Gia Lai: Xây dựng ít nhất 2 trường THCS làm điểm về giáo dục hướng nghiệp
Sở GD&ĐT Gia Lai hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Đề án “ Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2025.
Trong đó, yêu cầu xây dựng ít nhất hai trường THCS làm điểm về công tác GDHN với phương thức GDHN tiên tiến, có sự tham gia của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp.
Ảnh minh họa/internet
Các trường THCS cũng được yêu cầu thường xuyên bổ sung, cập nhật nội dung GDHN trong các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành phù hợp với đặc điểm địa phương. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung GDHN trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Xây dựng chương trình GDHN gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.
Bố trí giáo viên tham gia các lớp tập huấn đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Đa dạng hóa, vận dụng linh hoạt các phương thức GDHN phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đặc điểm nhà trường. Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, doanh nhân giỏi tổ chức các hoạt động: Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, thi tìm hiểu về nghề nghiệp,… cho học sinh.
Tham mưu, triển khai các cơ chế chính sách đối với học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách sau tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu thành lập các bộ phận kiêm nhiệm việc quản lý, theo dõi công tác GDHN, phân luồng học sinh THCS tại các phòng GD&ĐT và các trường THCS. Xây dựng mạng lưới giáo viên cốt cán làm nòng cốt cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phụ trách công tác GDHN, định hướng phân luồng học sinh trung học của các cơ sở giáo dục có học sinh trung học…
Đối với các trường phổ thông trực thuộc Sở, trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện, mỗi trường/trung tâm thành lập bộ phận kiêm nhiệm việc xây dựng kế hoạch, quản lý, theo dõi công tác GDHN, phân luồng học sinh do một lãnh đạo phụ trách.
Trên cơ sở phân bổ chỉ tiêu thực hiện theo từng giai đoạn của Sở GD&ĐT, các trường phổ thông trực thuộc Sở xây dựng và triển khai kế hoạch GDHN và định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THPT cho từng năm học. Đây là một trong các tiêu chí để xét thi đua của cá nhân và đơn vị…
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Hòa Bình: Trường trung học phải có giáo viên làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp
Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Hòa Bình yêu cầu mỗi trường trung học có ít nhất 1 giáo viên kiêm nhiệm, phối hợp với đoàn thanh niên của trường làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp.
Ảnh minh họa/internet.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục nghề phổ thông và thi nghề phổ thông năm học 2019-2020 của Sở GD&ĐT Hòa Bình đã nêu rõ yêu cầu về phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học.
Theo đó, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp về kiến thức, kỹ năng tư vấn, phương pháp tư vấn hiện đại với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, để có thể tư vấn cho tất cả học sinh lớp 9 cấp THCS và học sinh cấp THPT.
Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT yêu cầu mỗi trường trung học có ít nhất 1 giáo viên kiêm nhiệm, phối hợp với Đoàn thanh niên của trường làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp.
Hiệu trưởng các đơn vị trường học căn cứ căn cứ Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT, các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, căn cứ tình hình thực tế của nhà trường quy định số tiết được hưởng cho giáo viên làm công tác kiêm nhiệm tư vấn hướng nghiệp.
Cán bộ, giáo viên được phân công làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp chuyên trách hoặc kiêm nhiệm đều phải được phân công cụ thể và chịu trách nhiệm với cấp trên về công việc được phân công ngay từ đầu năm học.
Các trường trung học thành lập bộ phận quản lý kiêm nhiệm, theo dõi về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh; thường xuyên theo dõi, đánh giá chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông tại các đơn vị trường học trong toàn tỉnh.
Từ năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT cũng yêu cầu mỗi trường trung học thành lập Ban Hướng nghiệp, thành phần gồm: 1 lãnh đạo phụ trách công tác hướng nghiệp, 1 giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp, Bí thư Đoàn thanh niên, đại diện giáo viên chủ nhiệm.
Ban Hướng nghiệp có nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện công tác hướng nghiệp, quản lý, theo dõi, đề xuất những cách thức, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh tại đơn vị mình.
Ngoài ra, các nhà trường cần thực hiện đa dạng các phương thức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh trung học, đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp. Đổi mới hình thức và phương pháp tư vấn hướng nghiệp theo hướng gắn với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội địa phương, hạn chế thuyết trình, áp đặt.
Tổ chức, chỉ đạo lồng ghép tư vấn hướng nghiệp thông qua dạy nghề phổ thông. Triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Phân luồng học sinh: Gắn với thực tiễn địa phương Là chủ nhiệm đề tài "Giải pháp phân luồng học sinh sau THCS", PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) có những phân tích cụ thể về phân luồng học sinh (HS) trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới, giúp nhà quản lý, giáo viên phổ thông nhìn nhận tổng quát về vấn đề này khi...