Gia đình mâu thuẫn vì chọn trường đại học cho con
Mấy ngày này, gia đình An Nhiên ở Hà Nội chiến tranh lạnh vì việc đăng ký chọn trường thi đại học. Trong khi con gái có nguyện vọng muốn theo học Sân khấu Điện ảnh thì bố mẹ em nhất định buộc con đăng ký ngành Sư phạm.
Từ nhỏ, An Nhiên đã rất thích nghề diễn viên. Khi xem phim hoạt hình, cô bé bắt chước y chang nhân vật yêu thích. Giấc mộng được diễn theo An Nhiên suốt quãng đời học sinh. Em khắc khoải mong đến ngày nộp bản đăng ký dự thi trường đại học mình yêu thích. Dù biết năng khiếu của con nhưng bố mẹ An Nhiên một mực phản đối, ngăn cản. Bố mẹ muốn em làm những nghề bình thường như ngân hàng, giáo viên, kế toán… không lặn lội kiếm chỗ đứng trong “nghề của công chúng”. Nói nhẹ nhàng thuyết phục không được, bố An Nhiên tuyên bố: “Nếu vẫn chọn Sân khấu Điện ảnh thì khỏi thi đại học, ở nhà đi làm nhân viên bán hàng”. Cô con gái độc nhất cũng bướng bỉnh khẳng định: “Dù có phải đi làm cũng nhất định chỉ thi trường mình thích”. Để thể hiện rõ quyết tâm, An Nhiên tuyên bố nếu bố mẹ tiếp tục gây sức ép sẽ sang nhà bà nội ôn thi.
Nhiều thí sinh băn khoăn trong việc lựa chọn ngành học phù hợp. Ảnh minh họa: Tiến Dũng.
Mâu thuẫn gia đình An Nhiên ngày càng căng thẳng khi các trận cãi vã xung quanh việc chọn trường diễn ra thường xuyên trong bữa ăn. Mẹ An Nhiên tâm sự nhiều lúc cũng muốn xuống nước, chiều theo ý con gái nhưng hàng ngày đọc báo, thấy những thị phị lùm xùm của cánh nghệ sĩ lại lo mềm lòng là hại cả đời con nên kiên quyết phản đối.
Không đến mức gay gắt như gia đình An Nhiên, song Nhật Minh ở TP HCM cũng đang đang rối bời vì mâu thuẫn trong vấn đề chọn trường đại học. Minh muốn thi vào Đại học Sư phạm nhưng bố mẹ lại thích cậu thi vào Đại học Kinh tế vì theo họ Sư phạm là nghề không có cơ hội kiếm được nhiều tiền. Để chứng minh quan niệm của mình là đúng, bố mẹ Minh mua đủ sách doanh nhân, bí quyết thành công… để sẵn trên bàn con trai. Ngoài ra, tranh thủ lúc nghỉ ngơi ngồi xem TV, bố mẹ kể về những tấm gương anh, chị họ hàng… thành đạt, giúp đỡ gia đình vì theo học kinh tế.
Nghe những phân tích của bố mẹ, Minh thấy không phải là không có lý, em tâm sự bố mẹ là những người có kinh nghiệm nên việc đánh giá nghề nghiệp cũng thuyết phục nhưng trong thâm tâm, Minh vẫn thích nghề giáo. Để dung hòa sở thích của mình và bố mẹ, Nhật Minh quyết định dự thi cả hai trường. “Em học đều các môn nên dự thi cả hai khối A và C không quá khó. Nếu may mắn đỗ được hai trường, em sẽ tiếp tục thảo luận cùng bố mẹ để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất”.
Video đang HOT
Bên cạnh những ý kiến áp đặt, nhiều bậc phụ huynh lại rất tôn trọng ý kiến của con em mình trong việc chọn trường. Bác Minh Thắng, phụ huynh bạn Long (học sinh trường PTTH Kim Liên) nói: “Vợ chồng tôi lăn lộn thương trường bao năm mới gây dựng được sự nghiệp lớn ngoài mong muốn con được sung túc thì cũng hy vọng cháu kế thừa thành quả của bố mẹ. Nhưng con trai độc nhất của tôi lại khăng khăng theo ngành công nghệ. Ban đầu, tôi cũng không hài lòng nhưng nghe cháu phân tích, vợ chồng tôi đồng ý và tin vào sự lựa chọn của con”. Trường Long nhắm đến là Đại học FPT. Long cho biết rất thích môi trường cho cậu cơ hội phát triển toàn diện, mối quan hệ thầy trò bình đẳng, lẫn cơ sở vật chất hiện đại của trường này vì từng đến thăm anh họ học ở đây.
