Gia đình trẻ khiến dân tình “đứng hình”: Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu
Gia đình trẻ và bảng chi tiêu khiến nhiều người “ngơ ngác”.
Một anh chồng năm nay 26 tuổi đã có bài đăng muốn nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ trong việc quản lý chi tiêu của gia đình mình, thế nhưng càng đọc chi tiêu của gia đình này, người ta càng hoang mang tột độ, không biết phải vén hộ ở chỗ nào vì nhìn đâu cũng thấy không ổn cho lắm.
Tổng thu nhập của cả hai vợ chồng là 43 triệu, đây là thu nhập mà nhiều gia đình mơ ước. Có lẽ vì thu nhập ở mức cao nên anh chồng này muốn cố gắng tiết kiệm đủ 1 tỷ trong vòng 3 năm tới.
“Hiện giờ vợ chồng em đã tiết kiệm được hơn 500 triệu, cũng muốn tiết kiệm hơn một tí để đủ 1 tỷ trong 3 năm tới vì dự định riêng thì không biết kịp không?”
Với tổng thu nhập của gia đình này là 43 triệu, đã tiết kiệm được 500 triệu, vậy thì để có thể tiết kiệm được thêm 500 triệu trong vòng 3 năm, họ cần phải tiết kiệm được khoảng 14 triệu/tháng. Với mức thu nhập này, họ hoàn toàn có thể làm được.
Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng chi tiêu của hai vợ chồng thì dân tình chỉ biết thở dài, tiêu như thế này thì làm sao có thể tiết kiệm được?
Gia đình có 3 thành viên, 1 con nhỏ 3 tuổi, hiện tại mỗi tháng chỉ tiết kiệm được 5,7 triệu/tháng. Chi tiêu của gia đình này cụ thể như sau:
1. Tiền điện: 3 triệu
2. Tiền nước: 800 nghìn
3. Tiền học của con: 9 triệu
Video đang HOT
4. Shopping: 7 triệu
5. Tiền ăn sáng: 1 triệu
6. Đi chơi cùng con: 8 triệu
7. Xăng xe: 500 nghìn
8. Vợ chồng đi chơi: 4 triệu
Tổng chi là 37,3 triệu/tháng
Vì muốn tiết kiệm đủ 1 tỷ trong 3 năm nên số tiền cặp vợ chồng này phải tiết kiệm thêm là khoảng 8,3 triệu/tháng. Tuy nhiên nhìn vào kế hoạch chi tiêu này thì có vẻ như đây là một gia đình chi tiêu khá phóng tay.
Dân mạng nhanh chóng nhìn ra tiền nước khá cao so với mặt bằng chung, dù anh chồng này đã chú thích rằng đây là tiền nước của cả hai căn nhà nhưng kể cả như vậy thì tiền nước 400.000/tháng cho một hộ gia đình khoảng 3 đến 5 người thì vẫn là quá cao.
Ngoài những khoản cố định như tiền điện, tiền nước, tiền học của con, mua sắm sinh hoạt, xăng xe hàng tháng thì đặc biệt ở khoản 6 và khoản 8, cùng là tiền đi chơi, tổng cộng lên đến 12 triệu/tháng. Theo như anh chồng này ghi chép thì đây là tiền hai vợ chồng cho con đi chơi và tiền hai vợ chồng đi chơi với bạn bè.
12 triệu/tháng chỉ để đi chơi chính là khoản chi cần phải được vén gọn lại nhất. Nếu cắt bớt ở khoản này, gia đình này hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tiết kiệm đủ 1 tỷ trong vòng 3 năm.
Dùng điều hòa theo 4 kiểu này tưởng tiết kiệm nhưng hóa đơn tiền điện vẫn tăng lên ngùn ngụt, thiết bị cực nhanh hỏng
Điều hòa là thiết bị "ngốn" điện bậc nhất trong nhà nên sử dụng điều hòa sai cách càng khiến hóa đơn tiền điện tăng cao trong mùa hè.
Chọn công suất điều hòa không phù hợp
Nhiều gia chủ vì muốn tiết kiệm ít tiền đầu tư mua điều hòa ban đầu nên chọn máy có công suất thấp hơn so với yêu cầu diện tích phòng. Điều này khiến giảm hiệu quả làm mát, hơi mát không đều khắp phòng và lâu mát hơn. Bên cạnh điều hòa phải liên tục hết công suất, dẫn đến nhanh nóng máy và hỏng thiết bị, giảm tuổi thọ điều hòa, cũng như làm tốn điện hơn.
