Gia Lai: Lùm xùm chuyện giáo viên và hiệu trưởng mâu thuẫn trong trường học
Trước việc giáo viên bị xếp loại tăng lên giảm xuống nhiều lần, 2 giáo viên trường THCS Nguyễn Chí Thanh (xã Ia Bă, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã vào phòng hiệu trưởng “lớn tiếng”. Giữa hai bên diễn ra mâu thuẫn gay gắt phải nhờ đến công an vào cuộc…
Theo báo cáo của UBND xã Ia Bă, vào buổi sáng ngày 28/5 trong lúc thầy N.C.H. (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Thanh) đang làm việc tại phòng thì hai giáo viên là thầy N.V.C. và N.M.T. đã xông vào phòng làm việc để hỏi về kết quả thi đua viên chức năm học 2018 – 2019. Giữa hai bên đã xảy ra mâu thuẫn gay gắt, thầy C. đã đập tay xuống bàn làm việc khiến chén, đĩa uống nước và bảng hiệu trưởng bị rơi vỡ. Ngoài ra, hai thầy còn dùng những lời lẽ xúc phạm đến thầy H.
Tuy nhiên, trong báo cáo gửi UBND xã Ia Bă và Phòng GD-ĐT huyện Ia Grai, thầy H. lại phủ nhận chuyện “gạt tay trúng ly” .
“Hai thầy đã xông vào phòng và nắm cổ áo, đe dọa giết, xúc phạm đến danh dự tôi trước hội đồng xét tốt nghiệp. Còn đối với việc “gạt tay trúng ly” theo báo cáo UBND xã như vậy là không đúng vì một thầy đã đến và cố ý đập ly chén ở bàn uống nước và đến tranh cãi với tôi tại bàn làm việc khiến bảng hiệu trưởng bị vỡ tiếp…”, thầy Hiệu trưởng N.C.H. cho biết.
Trường nơi xảy ra sự việc
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Văn Đại – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ia Grai cho biết: “Ngay sau khi sự việc xảy ra, phòng đã mời các giáo viên và hiệu trưởng cùng đại diện công an, UNBD xã… làm việc nhằm làm rõ mâu thuẫn tại trường. Căn cứ vào lời tường trình của hai bên thì vẫn chưa xác định được giáo viên có đánh hiệu trưởng hay không. Tuy nhiên, việc xảy ra mâu thuẫn và các thầy to tiếng với nhau trong trường học thì có”.
“Được biết, mâu thuẫn trên xuất phát từ việc thầy H. đã đưa ra bản đánh giá viên chức cho các giáo viên. Sau khi đánh giá xếp loạt Tốt cho các giáo viên, thầy H. mới nhận ra năm 2017 có một số giáo viên bị kỉ luật nên đã hạ bậc xếp loại. Tiếp đó, thầy H. gửi lên Phòng GD-ĐT huyện để hỏi ý kiến. Khi biết việc thầy H. thay đổi liên tục việc xếp loại viên chức, các giáo viên đã bức xúc nên đến phòng làm việc phản ánh và tại đây đã xảy ra mâu thuẫn. Hiện Phòng GD-ĐT đã có báo cáo gửi Sở GD-ĐT, UBND huyện. Hướng sắp tới sẽ kiến nghị Thanh tra vào cuộc xác minh sự việc. Ai sai đến đâu xử lý đến đó”.
Hiện nay, Phòng GD-ĐT huyện Ia Grai đã yêu cầu trường THCS Nguyễn Chí Thanh tổ chức họp toàn thể giáo viên để phân loại giáo viên lần cuối. Đồng thời, nộp toàn bộ hồ sơ Viên chức về phòng giáo dục. Đối với sự việc mâu thuẫn tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh đang chờ cơ quan chức năng tiếp tục vào làm việc để xác định cụ thể sự việc trên.
