Gia Lai: Nơm nớp nỗi lo tiềm ẩn nguy hiểm đối với xe “hết đát” đưa đón học sinh
Hiện nay, đa số các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đều hợp đồng với các hãng xe để thuê dịch vụ xe đưa đón học sinh. Do nhu cầu lớn, nên nhiều xe khách thường đưa xe gần “hết đát”, bị chỉnh sửa kết cấu hoặc lái xe lớn tuổi xếp vào chạy xe đưa đón học sinh.
Phát hiện nhiều sai phạm trong xe đưa đón học sinh
Cách đây hơn 1 năm, trên quốc lộ19 (đoạn qua thôn Nhơn Thọ, xã Đắk Tley, huyện Mang Yang, Gia Lai) xảy ra tai nạn giao thông xe đưa đón học sinh của Trường THPT Trần Hưng Đạo với 1 chiếc xe tải khiến hàng chục người thương vong (trong đó đã có 2 học sinh lớp 12 và 1 lái xe tử vong). Vụ tai nạn khiến “gia đình mất con, trường mất học sinh”. Mặc dù chiếc xe đưa đón học sinh gặp nạn còn hạn kiểm định gần 4 tháng nhưng nhiều phụ huynh và học sinh không khỏi lo lắng về chất lượng của những chiếc xe khi ngày ngày chuyên chở học sinh đến trường.
Mơi đây, Sở GTVT Gia Lai phối hợp Sơ GD&ĐT và Công an tỉnh Gia Lai bất ngờ kiểm tra điều kiện hoạt động của xe ô tô đưa đón học sinh tại 11 huyện huyện thị, thành phố. Qua kiểm tra 67 phương tiện, đoàn đã phát hiện 6 xe thay đổi thiết kế ghế ngồi; 3 xe hoạt động không đăng ký kinh doanh, không có phù hiệu theo quy định; 18 xe không có bình chữa cháy hoặc có bình chữa cháy nhưng hết hạn sử dụng; 16 xe thiếu búa thoát hiểm; 1 xe mua bán nhưng chưa sang tên đổi chủ; 23 xe không niêm yết tên và số điện thoại chủ xe trên phương tiện, không dán khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết” theo quy định. Qua đó, đã xử phạt 7 phương tiện với 53 triệu đồng, tước 5 giấy phép lái xe.
Vụ tai nạn xe đưa đón học sinh ở huyện Mang Yang vào năm 2017 khiến 3 người tử vong
Trước đó, năm 2014 đoàn liên ngành kiểm tra 77 xe ô tô đưa đón học sinh của 29 cơ sở giáo dục thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố và đã phát hiện, đình chỉ 37/77 phương tiện không đủ điều kiện hoạt động. Năm 2016, Sở GTVT phát hiện 10 xe vi phạm, xử phạt 78 triệu đồng và năm 2017 phát hiện 9 xe vi phạm, xử phạt 80 triệu đồng, tước quyền sử dụng có thời hạn 1 giấy phép lái xe và đình chỉ hoạt động 2 phương tiện.
Cụ thể, một sô trương hơp chu xe không đăng ky vơi nha trương như: Trường THPT A Sanh (huyện Ia Grai) có 8 xe đưa đón học sinh tại trường, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê) có 3 xe ô tô đưa đón học sinh nhưng chủ phương tiện không ký hợp đồng với nhà trường.
Nhiều xe chở học sinh còn sai phạm khi đoàn liên ngành kiểm tra
Ông Phan Hữu Hiếu – Phó Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết: Ngay từ đầu năm học, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các sở ngành tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động xe vận chuyển đưa đón học sinh. Đồng thời Ban ATGT tỉnh, Sở GTVT, Sở GD&ĐT, Công an tỉnh có nhiều phối hợp, đưa ra nhiều giải pháp thành lập các đoàn đi thanh kiểm hoạt động này. Tuy nhiên, ở một số địa phương kiểm tra vẫn phát hiện một số sai sót của chủ xe như hoán cải băng ghế, không có phù hiệu… còn về cơ bản đều chấp hành tốt.
