Gia Lai: Thầy cô góp gạo giúp cho học sinh nghèo đến trường
Trong hơn 2 năm qua, các giáo viên trong trường THPT Trần Cao Vân (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, Gia Lai) đã tự nguyện góp tiền hoặc đi xin hỗ trợ nhằm “tiếp sức” đến trường cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Nhờ vậy, các học sinh đã có tinh thần quyết tâm trong học tập và tiếp thêm động lực để nuôi dưỡng ước mơ của mình.
Nằm trên địa bàn khó khăn, các em học sinh thuộc trường THPT Trần Cao Vân đa phần là con em gia đình thuần nông hoặc học sinh đồng bào dân tộc thiểu số người Jrai, Banar. Chính vì vậy, công tác duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao gặp rất nhiều khó khăn.
Cô giáo Rơ Lan Vân (GVCN) cùng Ban cán sự lớp 10A3 đã đến thăm và tặng quà gia đình em Bùi Kim Phụng (làng Dư Keo, Ia Hla, Chư Pưh).
Trao đổi với chúng tôi, thầy Bùi Quang Vinh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Vấn đề duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục luôn là việc cốt lõi trong nhà trường. Sau khi thấy nhiều học sinh nghỉ học hoặc nguy cơ nghỉ học, nhà trường đã họp bàn nhằm tìm giải pháp. Lúc đó, ban giám hiệu đã lắng nghe ý kiến của giáo viên và tìm hiểu từng hoàn cảnh các em học sinh nghỉ học. Qua nắm tình hình, có rất nhiều em học sinh nghỉ học vì lý do gia đình khó khăn, mồ côi bố hoặc mẹ…
Nhằm giải quyết việc này, nhà trường đã đề xuất ý tưởng “mỗi giáo viên tham gia nhận đỡ đầu một học sinh có hoàn cảnh khó khăn”. Tuy đời sống giáo viên còn khó khăn nhưng tận mắt chứng kiến hoàn cảnh của các em nên các thầy cô rất đồng tình, hưởng ứng.
Video đang HOT
Không những thế, các thầy cô còn đi vận động sách vở, áo quần và đặc biệt là huy động các nguồn từ doanh nghiệp để tặng học bổng nhằm hỗ trợ hàng tháng cho các em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi…”.
Thầy Từ Ngọc Diệp cùng ban cán sự lớp đến thăm và tặng quà tết cho gia đình học sinh lớp 12A2
“Mỗi năm, nhà trường đều lập danh sách 30 học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất chia ra các khối lớp. Mỗi tháng, các thầy cô sẽ hỗ trợ gạo và các nhu yếu phẩm để đảm bảo cho các em có điều kiện tốt nhất đến trường. Đồng thời, các giáo viên trong trường thường phân công nhau để dành thời gian gần gũi, động viên các em. Các dịp Tết nguyên đán, Tết trung thu, Tết thiếu nhi…và những lúc gia đình các em có biến cố, các thầy cô sẽ trực tiếp xuống nhà để thăm hỏi, hỗ trợ gạo và các nhu yếu phẩm thiết yếu cho các em…”, thầy Vinh cho biết thêm.
Ngoài ra, nhà trường đã gửi thư ngỏ nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ thêm cho các em học sinh khó khăn trong trường. Nhiều đơn vị thấy được hoạt động ý nghĩa của trường nên đã tự nguyện đóng góp hàng trăm triệu đồng. Cụ thể như năm học 2017-2018, các cá nhân, tổ chức trên địa bàn đã hỗ trợ 50 triệu để tặng học bổng cho 10 em học sinh suất sắc, hoàn cảnh khó khăn. Năm học 2018-2019, các cá nhân, tổ chức trên địa bàn đã hỗ trợ tiếp 135 triệu đồng cho 27 em học sinh (mỗi em học sinh 5 triệu đồng, chia đều cho 9 tháng học tập).
Hoàn cảnh em Siu Hinh, một học sinh mồ côi bố. Buổi đi học, buổi đi làm thêm về nuôi mẹ bị tâm thần
Theo chân các thầy cô về thăm nhà em Siu Hinh (lớp 12A5), chúng tôi mới thấu hiểu được nỗ lực của em trong hành trình đến trường.