Phạm Hoàng – Thùy Dung
Theo Dân trí
Video đang HOT
Gia Lai: Mang bệnh ung thư, cô giáo 9X vẫn kết nối nhịp cầu yêu thương
Tuy bị mắc bệnh ung thư tụy không thể chữa trị, nhưng thời gian rảnh cô giáo Nguyễn Lữ Thu Hồng (TP. Pleiku, Gia Lai) vẫn đến các ngôi trường vùng cao để trao những món quà từ các nhà hảo tâm ủng hộ.
Đặc biệt, hàng ngày cô giáo Hồng vẫn âm thầm "thắp lửa hy vọng" cho những bệnh nhân đang điều trị ung thư trên khắp mọi miền.
Trao yêu thương cho học sinh nghèo, khuyết tật
Dù biết mình mắc căn bệnh ung thu tụy không thể chữa trị nhưng cô giáo Nguyễn Lữ Thu Hồng (SN 1992, hiện là giáo viên Trường THCS Nguyễn Chí Thanh, TP. Pleiku, Gia Lai) vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ nghề giáo. Sau khi tốt nghiệp THPT, cô Hồng trúng tuyển vào trường ĐH Quy Nhơn. Sau 4 năm học tập, cô Hồng ra trường với tấm bằng cử nhân nhưng lại không xin được việc làm.
Từ khi làm giáo viên, cô Hồng đã kêu gọi rất nhiều quần áo, sách vở và các nhu yếu phẩm đển với học sinh nghèo, bà con vùng khó
Ước mơ đứng trên bục giảng đã thôi thúc cô mở một lớp gia sư tại gia nhằm kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Lớp học có chỉ có từ 5 - 7 em học sinh trong xóm. Nhưng điều đặc biệt, trong những em đó có một số em bị khuyết tật như: thiểu năng, chậm phát triển và các khuyết tật dị dạng khác.
"Biết tôi mở lớp gia sư nên các phụ huynh đã bế con đến gửi nhờ cô dạy chữ. Họ bảo rằng, vì các em có những khuyết tật như vậy nên khả năng tiếp thu chậm, nhiều nơi không nhận. Nhìn ánh mắt các phụ huynh và khao khát học chữ của các em nhỏ nên tôi đã không ngại ngần nhận các cháu vào lớp. Các em thường hay bị kích động, chậm nhận biết nên tôi phải nhẹ nhàng dạy các em từng chữ, tạo cảm giác thỏa mái. Cứ như thế gần 3 năm, các cháu đều đã biết đọc, biết viết. Đó chính là niềm vui hạnh phúc của một người giáo viên trẻ như tôi", cô giáo Hồng nhớ lại.
Thấy cô Hồng nhiệt tình trong công tác tình nguyện, rất nhiều đoàn đã gửi quà tặng nhờ cô mang đến trao tận tay bà con vùng sâu, vùng xa.
Năm 2016, cô giáo trẻ đã đậu vào viên chức và vào dạy tại xã Ia Pia (Chư Prông, Gia Lai), một xã vùng sâu cách nhà hơn 50km. Cô Lữ Hồng tâm sự: "Là một cô giáo trẻ, chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác giảng dạy. Tôi đến các em qua những trang sách giáo khoa, câu chuyện về tình thương giữa con người với con người. Tôi mong muốn, trước khi các em học được cái chữ thì phải học làm người. Khi gặp các thầy cô, cha mẹ... đều có những ứng xử đúng với chuẩn mực xã hội".
Trong thời gian đi dạy, cô Hồng luôn cùng với các giáo viên, đoàn thanh niên tham gia nhiều hoạt động tình nguyện như quyên góp sách vở, quần áo cho các em học sinh. Biết cô mắc bệnh hiểm nghèo nhưng có lòng hướng thiện nên hàng tuần liên tục có rất nhiều đoàn từ thiện đã gửi quà như: sách, vở, quần áo trắng và các như yếu phẩm gồm: gạo, mắm, muối nhờ cô Hồng trao đến các bà con nghèo trong vùng...
