Gia Lai: 2 lần cấp cứu giúp bệnh nhân nhồi má.u cơ tim cấp qua cơn nguy kịch
Chiều 15-1, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tiếp nhận 1 bệnh nhân vào cấp cứu với các dấu hiệu của cơn nhồi má.u cơ tim cấp tình trạng nguy kịch.
Qua 2 lần nỗ lực cấp cứu, bệnh nhân đã thoát cơn nguy kịch.
Ưu tiên cứu chữa người bệnh
Bác sĩ CKII Trần Kế Toán-Trưởng khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) thông tin: Bệnh nhân Vũ Đình Huy (trú tại phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) nhập viện cấp cứu trong trạng thái đau ngực dữ dội, khó thở, rối loạn nhịp, block nhĩ thất-tín hiệu điện từ tâm nhĩ đến tâm thất bị tắc nghẽn hoàn toàn và không có sự liên lạc giữa tâm nhĩ và tâm thất; không có tín hiệu nào từ các khoang trên truyền đến các khoang dưới. Các xung điện từ nút xoang không thể kiểm soát được nhịp tim, tâm thất có thể đậ.p rất chậm hoặc không đậ.p. Trường hợp bệnh nhân rất nặng có thể bất tỉnh, thậm chí ngừng tim, đ.e dọ.a đến tính mạng.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân Vũ Đình Huy. Ảnh: Như Nguyện
“Bệnh nhân được người quen đưa vào viện, không có người thân và không đủ tiề.n nộp viện phí. Dù vậy, với phương châm cứu sống tính mạng người bệnh là trên hết, đội ngũ y, bác sĩ bệnh viện đã nhanh chóng tiếp nhận, triển khai các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Bệnh nhân được chỉ định chụp động mạch vành.
Qua chụp, phát hiện bệnh nhân bị tắc hoàn toàn mạch vành bên phải. Ê kíp y, bác sĩ đã tiến hành đặt stent động mạch vành. Sau khi tái thông mạch vành, bệnh nhân tiếp tục bị rối loạn nhịp nhanh, ê kíp tiếp tục tiến hành sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu và kết hợp dùng thuố.c. Qua 2 lần phối hợp triển khai các biện pháp cấp cứu kịp thời đã giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch. Bệnh nhân sau đó hết đau ngực, khó thở, có thể đi lại được, sức khỏe hồi phục tốt”- bác sĩ Trần Kế Toán cho hay.
Theo bác sĩ Toán, qua ca bệnh này cho thấy sự cấp cứu, điều trị tại chỗ cho các bệnh nhân nhồi má.u cơ tim cấp hết sức quan trọng, đảm bảo giờ vàng cứu sống tính mạng cho người bệnh. Cùng với đó, sự phối hợp nhịp nhàng của cả ê kíp trong triển khai cấp cứu khẩn cấp, trang thiết bị cấp cứu đầy đủ đã góp phần giúp các bệnh nhân vượt qua cửa tử. Trong trường hợp này, nếu cấp cứu chậm hoặc chuyển tuyến trên thì bệnh nhân có nguy cơ t.ử von.g rất cao.
Video đang HOT
Bệnh nhân qua cơn nguy kịch
Vượt qua lưỡi hái tử thần, anh Vũ Đình Huy xúc động chia sẻ: Tôi là tài xế xe. Lúc 15 giờ 30 phút ngày 15-1, sau khi chở khách đến điểm hẹn và trên đường quay về thì tôi bị khó thở, chóng mặt, ngực đau dữ dội và được một người quen đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu. “Dù không có người thân đi cùng, không có tiề.n đóng viện phí nhưng các y, bác sĩ bệnh viện đã ưu tiên cứu chữa cho người bệnh. Chính nhờ sự quan tâm thăm khám, cấp cứu kịp thời của các y, bác sĩ bệnh viện đã giúp tôi vượt qua cơn nguy kịch”- anh Huy nói.
