GIA LAI: Tuyển sinh khó, nhiều trường cao đẳng, trung cấp dôi dư giảng viên
Trong nhiều năm trở lại đây, các trường cao đẳng, trung cấp và trường nghề tại Gia Lai rất khó khăn trong tuyển sinh, nhiều ngành, nghề không tuyển được học viên. Điều này gây ra hệ lụy là dư thừa cơ sở vật chất và dôi dư hàng trăm cán bộ, giảng viên.
Theo thông báo của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai (trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh), năm học mới này, nhà trường có 1.020 chỉ tiêu tuyển sinh cho 11 ngành học ở cả 2 hệ trung cấp và sơ cấp. Tuy nhiên, sau 1 tháng công bố thông báo, hiện nhà trường mới nhận được tổng số 30 hồ sơ dự tuyển.
Nhưng ở một số ngành như hội họa, quản lý văn hóa và thư viện – thiết bị trường học lại không có hồ sơ dự tuyển nào. Trước đó, năm học 2015-2016, trường tuyển được 150 học viên. Từ 2015 đến 2017, tính trung bình, trường chỉ tuyển được 30% chỉ tiêu.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trưởng phòng Đào tạo Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai cho biết, trong nhiều năm nay, vào mùa tuyển sinh, nhà trường phải cử cán bộ xuống tiếp cận các trường THCS vùng sâu, vùng xa, các trường THPT dân tộc nội trú để tư vấn, tuyển sinh tại từng trường, nhưng kết quả không mấy khả quan. Dù thế, nhưng trường vẫn trình đề án nâng cấp thành trường cao đẳng. Điều này gây lãng phí nguồn nhân lực và khó khăn trong việc sắp xếp, tổ chức.
Tuyển sinh khó nên nhiều trường cao đẳng, trung cấp “dôi dư” hàng trăm giảng viên (ảnh minh họa)
“Định mức của giảng viên là 470 tiết/1 năm học thì họ dạy khoảng một nửa. Còn một nửa nữa thì nhà trường phân thêm nhiệm vụ như quản lý ký túc xá, kiểm định chất lượng, tư vấn tuyển sinh để quy đổi đủ 470 tiết/ năm. Những chuyên ngành thiếu giáo viên thì không đúng chuyên môn, nên họ không thể dạy được, vẫn phải hợp đồng ngoài, ví dụ như ngành múa. Một số ngành như Organ, Ghi ta thì giáo viên thừa giờ nhiều, một số ngành giáo viên âm giờ như ngành hội họa, ngành thư viện”, bà Nguyễn Thị Mỹ Linh cho biết thêm.
Video đang HOT
Trước đó, báo Dân trí cũng đã thông tin, dù đã kết thúc đợt tuyển sinh lần 1 của năm 2018, nhưng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai (thuộc Sở GD-ĐT Gia Lai) mới có 160 hồ sơ dự tuyển, tức là bằng nửa chỉ tiêu tuyển sinh của đơn vị. Gần như toàn bộ số hồ sơ dự tuyển này thuộc 2 ngành học Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học. Còn lại, 9 ngành học khối THCS rất có thể không được mở lớp vì không có học viên. Hiện nay nhà trường có 132 cán bộ giảng dạy và gần 80 phòng học từ 50 chỗ ngồi trở lên.
Tuy nhiên, trong năm học tới, ít nhất từ 50 đến 60 giảng viên nhà trường bị dôi dư. Cùng với đó, dãy giảng đường 18 phòng học được xây mới hơn chục tỷ đồng cũng sẽ dư thừa. Tiến sĩ Trịnh Đào Chiến, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cho biết: “Sau khi sắp xếp lại, số giảng viên dư, nhà trường đưa về các phòng ban, làm kiêm nhiệm để tính giờ cho họ. Năm ngoái thì cố gắng “gồng” được, nhưng tình hình năm nay thì không thể giải quyết được. Dù không có lớp dạy, nhưng họ không thuộc diện tinh giản biên chế, vì họ có trình độ thạc sĩ trở lên, đó là đối tượng thu hút của tỉnh. Với vấn đề này, Sở GD-ĐT chưa chắc giải quyết được”.
Không tuyển được thí sinh, trường CĐ Sư phạm Gia Lai phải nâng điểm chuẩn lên 23 để thí sinh không đậu.
Hiện nay tại Gia Lai có trên chục trường cao đẳng, trung cấp, trường nghề thuộc nhiều sở, ngành, đơn vị quản lý. Theo đánh giá của Sở Nội vụ, các cơ sở đào tạo, dạy nghề tại đại phương có sự trùng lặp ngành nghề đào tạo, chưa quy hoạch lại đội ngũ giáo viên theo nhu cầu đào tạo, thừa thiếu cục bộ, hệ trung cấp không còn sức cạnh tranh. Công tác tuyển sinh của các trường gặp nhiều khó khăn, cá biệt có một số trường chỉ tuyển được 20 đến 30% chỉ tiêu. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa đơn vị nào nghiêm túc thực hiện sắp xếp, tổ chức theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Nói tới quan điểm của tỉnh Gia Lai về tinh giản biên chế, ông Huỳnh Văn Tâm, Giám đốc Sở Nội vụ Gia Lai cho biết: “Việc xử lý cán bộ quản lý dôi dư thì bố trí vị trí việc làm phù hợp, tương ứng, đáp ứng số lượng theo quy định chung. Đối với viên chức, nếu không bố trí được tương ứng thì chuyển sang làm công tác chuyên môn. Nếu không sắp xếp hết được thì thực hiện tinh giản theo quy định. Nghị quyết 19-NQ/TW về sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập là nghị quyết lớn, bắt buộc phải làm. Một vài đơn vị tổ chức thực hiện nhưng chưa đầy đủ và quyết tâm. Đề nghị các đơn vị này thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh”.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Nhiều trường cao đẳng, trung cấp ở Gia Lai dôi dư hàng trăm giảng viên
Các trường CĐ, trung cấp và trường nghề tại Gia Lai không tuyển được học viên dẫn đến dôi dư hàng trăm cán bộ, giảng viên.