“Do hoạt động xe đưa đón học sinh là phần lớn là các xe gần “đến tuổi nghỉ hưu” không chạy đường dài nữa, tài xế cũng có tuổi nên công tác kiểm tra cũng được làm khá kỹ lưỡng. Nếu không giám sát tốt sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ do xe đưa đón rất nhiều học sinh…”, ông Hiếu cho biết thêm.
Video đang HOT
“Mong khi học sinh lên xe là được bình an”
Nhắc lại vụ tại nạn làm 2 học sinh lớp 12 tử vong khi đi trên chuyến xe đi về, cô Phạm Thị Diêu – Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo (huyện Mang Yang) chia sẻ: “Vụ tại nạn đã khiến nhiều học sinh ám ảnh. Để không còn chuyện đáng tiếc tương tự xảy ra, từ đầu năm nay, công tác hợp đồng thuê xe đưa đón học sinh được nhà trường làm rất chặt chẽ. Mặc dù trường không trực tiếp đứng ra làm hợp đồng nhưng các điều kiện về phương tiên, lái xe đều được trường giám sát. Trước khi ký kết, nhà trường, phụ huynh, học sinh và cả nhà xe đều chứng kiến, kiểm tra kỹ. Hàng tuần, nhà trường đều hỏi thăm, lấy ý kiến của học sinh về chất lượng xe để có hướng xử lý kịp thời. Mỗi khi các em lên xe, tính mạng của các em đều phụ thuộc vào lái xe, chỉ cầu mong tất cả được bình an”.
Trương hoc co sô lương xe nhiêu nhât tai Gia Lai, ông Đam Văn Ngoc – Hiêu trương Trương Quôc tê Châu A Thai Binh Dương (TP. Pleiku) cho hay: “Năm hoc 2018 -2019, trương đa hơp đông vơi 17 chiêc xe cua công ty vân tai dung chuyên chơ hơn 600 em hoc sinh đi đên trương va vê nha. Theo đo, nha trương đa hơp đông va yêu câu công ty vân tai phai thiêt kê xe mau săc đông nhât, xe đam bao chât lương. Ngoai ra, lai xe phai co chuân mưc đao đưc, ưng xư va lai xe an toan nhăm đam bao an toan cho hoc sinh ngôi trên xe…Vưa qua, co đoan liên nganh đên trương kiêm tra xe nhưng chi thiêu môt sô vât dung hô trơ trên xe như bua thoat hiêm va chung tôi đa bô sung theo yêu câu”.
Về công tác quản lý chung, ông Phạm Văn Căn – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết: “Đối với hoạt động này, Sở quán triệt rất chặt chẽ với các trường và phụ huynh, học sinh. Sở cũng thường xuyên có các hoạt động phối hợp với các ngành liên quan để quản lý việc đưa đón học sinh được an toàn. Đối với các xe không đủ điều kiện thì kiên quyết xử lý, nếu các xe chưa đủ điều kiện thì tuyệt đối không cho phép đưa đón học sinh, các xe bổ sung đầy đủ mới được cho phép hoạt động.”.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Đắk Nông: Xe hết hạn đăng kiểm, xe "hết đát" vô tư đưa đón học sinh
Những năm qua, tại nhiều trường học ở tỉnh Đắk Nông xuất hiện mô hình dịch vụ xe đưa đón học sinh. Không phủ nhận những tiện ích mà xe đưa đón học sinh mang lại, thế nhưng điều đáng lo ngại là phần lớn xe này đều đã cũ nát, không được kiểm định thường xuyên.
