá thấp và SHB đã liên tục mở rộng hệ số LDR khi theo đuổi tài sản có lợi suất cao hơn (các khoản vay trung và dài hạn, các dự án sản xuất điện…) để tối ưu hóa hệ số NIM.Mức thanh khoản dồi dào của hệ thống ngân hàng cùng với lãi suất thấp có thể là yếu tố hỗ trợ tích cực giúp SHB có thể cải thiện chi phí vốn.
Chất lượng tài sản vẫn là mối quan tâm hàng đầu. Ngoài 7.000 tỷ đồng nợ xấu (chiếm 2,45% tổng dư nợ), SHB vẫn còn có số dư trái phiếu VAMC ròng là 3.500 tỷ đồng và tài sản tồn đọng chủ yếu do sáp nhập với HBB vào năm 2012 là 3.200 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong khi đó, chi phí dự phòng trích lập tại thời điểm cuối tháng 6 chỉ ở mức 3.400 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu là 47,7% – đây là mức thấp nhất trong số các ngân hàng niêm yết.
'Cơn sốt' cổ phiếu ngân hàng chuyển sàn: LPB, VIB và SHB có còn hấp dẫn?
Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng về việc chuyển sàn, Chứng khoán SSI ước tính LPB có tiềm năng tăng giá 16,7%, VIB kém khả quan do cổ phiếu đã hết room ngoại và thị giá đã tương đối cao, còn SHB phù hợp thị trường.
Với điểm chung là tin tức xung quanh việc chuyển sàn từ UPCoM và HNX sang HOSE, cả ba ngân hàng LPB, SHB và VIB đều tăng trưởng vượt thị trường kể từ đầu năm, tương ứng là 80%, 197% và 95%.
SSI ước tính LPB có tiềm năng tăng giá 16,7%, tiềm năng này thấp hơn ở VIB do cổ phiếu đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài và thị giá đã ở mức tương đối cao. SSI xếp hạng kém khả quan đối với cổ phiếu VIB, còn SHB phù hợp thị trường.
Chuyển sàn sang HOSE: Áp lực từ bên ngoài hay động lực tự thân?
Năm 2020 là hạn chót để các ngân hàng TMCP niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán chính thức, theo đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025".
Dưới áp lực pháp lý, các ngân hàng nhỏ hơn đã bắt đầu niêm yết trên sàn UPCoM (Ngân hàng Bản Việt, Nam Á Bank) vào năm 2020, và các ngân hàng lớn hơn có kế hoạch niêm yết trực tiếp trên HoSE (OCB, Maritime Bank, SeaBank) vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.
Điều thú vị là các ngân hàng không chịu áp lực pháp lý (vì đã niêm yết trên HNX (SHB) hoặc đăng ký giao dịch trên UPCoM (VIB, LPB) trong gần 3 năm) cũng có kế hoạch chuyển sang HOSE trong quý 4/2020, bất chấp các điều kiện thị trường bất lợi do Covid-19.
Theo SSI, nhu cầu hối thúc chuyển sàn như vậy một phần có thể do áp lực cạnh tranh, vì các ngân hàng cấp 2 khác có quy mô tương đương đang niêm yết thẳng trên HOSE.
Ngoài ra, điều này có thể là do nhu cầu vốn, vì việc niêm yết trên HOSE có thể cải thiện cơ hội thu hút vốn trong tương lai với định giá tốt hơn. Hệ số CAR (Thông tư 41) của SHB, VIB và LPB lần lượt là 10,36%, 9,69% và 8,59%.
Không có thách thức đáng kể nào khi niêm yết trên HoSE. Các ngân hàng không gặp khó khăn cụ thể nào khi chuyển niêm yết sang HoSE. Cần lưu ý rằng việc công bố thông tin tại HoSE chặt chẽ hơn UPCoM. SSI tin rằng điều này đều không ảnh hưởng đến LPB và VIB và các ngân hàng này đều đáp ứng được những thay đổi này.
Trong khi đó, niêm yết trên HoSE có thể mang lại nhiều lợi ích, trong đó có nhiều cơ hội tăng vốn hơn là lợi ích nổi bật nhất.