Theo thông báo của trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Gia Lai (trực thuộc Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh), năm học mới này, nhà trường có 1.020 chỉ tiêu tuyển sinh cho 11 ngành học ở cả 2 hệ trung cấp và sơ cấp. Tuy nhiên, sau 1 tháng công bố thông báo, hiện nhà trường mới nhận được tổng số 30 hồ sơ dự tuyển. Cá biệt một số ngành như hội họa, quản lý văn hóa và thư viện - thiết bị trường học không có hồ sơ dự tuyển nào.
Trước đó, năm học 2015-2016, trường tuyển được 150 học viên. Từ 2015 đến 2017, tính trung bình, trường chỉ tuyển được 30% chỉ tiêu.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Trung cấp Văn hóa- Nghệ thuật Gia Lai cho biết, trong nhiều năm nay, vào mùa tuyển sinh, nhà trường phải cử cán bộ xuống tiếp cận các trường THCS vùng sâu, vùng xa, các trường THPT dân tộc nội trú để tư vấn, tuyển sinh tại từng trường nhưng kết quả không mấy khả quan. Dù thế, nhưng trường vẫn trình đề án nâng cấp thành trường Cao đẳng. Điều này gây lãng phí nguồn nhân lực và khó khăn trong việc sắp xếp, tổ chức.
Theo thông báo tuyển sinh 2018, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai dự kiến tuyển 345 học viên, nhưng đến nay, 9 ngành THCS nhận được rất ít hồ sơ, khó lòng mở lớp.
"Định mức của giảng viên là 470 tiết/1 năm học thì dạy khoảng 1/2. Còn lại nhà trường phân thêm nhiệm vụ như quản lý ký túc xá, kiểm định chất lượng, tư vấn tuyển sinh để quy đổi đủ 470 tiết/năm. Những chuyên ngành thiếu giáo viên không đúng chuyên môn nên họ không thể dạy được, vẫn phải hợp đồng ngoài, như ngành múa. Một số ngành như Organ, ghi ta, giáo viên thừa giờ nhiều, một số ngành giáo viên âm giờ như ngành hội họa, ngành thư viện", bà Nguyễn Thị Mỹ Linh nói.
Dù đã kết thúc đợt tuyển sinh lần 1 của năm 2018, nhưng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai) mới có 160 hồ sơ dự tuyển, tức là bằng non nửa chỉ tiêu tuyển sinh của đơn vị. Điều đáng nói là, gần như toàn bộ số hồ sơ dự tuyển này thuộc 2 ngành học Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học. Còn lại, 9 ngành học khối THCS rất có thể không được mở lớp vì không có học viên.
Hiện nay nhà trường có 132 cán bộ giảng dạy và gần 80 phòng học từ 50 chỗ ngồi trở lên. Tuy nhiên, trong năm học tới, ít nhất từ 50 đến 60 giảng viên nhà trường bị dôi dư. Cùng với đó, dãy giảng đường 18 phòng học được xây mới hơn chục tỷ đồng cũng sẽ dư thừa.
Tiến sĩ Trịnh Đào Chiến, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cho biết: "Sau khi sắp xếp lại, số giảng viên dư, nhà trường đưa về các phòng ban, làm kiêm nhiệm để tính giờ cho họ. Năm 2017, nhà trường cố gắng giải quyết được nhưng năm nay thì không thể. Dù không có lớp dạy, nhưng họ không thuộc diện tinh giản biên chế, vì họ có trình độ thạc sĩ trở lên. Về vấn đề này, sở Giáo dục và Đào tạo chưa giải quyết được".
Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.
Hiện nay tại Gia Lai có khoảng chục trường cao đẳng, trung cấp, trường nghề thuộc nhiều sở, ngành, đơn vị quản lý. Theo đánh giá của Sở Nội vụ, các cơ sở đào tạo, dạy nghề tại địa phương có sự trùng lặp ngành nghề đào tạo, chưa quy hoạch lại đội ngũ giáo viên theo nhu cầu đào tạo, thừa thiếu cục bộ, hệ trung cấp không còn sức cạnh tranh. Công tác tuyển sinh của các trường gặp nhiều khó khăn, cá biệt có một số trường chỉ tuyển được 20 đến 30% chỉ tiêu. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa đơn vị nào nghiêm túc thực hiện sắp xếp, tổ chức theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ông Huỳnh Văn Tâm, Giám đốc Sở Nội vụ Gia Lai cho biết: "Để xử lý cán bộ quản lý dôi dư, Sở sẽ bố trí vị trí việc làm phù hợp, tương ứng, đáp ứng số lượng theo quy định chung. Đối với viên chức, nếu không bố trí được tương ứng thì chuyển sang làm công tác chuyên môn. Nếu không sắp xếp hết được thì thực hiện tinh giản theo quy định. Nghị quyết 19-NQ/TW về sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập là nghị quyết lớn, bắt buộc phải làm. Một vài đơn vị tổ chức thực hiện nhưng chưa đầy đủ và quyết tâm. Đề nghị các đơn vị này thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh"./.
Theo vov.vn
Trường nghề tung nhiều chiêu tuyển sinh Xét tuyển quanh năm hoặc chia thành nhiều đợt dựa vào kết quả thi THPT quốc gia hoặc học bạ được nhiều trường nghề sử dụng. 2017 là năm đầu tiên các trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh theo quy chế do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành theo Luật Giáo dục nghề nghiệp. Quy chế tuyển sinh...