Gia Lai: Mô hình bán trú vùng cao: Dạy chữ, dạy kỹ năng sống cho các em
Vì hoàn cảnh khó khăn, hầu như các trẻ em vùng cao không được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ nên nhiều em học sinh dù học đến lớp 3 hay 4 nhưng có thân hình còi cọc, gầy gò. Việc phát triển mô hình bán trú đã tạo điều kiện xây dựng những bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng cho các em.
Đặc biệt, ở các trường bán trú, các thầy cô giáo còn hướng dẫn cho học sinh kĩ năng sống và xây dựng mô hình tăng gia nuôi heo, gà, trồng rau nhằm cải thiện bữa ăn.
Từ lâu nay, mô hình trường bán trú kiểu nội trú tại huyện Kbang (Gia Lai) đã thành công và nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà vượt ra cả vùng. Đặc biệt, ngôi trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và Trung học Đăk Rong (huyện Kbang) là trường mệnh danh là trường đẹp nhất Tây Nguyên và đang là mô hình điểm cho cả nước. Với sự đột phá đó, các trường trên địa bàn huyện đang thi đua cùng nhau xây dựng mô hình bán trú nhằm đưa lại điều kiện học tập và sinh hoạt tốt nhất cho học sinh vùng cao.
Học sinh trường PTDTBT tiểu học Krong được vui chơi và học kĩ năng sống
Một trường cũng đang dần thành công với mô hình bán trú là Trường PTDTBT Tiểu học Krong (huyện Kbang). Theo đó, trường có tổng số 250 em học sinh, trong đó có 150 em bán trú (tức là ở lại theo kiểu nội trú), đa số các em đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số người Banar. Do đời sống kinh tế khó khăn, sống trong rừng núi nên các em thường hay nhút nhát, ngại ngừng khó giao tiếp với người lạ. Đặc biệt, điều kiện sinh hoạt còn thiếu thốn nên việc ăn uống, vệ sinh cá nhân và các kĩ năng sống hầu như các em đều không biết hoặc rất hạn chế. Chính vì vậy, khi bước vào môi trường học đường, các thầy cô giáo rất vất cả trong khâu chăm sóc và hướng dẫn tận tình cho các em cách đi vệ sinh, đánh răng… hoặc cách giao tiếp.
Cùng với việc học tập, các em học sinh vùng cao còn được các giáo viên hướng dẫn chăm sóc rau, cải thiện bữa ăn.
Tâm sự với chúng tôi, thầy Nguyễn Văn Thuấn (Hiệu trưởng nhà trường) tâm sự: “Bắt đầu từ năm 2010, nhà trường chuyển sang mô hình bán trú. Với việc học bán trú đã tạo điều kiện cho các em học sinh vùng cao xa rời với núi rừng, thay đổi môi trường sống. Từ một “chú nai vàng ngơ ngác trong rừng”, các em hầu như không biết ăn cơm bằng đũa thìa hay những sinh hoạt cá nhân như đánh răng, rửa mặt. Nhưng được sự hướng dẫn của các thầy cô, học sinh đã tự làm được và còn tăng gia sản xuất giúp cải thiện bữa ăn cho chính các em. Đặc biệt, mỗi Tết về, các em lại mang thành quả là thịt heo, gà vịt, rau về biếu gia đình ăn Tết…, đó là điều hạnh phúc đối với nhà trường”.
Các em chăm sóc heo, vịt nhằm cải thiện bữa ăn, Tết đến được mang về cho gia đình ăn Tết.
Mỗi năm, thầy và trò trường PTDTBT tiểu học Krong có thể nuôi từ 10 – 20 con heo trong học kì để sau này sẽ dành để bán nhằm xây dựng cơ sở hạng tầng trong trường, vừa là dành cho dịp Tết mổ heo cho học sinh mang về biếu bố mẹ. Như xuân vừa rồi, trường đã gói 400 chiếc bánh chưng và thịt 2 con heo cho các gia đình phụ huynh trên địa bàn đón Tết. Đầu năm học, do giá heo giống đang đắt và khan hiếm nên nhà trường đã chuyển sang nuôi vịt xiêm để cải thiện bữa ăn cho các em.
“Việc nuôi heo, vịt… là để tận dụng nguồn ăn thừa của các em học sinh, cải thiện bữa ăn và tạo nguồn quỹ giúp cho nhà trường. Qua đó, có thể trang trải các khoản xây dựng thêm các phòng ăn, ngủ cho cho các em học sinh… Hơn hết, việc nuôi này sẽ giúp cho các em học cách tự mình biết cách nuôi, trồng và sau này sẽ hướng dẫn lại cho bà con trong làng nhằm làm thay đổi nhận thức, tập quán canh tác lạc hậu, dựa vào những thứ sẵn có trong rừng…”.
Sự nỗ lực của thầy và trò đã giúp cho mô hình bán trú được phát triển mạnh, đem điều kiện học tập tốt nhất cho các em.