Đơn cử như chuyển từ UPCoM sang HoSE sẽ khiến VIB và LPB đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, giúp cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu.
Nhà đầu tư đón nhận tốt hơn do tính minh bạch, cũng như độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp công bố trên HoSE, nhìn chung được đánh giá cao hơn so với thông tin trên UPCoM.
Trong số 31 ngân hàng thương mại cổ phần, 10 ngân hàng lớn đã niêm yết trên HoSE, trong khi 3 ngân hàng niêm yết trên HNX và 7 ngân hàng nhỏ trên UPCoM. Nếu các ngân hàng này đều niêm yết trên HoSE, vốn hóa thị trường của ngành ngân hàng trên tổng vốn hóa thị trường sẽ tăng từ 27% lên 30%.
Ngoài ra, một số quỹ không được phép đầu tư vào cổ phiếu UPCoM, do đó việc chuyển sang HoSE sẽ khiến VIB và LPB có thể được các quỹ ngoại lớn tiếp cận. Tuy nhiên, trong trường hợp của VIB, không nên đánh giá quá cao lợi ích này, vì không còn room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Dựa trên những lợi ích kể trên, các nhà đầu tư đều kỳ vọng các cổ phiếu này sẽ được định giá lại. Theo đó, việc bán cổ phiếu trong tương lai để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn có thể được thực hiện với mức giá tốt hơn.
Liệu các cổ phiếu chuyển sàn có hấp dẫn?
SHB, LPB và VIB là những ngân hàng cấp 2 nhanh nhạy về quy mô tài sản trong hệ thống ngân hàng, với thị phần từ 1,6% đến 3%.
VIB có tỷ lệ cho vay bán lẻ cao nhất, chiếm khoảng 80% dư nợ cho vay, tiếp theo là LPB với khoảng 40% và SHB là 21%.
Điều này phần nào giải thích cho xếp hạng NIM của những ngân hàng này, trong đó VIB có NIM là 4%, trong khi LPB là 3% và SHB là 2,4%.
SSI kỳ vọng rằng các ngân hàng này sẽ được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp và NIM sẽ tiếp tục mở rộng trong các quý tới. Tuy nhiên, LPB gặp nhiều khó khăn hơn do sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn và CASA giảm.
Về chất lượng tài sản, SSI nhận thấy SHB và LPB vẫn có một số tài sản nghi ngờ là các khoản vay có vấn đề (SHB) hoặc cho vay nhiều vào các ngành có tính chu kỳ dẫn đến rủi ro tín dụng cao (LPB).
Đối với SHB, tổng tài sản xấu ước tính chiếm 53,2% tổng vốn chủ sở hữu và dự phòng. Trong khi đó, dư nợ cho vay của LPB trong các ngành xây dựng, bất động sản và nhà hàng/khách sạn chiếm gần 30% tổng dư nợ cho vay, hoặc gấp 3 lần vốn chủ sở hữu và dự phòng.
Giá thị trường các cổ phiếu này đã tăng rõ rệt so với đầu năm, phản ánh quyết định chuyển sàn sang HoSE. Hiện tại, SHB, LPB và VIB đang giao dịch ở mức PB dự phóng 2021 lần lượt là 1,04 lần, 0,77 lần và 1,41 lần, tương ứng với ROE 2021 là 12,0%, 11,4% và 23,5%.
Sau khi cân nhắc tất cả các ưu và nhược điểm, SSI khuyến nghị Kém khả quan đối với VIB ở mức giá mục tiêu 1 năm là 28.800 đồng/cổ phiếu; Phù hợp Thị trường đối với SHB ở mức giá mục tiêu 1 năm là 16.950 đồng/cổ phiếu và Khả quan đối với LPB ở mức giá mục tiêu 1 năm 14.700 đồng/cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 22/10: Bình tĩnh trước điều chỉnh Midcap và Penny là nỗi tiếc nuối của thị trường khi không hút được tiền từ Bluechip sang. Dù vậy, nhìn chung, điều chỉnh lúc này cũng không quá đáng sợ. Điều chỉnh một vài phiên (Giảm) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Vn-Index một lần nữa thất bại trong việc vượt qua vùng kháng cự quanh 945 điểm. Thị trường...