Qua cấp cứu, điều trị, sức khỏe bệnh nhân Huy đang dần hồi phục. Ảnh: Như Nguyện
Nhận tin chồng vào viện cấp cứu khi đang có việc ở xa nên chị Nguyễn Thị Gấm (vợ anh Huy) không thể lập tức có mặt tại bệnh viện. Chị Gấm kể: Nhận được tin, tôi lo lắng vô cùng.
Khi đến nơi thì chồng tôi đã được đưa vào phòng cấp cứu và can thiệp tim mạch. Các y, bác sĩ đã triển khai thăm khám, cấp cứu tận tình giúp chồng tôi vượt qua nguy hiểm. Hiện chồng tôi đã khỏe hơn, hết khó thở, đau ngực… Gia đình tôi biết ơn y, bác sĩ đã quan tâm cứu chữa cho chồng tôi.
Sau hơn 1 năm Đơn vị Tim mạch can thiệp (Khoa Tim mạch-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) đi vào hoạt động, hàng trăm bệnh nhân nhồi má.u cơ tim đã được thăm khám, điều trị kịp thời. “Hơn 1 năm qua, Đơn vị Tim mạch can thiệp đã triển khai chụp mạch vành cho 300 trường hợp và tiến hành đặt stent động mạch vành cho 170 trường hợp, góp phần tạo điều kiện cho bệnh nhân thuận lợi điều trị tại chỗ, hạn chế chuyển tuyến, đồng thời giảm chi phí và nâng cao tỷ lệ sống sót cho các bệnh nhân nhồi má.u cơ tim cấp”- bác sĩ Trần Kế Toán cho hay.
Bác sĩ Trần Kế Toán thông tin, theo lộ trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh phát triển lên bệnh viện hạng 1, đối với lĩnh vực điều trị tim mạch tại tỉnh sẽ xây dựng Trung tâm Tim mạch bao gồm: Tim mạch cấp cứu và can thiệp; thăm dò chức năng tim mạch sẽ mở rộng các kỹ thuật cao hơn như hồi sức tim mạch và phẫu thuật tim mạch.
Trong năm 2025, Khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) dự kiến triển khai thêm các kỹ thuật mới trong điều trị tim mạch. Ảnh: Như Nguyện
Riêng trong năm 2025, Khoa Tim mạch sẽ dự kiến triển khai các kỹ thuật mới gồm: Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn; can thiệp Laser điều trị suy van tĩnh mạch; can thiệp bước đầu cho các tổn thương vôi hóa, tổn thương phức tạp động mạch vành.
Khoa tiếp tục cử bác sĩ đi học ngắn hạn và triển khai can thiệp mạch má.u ngoại biên; điện tim gắng sức, siêu âm tim gắng sức, siêu âm tim trong bệnh tim bẩm sinh… nhằm nâng cao chất lượng điều trị bệnh nói chung, lĩnh vực tim mạch nói riêng cho người dân trên địa bàn.
2 bệnh nhân nhồi má.u cơ tim kèm viêm ruột thừa được cứu sống ngoạn mục
Nhồi má.u cơ tim cấp và viêm ruột thừa là 2 cấp cứu tối cấp, cùng xảy ra đồng thời trên cùng một người bệnh, đòi hỏi bác sĩ cấp cứu phải linh hoạt để cứu người bệnh.
BVĐK Trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân nữ H. T. H., 59 tuổ.i, ở huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long được tuyến trước chuyển đến với chẩn đoán nhồi má.u cơ tim cấp có viêm ruột thừa cấp.
Bệnh nhân có tiề.n sử tai biến mạch má.u não điều trị ổn định. Cách nhập viện 3 ngày bệnh nhân đau bụng âm ỉ kèm buồn nôn, đau ngực trái từng cơn, tình trạng đau ngực trái ngày càng tăng nên nhập viện trên địa bàn Cần Thơ điều trị.
Tại bệnh viện tuyến dưới, các bác sĩ chẩn đoán tình trạng nhồi má.u cơ tim cấp và được xử lý cấp cứu, 10 giờ sau phát hiện bệnh nhân kèm viêm ruột thừa cấp có chỉ định phẫu thuật, vượt quá khả năng chuyên môn nên chuyển đến BVĐK Trung ương Cần Thơ điều trị.