"Khi có nhiều người liên hệ gửi gắm những món quà đến với học sinh và bà con vùng cao, em cảm thấy rất vui, hạnh phúc. Bản thân em cũng yếu, không có sức khỏe nhiều nhưng mọi người tin tưởng nên em luôn tình nguyện đi khắp các bản làng và trao tận tay bà con, để không phụ sự gửi gắm của các nhà hảo tâm. Điển hình Tết nguyên đán vừa qua, một nhà hảo tâm gửi 3 tấn gạo và các nhu yếu phẩm đến bà con ở xã biên giới. Lúc đó, em đã một mình cùng với bác tài xế vượt hơn 80km đường rừng để chở gạo và nhu yếu phẩm đến xã Ia Mơr (Chư Prông) nhằm hỗ trợ cho các bà con nghèo đón Tết.
Hay mới đây, các bạn sinh viên trường ĐH Thủ Dầu Một đã mang sách vở quần, áo đến hỗ trợ bà con xã Ia Pia (Chư Prông). Các bạn còn mang trà sữa, bánh tráng trộn đến tận nơi để làm cho các em học sinh thưởng thức. Nhìn các em học sinh từng là học trò mà mình giảng dạy được quần áo mới và nhấm nháp từng ly trà sữa mà trong đời thường các em cũng không dám mơ, điều đó khiến tôi rất hạnh phúc...", cô Lữ Hồng nhớ lại với những giọt nước mắt hạnh phúc trong khóe mắt.
Được mọi người tin tưởng, cô giáo Hồng đã không quản ngại khó khăn vượt hàng trăm cây số để mang quà hỗ trợ đến hỗ trợ bà con ăn dến
Dù không có điều kiện để mua những nhiều quà hỗ trợ cho các em học sinh nghèo, hàng tháng, cô giáo Lữ Hồng vẫn dành một chút thời gian để viết văn, thơ và các bài báo gửi cộng tác về cho rất nhiều tờ báo địa phương và trung ương. Vừa là đam mê viết lách và mỗi tháng cô lại dành số tiền nhuận bút được hưởng để góp vào các chương trình từ thiện...
Cuộc sống cô Lữ Hồng được ví von như một ngọn đèn, nó có thể tắt bất cứ lúc nào. Nhưng ở cuộc sống hiện tại, ngọn đèn ấy tỏa sáng, vẫn cống hiến sức trẻ để thực hiện những hoài bão, đam mê và gắn kết yêu thương đến mọi người.
"Thắp lửa hy vọng" cho bệnh nhân ung thư
Cũng là một bệnh nhân đang từng ngày chiến đấu với căn bệnh ung thư tụy quái ác, cô Lữ Hồng hiểu giá trị của cuộc sống. Năm 2017, câu chuyện của cô giáo Lữ Hồng bị mắc căn bệnh ung thư, bị bệnh viện trả về đã lan tỏa đến khắp nơi. Nhưng hơn 10 năm qua, cô Hồng vẫn sống khỏe mạnh và hoạt động tình nguyện rất sôi nổi. Chính vì vậy, mỗi ngày có hàng chục cuộc điện thoại gọi đến nhằm động viên, hỏi thăm cô. Đặc biệt, trong số này có cả những bệnh nhân ung thư đang hóa trị, xạ trị ở bệnh viện.
Một bài viết của cô giáo Lữ Hồng được đăng tải trên báo Gia Lai
"Khi hoàn cảnh mình được mọi người biết đến, nhiều bệnh nhân ung thư và người nhà đã gọi để hỏi về cách điều trị, ăn uống, chăm sóc...Vì bệnh Hồng nặng nên không có pháp đồ điều trị mà chỉ trông chờ những thang thuốc nam. Nhưng Hồng chia sẻ với họ về nghị lực sống, khát khao sống được cống hiến mỗi ngày. Lúc mình còn sống một ngày, Hồng sẽ sử dụng ngày đó để cống hiến, làm những việc mà mình đang dự định làm với một tinh thần vui vẻ, thoải mái...", cô Lữ Hồng bộc bạch.