Xe hết hạn đăng kiểm vẫn nhồi nhét học sinh
Khoảng 11h, mặc dù trên xe học sinh đã đứng ken cứng, nhưng hai xe mang biển kiểm soát (BKS) 48B-000.13 và 48B-000.49 vẫn cố "nhồi nhét" số học sinh còn lại của hai trường Tiểu học Phan Đình Phùng, THCS Nguyễn Văn Linh (xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông).
Theo kết quả đăng kiểm dán công khai, cả hai xe này đã hết thời hạn gần 2 tháng nhưng chủ xe vẫn chưa thực hiện việc đăng kiểm lại khi tham gia kinh doanh dịch vụ vận tải.
Tại xã Quảng Tín (cũng thuộc huyện Đắk R'lấp), chiếc xe khách mang BKS 48B-005.22 cũng chở hàng chục học sinh trên xe. Thế nhưng, chiếc xe này đã hết hạn đăng kiểm vào ngày 22/11/2017, tức là đã hơn 5 tháng nay xe 48B-005.22 vẫn "vô tư" chở học sinh đến trường mà không bị cơ quan chức năng "tuýt còi".
Nhiều xe hết hạn đăng kiểm nhưng vẫn vô tư đưa rước học sinh
Ngoài ra, trên địa bàn các huyện Tuy Đức, Đắk Song, hàng loạt xe đã hết hạn đăng kiểm như xe BKS 48B-004.06; 48B-003.94... vẫn hoạt động đưa đón học sinh bình thường.
Em P.Đ.C., học sinh thường xuyên đến trường bằng xe mang BKS 48B-004.06 than phiền: "Buổi sáng xe chở cả học sinh cấp 1, cấp 2 tới trường. Thời điểm này xe nhét như heo, có thời điểm lên đến cả gần trăm người. Riêng học sinh cấp 2 bọn em đã có tới 62 người chưa kể học sinh cấp 1", C. khẳng định.
Những chiếc xe này thường nhồi nhét chật kín người
Theo một tài xế, việc không đi đăng kiểm là do chủ xe. "Vào năm học, ngày nào cũng chở học sinh không có thời gian đi kiểm định. Ai chẳng biết chở quá là vi phạm, chở quá là không đúng, nhưng bây giờ chở đủ thì không thể ai làm nổi. Thậm chí làm không đủ trả lương cho tài xế với trả tiền dầu".
Xe thường xuyên hư hỏng, trục trặc
Qua thực tế cho thấy, hầu hết xe đưa đón học sinh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều là những dòng xe cũ, không còn giá trị phục vụ thương mại trên thị trường. Các xe này được chủ kinh doanh mua lại rồi về sơn lớp vỏ bên ngoài. Việc các xe đưa đón học sinh không được kiểm định đúng thời hạn nên thường xuyên bị trục trặc, hư hỏng dọc đường.
Chiếc xe khách mang BKS 48B-000.13 hàng ngày vẫn đưa đón các em học sinh ở địa bàn các xã Quảng Tân, Đắk Wer vượt quãng đường hơn 17km để tới trường. Hành trình dài, đường quanh co, chở nặng... nên không ít lần những chuyến xe này đã bị hư hỏng dọc đường.
Em N.A.T., học sinh Trường tiểu học Phan Đình Phùng (xã Đắk Wer) chia sẻ: "Riêng từ đầu năm học 2017-2018 tới nay đã có tới 4 lần những chiếc xe này bị hư hỏng giữa đường. May mà xe hư trên đường chở bọn em về nên không ảnh hưởng đến việc học. Những lần như vậy, xe phải mất thời gian rất lâu mới sửa được, thường thì chủ xe gọi điện cho bố mẹ em chạy xe máy ra chở về".
Tình trạng trên học sinh xã Quảng Tín (Đắk R'lấp) cũng thường xuyên gặp phải. Những em học sinh đi xe 48B-005.22 cho biết xe hay bị trục trặc, hư hỏng dọc đường. Đoạn đường các em đi qua có nhiều đèo dốc quanh co, nguy hiểm. Thế nhưng đã vài lần xe bị nổ lốp giữa đường, những lúc như vậy chủ xe phải gọi xe khác đến chở học sinh.