Bệnh nhân đã ổn định sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Ngay khi nhập viện hội chẩn nhiều chuyên khoa với chẩn đoán viêm ruột thừa cấp nhồi má.u cơ tim cấp (nhồi má.u cơ tim không ST chênh lên đã dùng thuố.c chống đông). Cả hai bệnh đều là bệnh lý cấp cứu, tuy nhiên do nhồi má.u cơ tim hiện ổn định nguy cơ thấp nên việc can thiệp sẽ thực hiện trong vòng 24 giờ, ê kíp quyết định phẫu thuật cấp cứu ruột thừa trước.
Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ rất cao về tim mạch và nguy cơ chả.y má.u. Phẫu thuật nội soi thấy khối áp xe kích thước 5x5 cm ở hố chậu phải, tách ổ áp xe nhiều mủ trắng đục, ruột thừa sau manh tràng hoại tử vỡ ở thân tạo ổ áp xe. Do vị trí ruột thừa sau manh tràng nên thời gian phẫu thuật kéo dài trong 2 giờ. Bác sĩ tiến hành cắt ruột thừa gửi Khoa Giải phẫu bệnh.
Trước đó, ngày 21/12/2023 BVĐK Trung ương Cần Thơ cũng tiếp nhận bệnh nhân nữ L. T. N., 73 tuổ.i, địa chỉ ở Đông Hải - Bạc Liêu được tuyến trước chuyển đến do vượt khả năng chuyên môn với chẩn đoán viêm ruột thừa cấp có nhồi má.u cơ tim cấp.
Bệnh nhân được thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, tiến hành hội chẩn phẫu thuật với chẩn đoán: Viêm ruột thừa cấp, nhồi má.u cơ tim cấp (nhồi má.u cơ tim không ST chênh lên nguy cơ thấp- huyết động ổn định). Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cấp cứu thành công cắt ruột thừa bị viêm, mưng mủ.
Sau phẫu thuật ruột thừa 2 bệnh nhân trên được theo dõi và điều trị tại khoa Tim mạch can thiệp, tình trạng bệnh nhân ổn định.
BSCKII. Thái Đắc Vinh - Trưởng khoa Gây mê hồi sức, BVĐK Trung ương Cần Thơ cho biết: Viêm ruột thừa cấp là tình trạng cấp cứu thường gặp nhất trong bệnh lý ngoại khoa ổ bụng, cần được phát hiện và điều trị sớm nhằm tránh biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu điển hình phải kể đến là đau vùng hố chậu phải cùng các triệu chứng biến đổi đa dạng tùy vào từng người bệnh. Trong hầu hết mọi trường hợp, phẫu thuật cắt ruột thừa là giải pháp tối ưu nhất để tránh vỡ hoặc hoại tử cơ quan.
Nhồi má.u cơ tim cấp là tình trạng một hay nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn, gây thiếu má.u cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu má.u. Nhồi má.u cơ tim dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, và nếu không cấp cứu để khôi phục lưu lượng má.u nhanh chóng, có thể gây tổn thương tim vĩnh viễn và t.ử von.g.
Vì thế, việc phẫu thuật ở bệnh nhân nhồi má.u cơ tim, suy tim nặng cần được tiến hành hết sức thận trọng trên cơ sở khám, đán.h giá toàn diện người bệnh, nhiều chuyên khoa gây mê hồi sức, nội tim mạch, tim mạch can thiệp trước.., trong và sau phẫu thuật để ổn định nhanh nhất tình trạng tim mạch. Ngoài ra, bác sĩ cần kiểm soát tốt lượng dịch truyền trong mổ vì dễ nguy cơ gây phù phổi cấp.
Chạy đua từng giây giành lại sự sống cho bệnh nhân ngừng tim Nam bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, cách bệnh viện 500m, các nhân viên y tế trên xe cứu thương đã thực hiện ép tim ngoài lồng ngực để duy trì tuần hoàn cho bệnh nhân. Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện thành công ca cấp cứu, giữ lại được mạng sống cho nam...