Những bài thơi mang gam màu sáng, tràn đầy sự yêu đời được Lữ Hồng gửi tặng mọi người
Lữ Hồng còn nhớ: "Năm 2018, khoảng 3h chiều Hồng nhận được một cuộc điện thoại của người chồng tư vấn khi cô vợ anh ấy đang từng ngày bị xạ trị dày vò. Lúc đó, anh ấy nói: "Anh ấy cần vợ, hai đứa con cần mẹ nên anh ấy không thể để cô ấy ra đi...!". Sau nhiều lần Hồng trò chuyện, Hồng đã khuyên anh ấy biến nỗi lo của mình thành những sự quan tâm, tạo cho cô ấy vui vẻ, lạc quan sống...Vài tháng sau, anh ấy đã gửi cho Hồng những tấm ảnh chụp chung giữa anh và cô vợ đi chơi ở Gia Lai. Tuy bức ảnh có hiện lên nét đau và tóc cô vợ đã rụng hết, nhưng sâu thẳm đó là sự hạnh phúc...Một thời gian sau, Hồng rất buồn đã nghe tin cô vợ đã ra đi...".
Với những cố gắng của mình, cô giáo Lữ Hồng (đứng giữa) được Tỉnh đoàn Tỉnh Gia Lai vinh danh là 1 trong 50 gương mặt tiêu biểu làm theo lời Bác năm 2019.
"Hay một hoàn cảnh khác, người con gái gọi đến nhờ hướng dẫn chăm sóc mẹ đang xạ trị. Vì cùng độ tuổi nên Hồng chia sẻ, nói chuyện nhiều lắm. Những lúc cô bé ấy lo lắng về mẹ đều nhắn tin, gọi điện cho Hồng. Tuy việc dạy học cũng bận nhưng Hồng vẫn dành thời gian để gọi an ủi, động viên cô gái cố gắng đồng hành cùng mẹ trong hành trình chữa trị căn bệnh ung thư quái ác đó... Hành trình tiếp diễn cả hơn 1 năm, lúc cô gái ấy gọi đến khóc vì mừng khi mẹ cô ấy đã dần bình phục. Các dấu hiệu của bệnh ung thư cũng đang dần mất đi... Lúc đó, Hồng cảm nhận được tình yêu thương, hạnh phúc của cô gái. Đặc biệt là tình mẫu tử đã giúp cho người mẹ vượt qua bệnh tật và cả cô gái...", Hồng rưng nước mắt kể lại.
Hàng ngày, mọi người gọi đến với Hồng đều mong muốn có một điểm tựa, một hy vọng từ chính những người cùng cảnh ngộ. Đã từng chứng kiến những cuộc chia ly trong nước mắt và sự đau đớn khi hóa trị, xạ trị của các bệnh nhân ung thư, Hồng vẫn luôn động viên, thắp lửa hy vọng sự sống, niềm tin về một tương lai tươi sáng. Điều mà Hồng nhận lại cũng chính là niềm vui và sự động viên khi chính mình cũng đang mang căn bệnh ung thư trong người.
"Mình cảm thấy "sống vui" vì đã thực hiện được 3 điều là:
Dù mắc căn bệnh ung thư, nhưng mình vẫn sống và được đứng trên bục giảng, truyền cho các em giá trị sống, tình yêu thương...Sống với đam mê viết lách, đưa những nỗi niềm, tâm sự của mình vào văn thơ. Đặc biệt, có sức để đi và viết về cuộc sống, văn hóa của những bà con đồng bào dân tộc thiểu số.Sống cùng ung thư và chia sẻ, tiếp thêm hy vọng cho những người có cùng hòa cảnh.", Lữ Hồng tâm niệm.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Nghề giáo - đừng vội đánh giá phiến diện! Những ngày này, từ những cuôc trò chuyên ngoài đời, đên những bình luân trên mạng xã hôi, thì câu chuyên vê nhà giáo trở thành môt trong những đê tài được bàn tán nhiêu nhât. Nhà giáo - PGS Văn Như Cương (1937 - 2017) là người thành lập và hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - trường dân...