Theo các chuyên gia, người dùng cần lưu ý công suất điều hòa phù hợp diện tích phòng ngay khi chọn mua máy. Ví dụ phòng dưới 15m2 nên chọn loại điều hòa 9.000 BTU, 15-20m2 chọn loại 12.000 BTU, điều hòa 18.000 BTU cho phòng 20-30m2 và loại 24.000m2 với phòng trên 30m2.
Ngược lại, chọn điều hòa công suất quá lớn so với diện tích cũng gây lãng phí điện, làm điều hòa hoạt động sai công suất thiết kế, giảm tuổi thọ thiết bị.
Mua điều hòa cũ
Điều hòa cũ có giá rẻ hơn so với mua mới, tuy nhiên thiết bị cũ thường hao tốn điện năng hơn so với thiết bị mới do động cơ yếu, cũ kỹ, không được trang bị công nghệ inverter.
Điều hòa cũ cũng dễ trục trặc, hỏng hóc hơn, tốn kém chi phí sửa chữa, thay thế linh phụ kiện theo thời gian. Bên cạnh đó, thiết bị làm mát cũ thường không trang bị công nghệ lọc không khí, có thể dẫn đến cảm giác ngộp thở, mệt mỏi khi sử dụng.
Bỏ qua việc vệ sinh, thay lưới lọc không khí
Một trong những sai lầm phổ biến khi sử dụng điều hòa là bỏ qua việc thay, vệ sinh lưới lọc không khí. Bộ lọc khi bị tắc sẽ hạn chế luồng không khí, khiến điều hòa phải hoạt động mạnh hơn, giảm hiệu quả làm mát mà tốn nhiều điện năng. Điều này còn gây hại cho sức khỏe, khiến phòng có mùi khó chịu.
Bảo dưỡng điều hòa thường xuyên là chìa khóa đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị. Để điều hòa hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện, gia chủ nên kiểm tra và vệ sinh lưới lọc định kỳ và thay lưới lọc sau một thời gian dài sử dụng.
Không dùng thêm quạt
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Nhiều người cho rằng bật thêm quạt khi đang sử dụng sẽ tốn thêm điện và không cần thiết vì chỉ cần dùng một thiết bị làm mát. Tuy nhiên bật thêm quạt công suất nhỏ trong phòng điều hoà có thể giúp quá trình lưu thông không khí được đẩy nhanh và đồng đều, mang lại cảm giác mát lạnh dễ chịu.
Thói quen này còn hạn chế điện năng tiêu thụ khi bạn không cần bật điều hoà ở nhiệt độ quá thấp, tránh các vấn đề sức khoẻ như khô da, ngạt mũi khi ở trong phòng điều hoà quá lâu. Việc sử dụng quạt còn hỗ trợ tăng độ bền cho điều hoà, giảm bớt gánh nặng và thời gian làm mát cho thiết bị điện này.
2 mẹo để tiết kiệm điện khi dùng điều hòa
Dùng rèm cửa cách nhiệt
Rèm mỏng, sáng màu sẽ tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà nhưng lại không chống ánh sáng hiệu quả, khiến nhiệt độ trong phòng tăng cao, điều hòa phải hoạt động nhiều hơn để làm mát. Gia chủ có thể tham khảo các loại rèm có màu sắc trung tính, tráng nhựa có tác dụng ngăn nhiệt, chống nắng tốt hơn, giảm khí nóng từ đó giảm tải điện năng từ các thiết bị làm mát.
Khởi động điều hòa ở mức 23-24 độ sau đó tăng lên mức 26 độ
Nhiệt độ lý tưởng khi sử dụng điều hòa để làm mát mà vẫn tiết kiệm điện là 26-28 độ, không thấp dưới 25 độ. Mỗi khi giảm 5 độ C thì điều hòa sẽ tiêu tốn thêm khoảng 40% điện năng.
Người dùng nên duy trì nhiệt độ điều hòa ở mức chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài từ 6 - 8 độ. Nếu muốn phòng làm mát nhanh, bạn có thể khởi động điều hoà ở mức 23-24 độ, sau đó tăng dần lên mức 26 độ trở lên để không gây lãng phí điện mà vẫn mang lại cảm giác mát mẻ.
Cách biến một ngôi nhà nóng bức thành không gian sống mát mẻ và tiết kiệm hóa đơn tiền điện Từ tháng 4,5 trở đi bắt đầu bước vào mùa nắng nóng khiến hóa đơn tiền điện nước cao hơn trước. Ở nhà trong thời tiết oi nóng, đặc biệt là các căn hộ có diện tích nhỏ, nhiều người thường bật điều hòa cả ngày. Nhưng để tiết kiệm ít tiền, đây là một số cách bạn có thể áp dụng. Làm...