Gia Lai: Đồng hành để trò vững bước đến trường
Bố mẹ không còn, 2 anh em Lên buổi lên lớp, buổi đi làm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Thương 2 anh em, các thầy cô, bà con, hàng xóm thường xuyên động viên, hỗ trợ để anh em Lên vững bước đến trường.
Bố mẹ mất, Lên gánh gồng nuôi em trai ăn học. Ảnh: Đỗ Như Dũng
Khi Nguyễn Quốc Lên (học sinh lớp 12C1 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) học lớp 11 cũng là lúc em mất cả cha lẫn mẹ. Lên và người em trai đang học lớp 6 nương tựa vào nhau sống qua ngày.
Lên còn ông bà nội già yếu và các bác ở gần, nhưng ai nấy hoàn cảnh đều khó khăn nên chẳng thể lo cho 2 anh em. Sau giờ học trên lớp, 2 anh em Lên chăm sóc vài sào cà phê của gia đình để trang trải cuộc sống. Cà phê trồng lâu năm, giá lại bấp bênh nên anh em Lên bữa đói, bữa no.
Video đang HOT
Thương hai anh em đang tuổi ăn, tuổi học phải chật vật làm lụng nên bà con hàng xóm có rau, có gạo đều mang qua cho. Căn nhà nhỏ của anh em Lên được quây tạm bằng những tấm ván cũ nát với hàng chục lỗ nhỏ chi chít, mưa dột lỗ chỗ.
Thầy Hồ Đức Kỳ – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12C1 (Trường THPT Nguyễn Trường Tộ) cho hay: Từ ngày bố mẹ mất, cuộc sống của 2 anh em Lên ngày một khó khăn. Để Lên vững bước đến trường, cán bộ, giáo viên đã đóng góp, hỗ trợ mỗi tháng 1,4 triệu đồng. Bên cạnh đó, bạn bè và thầy cô cũng thường xuyên thăm hỏi, động viên em cố gắng trong học tập. Trước mắt nhà trường và các thầy cô sẽ giúp đỡ, hỗ trợ em Lên học tập, đậu Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Căn nhà tuềnh toàng nơi che mưa, che nắng cho 2 anh em Lên. Ảnh: Đỗ Như Dũng
Theo thầy Kỳ, xã đang làm hồ sơ để gửi em trai của Lên vào trại trẻ mồ côi ở Gia Lai. Khi đó Lên sẽ yên tâm đi học, em trai cũng có người chăm sóc, lo lắng việc học hành.
Thầy Trương Quang Mẫn – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trường Tộ cho biết: Từ đầu năm, nhà trường đề nghị các giáo viên chủ nhiệm báo cáo về hoàn cảnh của các em học sinh. Sau khi tìm hiểu, nhà trường biết em Lên có hoàn cảnh rất đặc biệt, bố mẹ em đã mất, chỉ còn 2 anh em nương tựa vào nhau nên kêu gọi thầy cô, phụ huynh và học sinh trong trường chung tay hỗ trợ.
“Chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhà trường đề nghị thầy cô tập trung ôn để em đậu tốt nghiệp. Vừa qua cũng có một số mạnh thường quân ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đặt vấn đề, nếu em đi học ở khu vực đó sẽ giúp đỡ. Do đó, chúng tôi luôn động viên em cố gắng học, bên cạnh đó, các thầy cô sẽ thay bố mẹ định hướng cho em Lên chọn và học ngành nghề phù hợp”, thầy Mẫn chia sẻ.
Hà Nội tặng máy tính cho 17 giáo viên và 19 học sinh hoàn cảnh khó khăn
Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh, giáo viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm điều kiện học tập và giảng dạy.
Sáng 9/6 tại Hà Nội, 17 giáo viên thuộc 15 huyện hoàn cảnh khó khăn nhưng vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy và 19 học sinh khối 12 của 10 trường THPT hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị học tập đã nhận những chiếc máy tính, điện thoại thông minh, ipad...
Các học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hà Nội nhận những món quà ý nghĩa.
Đây là một chương trình có ý nghĩa nhằm kịp thời chia sẻ, giúp đỡ học sinh, giáo viên hoàn cảnh khó khăn, có thêm điều kiện học tập và giảng dạy. Song song với dạy và học trực tuyến, các thiết bị còn giúp giáo viên, học sinh soạn giảng và truy cập các bài giảng hay, hệ thống bài tập ôn thi của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nguồn tư liệu học mở, họp trực tuyến... Với phần quà này, ngành giáo dục Thủ đô cũng như các nhà hảo tâm mong muốn tạo thêm động lực giúp các giáo viên và các em học sinh vượt qua khó khăn, cố gắng dạy và học tốt, đạt được thành tích cao trong kỳ thi sắp tới.
Cô Vũ Thị Hiền, giáo viên Trường THCS Đồng Tháp, huyện Đan Phượng là một trong những giáo viên hoàn cảnh khó khăn được nhận máy tính chia sẻ: "Tôi rất vui và biết ơn công đoàn ngành, Sở và tất cả những nhà hảo tâm. Trong quá trình công tác tôi không có máy tính thì rất khó khăn trong việc soạn bài, giảng dạy cho các con chủ yếu qua các phần mềm PowerPoint mà không có máy tính để hỗ trợ thì rất là khó khăn. Bây giờ có máy tính rồi thì tôi có thể soạn bài mọi lúc mọi nơi cũng như là chia sẻ các thông tin đến cho các con được thuận tiện hơn. Với phần quà này tôi sẽ tận dụng triệt sử dụng các phần mềm dạy học cũng khai thác thêm các phần bài tập mà khi giao cho các em ở trên internet để làm tốt hơn quá trình giảng dạy của mình"./.
Học sinh nghèo năm nào cũng phải mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập mới Tại huyện Xín Mần, đối tượng học sinh nghèo theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, năm nào cũng phải trích phân nửa tiền Nhà nước hỗ trợ để mua sách giáo khoa mới. Học sinh càng nghèo, sách vở phải mới, đồ dùng phải "xịn" Nhiều năm nay, có một chuyện lạ đang xảy ra tại huyện Xín Mần (Hà Giang) khiến phụ huynh và...