Em Hinh bộc bạch: “Bố Hinh bỏ nhà đi khi em còn rất nhỏ. Mẹ Hinh bị tâm thần nên suốt ngày đi quanh xóm. Mình Hinh giờ đây là lao động chính vừa chăm sóc mẹ tâm thần, vừa phải đi học. Nhiều lúc em cũng muốn nghỉ học để đi làm và chăm mẹ. Nhưng thầy cô luôn động viên và hàng tháng hỗ trợ gạo, mắm, muối để cho em và mẹ ăn. Không những thế, nhà trường còn tặng đồng phục, sách, vở và miễn phí xe đưa đón đến trường. Chính vì vậy, em cũng yên tâm phần nào để học tiếp lớp 12 và chuẩn bị bước vào kì thi đại học sắp tới…”.
Nhà trường đã đến thăm nhà em học sinh Siu Hinh và hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm để Siu Hinh có thể đi học tiếp
Tương tự như hai chị em Hồ Thị Thanh Thúy và Hồ Thị Thanh Vân đều được nhà trường hỗ trợ gạo và mắm muối hàng tháng để các em có điều kiến tốt nhất đến trường. Cụ thể, gia đình hai chị em có hoàn cảnh khó khăn, bố bị tai nạn giao thông nằm bị liệt giường hơn 13 năm. Một mình mẹ nuôi 4 chị em ăn học nên hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều lúc người chị Thanh Thúy đã có ý định nghỉ học để về phụ giúp mẹ lo cho các em. Theo đó, năm học 2017 – 2018, nhà trường đã hỗ trợ học bổng và gạo, nhu yếu phẩm cho người chị Thanh Thúy. Cũng vì vậy mà Thúy đã có kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia và đậu vào một trường đại học. Sau khi giúp chị đậu đại học, em Thanh Vân cũng bước sang lớp 12 và nhà trường cũng đang hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Vân yên tâm học hành.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Thái Nguyên cải thiện bữa ăn cho học sinh trường dân tộc nội trú
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú trên địa bàn, cải thiện cuộc sống học sinh, từ năm học 2018- 2019, tỉnh Thái Nguyên trích ngân sách hỗ trợ 20% so mức tiền lương cơ sở cho học sinh các trường PTDT nội trú để cải thiện bữa ăn.
Cô và trò Câu lạc bộ sách và cộng đồng Trường PTDT nội trú THCS ịnh Hóa trong giờ sinh hoạt ngoại khóa.
Hiện tại, theo Thông tư số 109/2009/TTLT/BTC- BGDT, ngày 29-5-2009 của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và ào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDT nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc, học sinh học các trường PTDT nội trú được hưởng chế độ bằng 80% mức tiền lương cơ sở. Thực tế, đặc thù học sinh phải ở nội trú, ăn uống hằng ngày đều tập trung tại ký túc xá, cho nên các nhà trường đã sử dụng toàn bộ số tiền các em được hưởng theo chế độ để lo việc tổ chức ăn uống cho các em với mức chi trung bình là 33.500 đồng/ngày, bao gồm ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và chi phí chất đốt. Với số tiền như trên, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh có biến động cho nên khẩu phần trong các bữa ăn của các em chưa đáp ứng được yêu cầu về chế độ dinh dưỡng để phát triển thể chất, ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện của các em. Trong khi đó, học sinh các trường PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn thuộc diện gia đình khó khăn, cho nên không có điều kiện bồi dưỡng thêm vào các bữa ăn ở trường.
Trước thực trạng đó, HND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nghị quyết quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh các trường PTDT nội trú thuộc tỉnh quản lý. Theo đó, từ năm học 2018-2019, học sinh đang học tại sáu trường PTDT nội trú trên địa bàn thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý sẽ được hỗ trợ 20% mức tiền lương cơ sở/tháng/học sinh, thời gian hưởng là 10 tháng/năm nhằm hỗ trợ bữa ăn hằng ngày. Như vậy, cùng với việc thực hiện Thông tư liên tịch số 109 nêu trên, mỗi tháng học sinh PTDT nội trú thuộc tỉnh quản lý sẽ được hưởng 100% mức lương cơ sở để cải thiện bữa ăn. ây là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm của tỉnh Thái Nguyên đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số đang học tập tại các trường PTDT nội trú, cải thiện chế độ dinh dưỡng để phát triển trí tuệ, thể chất, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của hệ thống trường chuyên biệt này.
Theo nhandan
ĐH Cambridge trao cơ hội cho học sinh hoàn cảnh khó khăn từng "suýt" đỗ vào trường Khoảng 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn có kết quả học tập gần đạt mức được nhận vào ĐH Cambridge khi nộp đơn vào mùa thu năm 2018 sẽ được nhà trường trao tặng cơ hội thứ 2. Các học sinh nằm trong diện được xem xét là những em có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên học tập...