Gia đình nào cũng phải sử dụng dầu ăn để nấu nướng, vậy chọn dầu ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Sự lựa chọn dầu ăn để chế biến thực phẩm hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cơ thể.
Dầu ăn dựa theo nguồn chất béo được chia là dầu ăn thực vật và dầu ăn động vật. Chúng ta thường đề cập chủ yếu là dầu thực vật, có chứa một lượng lớn axit béo không bão hòa, điểm nóng chảy thấp, duy trì trạng thái lỏng ở nhiệt độ phòng.
Bên cạnh đó, dầu động vật chủ yếu là chất béo bão hòa, điểm nóng chảy cao, thường có dạng rắn khi ở nhiệt độ phòng bình thường.
Thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại dầu ăn khác nhau như dầu ô liu, dầu lạc, dầu đậu nành, dầu mầm của cây ngô, dầu hạt cải… Quá nhiều loại khiến chúng ta hoang mang không biết chọn như thế nào mới hợp lý nhất cho sức khỏe cơ thể.
Lựa chọn dầu ăn nên chú ý điều gì?
Khi lựa chọn, chúng ta nên chú ý đến axit béo trong dầu ăn. Một loại dầu ăn chỉ cung cấp một tỷ lệ axit béo nhất định và mỗi loại dầu ăn lại có các thành phần dinh dưỡng khác nhau.
Axit béo là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong dầu ăn. Axit béo được chia làm axit béo bão hòa (SFA), axit béo không bão hòa (MUFA) và axit béo không bão hòa bội (PUFA).
Video đang HOT
Axit béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các axit béo không bão hòa có thể cải thiện lipid máu, giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, chúng ta cần chú ý đến khả năng chịu nhiệt của từng loại dầu ăn. Mức độ chịu nhiệt của dầu ăn có liên quan đến mức độ bão hòa. Nói chung, mức độ bão hòa càng cao, độ ổn định của dầu càng kém, khả năng chịu nhiệt cao cũng càng thấp. Điều này dễ làm sản sinh ra các chất gây ung thư.
Đương nhiên, khi lựa chọn dầu ăn, chúng ta cần phải quan tâm đến sở thích cá nhân, thể trạng sức khỏe của mỗi người.
Người rất thích ăn thịt: Họ nên lựa chọn các loại dầu như dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu mầm ngô (dầu bắp). Bởi vì thịt rất giàu axit béo bão hòa, nên lựa chọn những loại dầu chứa nhiều axit béo không bão hòa kể trên để tạo sự cân bằng dinh dưỡng.
Những người thích ăn chay: Họ nên lựa chọn dầu đậu phộng, dầu hạt bông, dầu cọ giàu axit béo bão hòa.
Phụ nữ có thai: Nên sử dụng các loại dầu như: dầu ô liu, dầu óc chó, dầu hạt lanh, dầu đậu nành… để chế biến thực phẩm. Sau khi được cơ thể hấp thụ, axit alpha linolenic có thể tạo ra EPA và DHA trong cơ thể. Hai chất này đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của võng mạc và não, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thần kinh, não bộ và võng mạc của thai nhi.
Người béo phì: Những người này được khuyến cáo là ăn ít thực phẩm chứa nhiều dầu. Nếu sử dụng nên lựa chọn dầu thực vật, kiểm soát lượng dầu ăn không vượt quá 10% tổng năng lượng, có nghĩa là mỗi ngày chỉ sử dụng tối đa khoảng 25g.
Làm thế nào để bảo quản dầu ăn sau khi mở nắp?
Mỗi loại dầu lại có một cách bảo quản khác nhau. Dầu hướng dương và dầu đậu phộng nên đặt trong phòng bếp nhưng phải cách xa bếp nấu.
Dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ô liu nhạy cảm với ánh sáng vì vậy nên đặt chúng ở trong tủ bếp. Bên cạnh đó, dầu mầm ngô (dầu bắp) có thể đặt ở bất cứ đâu trừ ngay bên cạnh bếp nấu.
Nguồn: Aboluowang
Theo Helino
Xuất hiện vitamin mới tốt cho sức khỏe con người
Vitamin F, đối với nhiều người chắc hẳn đây là lần đầu tiên nghe đến. Thực chất đây có phải một loại vitamin mới không không và có lợi cho sức khỏe cho con người thế nào?
Trong số 10 vitamin có lợi cho sức khỏe con người không thấy xuất hiện tên vitamin F. Nghe tên tưởng chừng rất xa lạ, nhưng thực chất, vitamin F là thuật ngữ do các nhà khoa học đặt ra. Đó chính là vitamin kết hợp hai loại chất béo quan trọng là axit alpha-linolenic (ALA) - thuộc nhóm axit béo omega-3 và axit linolenic (LA) - thuộc nhóm axit béo omega-6.
Thực chất vitamin F là hai loại chất béo kết hợp có lợi sức khỏe cho con người
Hai chất béo lành mạnh này được các nhà khoa học phát hiện vào những năm 1920, khi thực hiện một cuộc thí nghiệm lên những con chuột , các nhà khoa học nhận ra rằng những con chuột nếu thiếu chất béo lành mạnh này sẽ không khỏe mạnh và và bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu tưởng đó là một loại vitamin mới, nhưng sau khi nhận ra tính chất của hai chất béo này, họ đặt tên là vitamin F. Đây là 2 axit béo thuộc nhóm các loại axit béo thiết yếu do cơ thể rất cần nhưng không thể tự sản xuất được, mà chỉ có thể hấp thu từ chế độ ăn uống.
Có thể thây, vitamin F rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là cho não và tim.
Linoleic acid hoặc omega-6 có chức năng nuôi dưỡng các lớp mô trong tế bào, bằng cách hỗ trợ vận chuyển nước trong các tế bào. Một chức năng khác của axit béo omega-6 là bảo vệ các tế bào trên da giúp giữ ẩm. Chất béo lành mạnh cũng được cho là làm giảm viêm có khả năng tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến.
Chính vì vậy, Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu khuyến nghị nên lượng LA tiêu thụ nên chiếm 4% khẩu phần ăn hằng ngày. Ở Mỹ, các chuyên gia khuyên nên duy trì tỷ lệ LA và ALA hằng ngày là 4:1
Vậy làm thế nào để cơ thể háp thụ axit linoleic? Bằng cách tiêu thụ dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu ngô, hạt hướng dương, quả hồ đào và hạnh nhân. Nguồn thực phẩm giúp bổ sung omega-3 và axit alpha-linolenic là dầu hạt lanh, hạt chia, hạt cây gai dầu và quả óc chó.
Bảo Linh
Theo medical daily/vietQ
Ảnh hưởng của chế biến nóng tới các thành phần dinh dưỡng của thức ăn Phần lớn các thực phẩm mua về thường phải qua quá trình chế biến, nấu nướng nhất định có thể ăn được. Trong quá trình chế biến nóng các chất dinh dưỡng chịu những biến đổi lý hóa một cách đa dạng. Ảnh minh họa Với chất đạm (protit): Khi đun nóng ở nhiệt độ 700C thì protit đóng vón lại rồi bị...