Nhiều học sinh cho rằng, di chuyển trên những xe cũ kỹ lại hay hư hỏng bản thân các em cũng không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, nếu không đi xe này, các em chẳng có sự lựa chọn nào khác.
Thầy Trần Duy Hải, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Đình Phùng chia sẻ, có khá đông học sinh của trường đang sử dụng dịch vụ xe đưa đón học sinh. Nếu tính số lượt đi cả sáng và chiều phải gần 200 em sử dụng dịch vụ. Những xe đưa đón học sinh nhà trường không quản lý. Các nhà xe tự làm việc với người dân để đưa đón học sinh.
Lộ diện nhiều xe chạy "chui"
Theo danh sách do Phòng Phương tiện và người lái (Sở Giao thông vận tải Đắk Nông) cung cấp, xe đưa đón được cấp phép đưa đón học sinh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên, ở ngoài thực tế con số này lớn hơn rất nhiều.
Theo phòng này, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 7 xe đưa đón học sinh còn có phù hiệu; 7 xe đã hết phù hiệu. Danh sách 7 xe hết phù hiệu bao gồm: 48K-0232; 48B-004.06; 48B.00.30; 48B-005.39; 48K-0130; 48B-006.57; 48B-005.85. Đối chiếu với thực tế cho thấy một số điểm trường ở các huyện Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Rlấp xuất hiện nhiều xe hết phù hiệu vẫn "vô tư" đưa đón các em học sinh. Trong danh sách này có thêm các xe: 48B-000.13; 48B-005.22; 48B-004.06; 48B-003.94...
Lãnh đạo Phòng Phương tiện người lái cho biết, việc cấp phù hiệu cho các xe đưa đón được đơn vị cấp theo giấy đăng kiểm. Nếu xe hết phù hiệu mà vẫn hoạt động thì sẽ có cơ quan chức năng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường xử lý theo quy định.
Trước thực tế trên, PV trao đổi với Phòng Cảnh sát giao thông, lãnh đạo Phòng này cho biết: "Đơn vị thường xuyên kiểm tra các xe đưa rước học sinh dọc theo quốc lộc 14. Qua kiểm tra, hầu hết các xe này đều đầy đủ giấy tờ, đảm bảo yêu cầu. Tuy bên ngoài có cũ kỹ, tồi tàn nhưng vẫn đảm bảo điều kiện lưu thông".
Vị này cũng thừa nhận, một số phương tiện đưa rước học sinh tại các huyện Tuy Đức, Đắk Song xuống cấp, nhìn bên ngoài không đảm bảo nhưng do lưu thông trên tỉnh lộ nên việc kiểm tra, giám sát là trách nhiệm của Đội cảnh sát giao thông cấp huyện.
Những chiếc xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn
"Sắp tới, cơ quan chức năng như thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu các chủ xe ký cam kết là đi đúng tuyến, đúng giờ đảm bảo tốc độ, đảm bảo số lượng người... Mặt khác, chúng tôi sẽ kiểm tra, kiên quyết đình chỉ tất cả các xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật để hạn chế những nguy cơ dẫn đến mất an toàn và tai nạn giao thông", lãnh đạo Phòng CSGT tỉnh Đắk Nông nhấn mạnh.
Dương Phong
Theo Dân trí
ĐH Quốc gia HN: Thêm 4 chương trình đào tạo tham gia kiểm định theo chuẩn AUN - QA Tiếp nối thành công của 22 chương trình đào tạo đã được AUN-QA đánh giá và cấp giấy chứng nhận chất lượng, ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục có thêm 4 chương trình tham gia kiểm định theo Bộ tiêu chuẩn này. Các chương trình đào tạo được kiểm định trong lần này bao gồm: Cử nhân ngành Công nghệ Kỹ thuật...