Cũng từ nguồn quỹ này, nhà trường cũng có điều kiện mở thêm những buổi ngoại khóa giúp cho các em học sinh bớt ngại, nhút nhát trước đám đông. Những kĩ năng sống hay các trò chơi dân gian lồng ghép kiến thức pháp luật… Sắp tới, trường Krong sẽ tổ chức cuộc thi gấp chăn màn, vệ sinh cá nhân và kĩ năng nói trước đám đông… nhằm xây dựng cho các em nếp sống văn minh, nhằm thay đổi nhận thức, tập tục lạc hậu xưa nay của các em.
Các em được các giáo viên hướng dẫn gói bánh đem về cho bố mẹ đón xuân
Chị Đinh Xuân (phụ huynh học sinh làng Tăng, xã Krong, huyện Kbang) bộc bạch: “Trước kia con tôi chạy khắp núi rừng, tôi bảo cũng không nghe. Nhưng từ khi đi học, cuối tuần được về là cháu đã biết tự động giúp tôi quét nhà, sáng dậy biết đánh răng, rửa mặt, đêm ngủ cũng bỏ màn… Giờ đây cả nhà được mỗi nó biết chữ nên chúng tôi đặt cả hy vọng lên cháu. Dân trong làng suốt ngày chỉ biết cây lúa, biết rau rừng nên cũng không có điều kiện chăm sóc, cho cháu ăn, học như ở trường học…”.
Các em học sinh ở nội trú.
Thầy Lê Thanh Hải – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Kbang cho biết: “Những thành công mà mô hình bán trú đã mang lại đã giúp cho huyện có những sự đột phá về các duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao. Có được sự thành công đó, phần lớn là nhờ vào các thầy hiệu trưởng và ban giám hiệu khi “dám nghĩ, dám làm” mang lại hiệu quả thiết thực không chỉ cho học sinh mà còn cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng… Hiện nay chúng tôi đang mở rộng, từng ngày nâng cao chất lượng của mô hình bán trú vùng cao từ chính nguồn lực của các trường mà ra”.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Thái Nguyên cải thiện bữa ăn cho học sinh trường dân tộc nội trú
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú trên địa bàn, cải thiện cuộc sống học sinh, từ năm học 2018- 2019, tỉnh Thái Nguyên trích ngân sách hỗ trợ 20% so mức tiền lương cơ sở cho học sinh các trường PTDT nội trú để cải thiện bữa ăn.
Cô và trò Câu lạc bộ sách và cộng đồng Trường PTDT nội trú THCS ịnh Hóa trong giờ sinh hoạt ngoại khóa.
Hiện tại, theo Thông tư số 109/2009/TTLT/BTC- BGDT, ngày 29-5-2009 của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và ào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường PTDT nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc, học sinh học các trường PTDT nội trú được hưởng chế độ bằng 80% mức tiền lương cơ sở. Thực tế, đặc thù học sinh phải ở nội trú, ăn uống hằng ngày đều tập trung tại ký túc xá, cho nên các nhà trường đã sử dụng toàn bộ số tiền các em được hưởng theo chế độ để lo việc tổ chức ăn uống cho các em với mức chi trung bình là 33.500 đồng/ngày, bao gồm ăn sáng, ăn trưa, ăn tối và chi phí chất đốt. Với số tiền như trên, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh có biến động cho nên khẩu phần trong các bữa ăn của các em chưa đáp ứng được yêu cầu về chế độ dinh dưỡng để phát triển thể chất, ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện của các em. Trong khi đó, học sinh các trường PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn thuộc diện gia đình khó khăn, cho nên không có điều kiện bồi dưỡng thêm vào các bữa ăn ở trường.
Trước thực trạng đó, HND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nghị quyết quy định mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh các trường PTDT nội trú thuộc tỉnh quản lý. Theo đó, từ năm học 2018-2019, học sinh đang học tại sáu trường PTDT nội trú trên địa bàn thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý sẽ được hỗ trợ 20% mức tiền lương cơ sở/tháng/học sinh, thời gian hưởng là 10 tháng/năm nhằm hỗ trợ bữa ăn hằng ngày. Như vậy, cùng với việc thực hiện Thông tư liên tịch số 109 nêu trên, mỗi tháng học sinh PTDT nội trú thuộc tỉnh quản lý sẽ được hưởng 100% mức lương cơ sở để cải thiện bữa ăn. ây là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm của tỉnh Thái Nguyên đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số đang học tập tại các trường PTDT nội trú, cải thiện chế độ dinh dưỡng để phát triển trí tuệ, thể chất, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của hệ thống trường chuyên biệt này.
Theo nhandan
Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng tặng gần 500 áo ấm cho học sinh miền núi Với tinh thần sẻ chia với những khó khăn của học sinh vùng cao, ngày 16/10, thầy trò và hội phụ huynh trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng đã về thăm và tặng gần 500 áo ấm cho học sinh trường Tiểu học Lạng Khê, huyện Con Cuông. Thực hiện chủ trương chung tay vì học sinh nghèo miền núi, từ...