“Em biết ơn những vất vả của bố mẹ để tạo dựng cơ sở vững chắc cho mình nhưng muốn tự chọn con đường đi tương lai bằng nghề công nghệ thông tin. Sau khi tìm hiểu, em quyết định đăng ký dự thi Đại học FPT, vì môi trường học không khác trường quốc tế là mấy. Trong trường có sinh viên của vài quốc tịch khác nhau cùng học, giáo trình cũng toàn bằng tiếng Anh. Quan trọng ở đây là học thật thi thật, không tiêu cực, không có chuyện ‘đi thầy đi cô’. Gần 4 năm học anh họ em chưa từng phải biếu thầy một món quà nhỏ nào để lên điểm. Học FPT xong, em có thể kết hợp truyền thống kinh doanh của gia đình với niềm đam mê công nghệ thông tin để tạo sự nghiệp riêng”, Long tâm sự.
Theo chuyên gia tâm lý Mỹ Linh, Giảng viên Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, phụ huynh không nên áp đặt con cái theo ý của mình mà chỉ tư vấn, định hướng theo kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bố mẹ “đứng ngoài” sự chọn lựa nghề nghiệp của con. Chị Linh nhận xét mảng hướng nghiệp ở Việt Nam còn khá yếu, chỉ làm trên bề mặt (tư vấn tuyển sinh), chưa thật sự cung cấp cho học sinh kiến thức, công cụ để hiểu rõ hơn trường, nghề mình mình sẽ chọn. Đa phần giới trẻ chỉ hiểu lờ mờ, theo xu hướng nghề “hot” hiện tại mà không phân tích kỹ mình phù hợp với ngành nào, phát triển ra sao trong tương lai.
Do đó, việc hướng nghiệp cần thực hiện ngay khi các em còn nhỏ, để mỗi người có đủ thời gian trải nghiệm, chọn trường thiết thực hơn theo năng lực cá nhân, đam mê, bên cạnh nhu cầu xã hội và kinh nghiệm của cha mẹ. Nếu được, phụ huynh có thể dẫn học sinh đến các trung tâm hướng nghiệp, thực hiện bộ công cụ trắc nghiệm tâm lý để biết mình thật sự yêu thích, phù hợp với ngành nghề nào, từ đó hiểu hơn bản thân muốn, cần gì khi chọn trường đại học.
Đồng quan điểm, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Phượng cho rằng để chọn trường, bạn trẻ nên cân nhắc trước hết đến truyền thống gia đình bởi họ sẽ được thừa hưởng một bề dày văn hóa và chuyên môn. Ưu tiên thứ 2 là năng lực, sở trường cá nhân, và thứ 3 là xu thế xã hội. Dù không thể bỏ qua ý kiến của phụ huynh nhưng các bạn trẻ cũng phải phân tích để cha mẹ hiểu, làm gì cũng phải có sở thích, sở trường thì mới phát huy, phát triển được.
Theo VNE
Học sinh quốc tế du học tại Việt Nam
41 sinh viên quốc tế vừa nhập học chương trình kéo dài 4 năm tại Đại học FPT với học phí du học sinh phải trả rất thấp so với theo học tại châu Âu có nội dung đào tạo không khác biệt.
Trong dịp khai giảng khóa 9 của Đại học FPT hôm qua, ông Nguyễn Thành Nam, Viện trưởng Viện Hợp tác quốc tế của trường cho biết, năm nay trường có nhóm sinh viên quốc tế đầu tiên theo học chương trình đại học chính quy do trường cấp bằng. Học phí cho những du học sinh này là 12.000 USD cho 3 năm và tất cả đều ở nội trú.
"Có 200 sinh viên quốc tế đăng ký du học tại trường, bao gồm cả các nước lớn như Anh, Pháp...Năm học này, 41 em đến từ Hàn Quốc, Nigeria, Cameron, Lào đã sang nhập học, những em khác đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẽ nhập học trong các năm tiếp theo", ông Nam cho hay.
Các sinh viên quốc tế sẽ theo học hai ngành Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh. Nội dung và giáo trình đào tạo đồng nhất với chương trình dành cho sinh viên Việt Nam. Du học sinh sẽ học chương trình chính thức vào buổi sáng và học tiếng Việt vào buổi chiều. Cuối tuần, các em sẽ được đi tham quan, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Các du học sinh dự khai giảng Đại học FPT. Ảnh: HT.
Việc có sinh viên quốc tế du học tại trường không phải theo chương trình hợp tác, trao đổi sinh viên được ông Nam kỳ vọng sẽ tạo môi trường học tập quốc tế năng động. "Lớp có vài chục người nhưng chỉ cần một 'ông Tây' là tất cả sẽ nói bằng tiếng Anh dù không phải đi du học. Vì vậy, dù chỉ có 41 sinh viên quốc tế nhưng sẽ tác động tốt đến cả nghìn sinh viên", ông Nam nói.
Cựu CEO tập đoàn FPT cho rằng, hiện nay Việt Nam đang muốn cạnh tranh với thế giới, nhưng điều quan trọng nhất để có thể cạnh tranh là phải biết tiếng Anh và phải trả lời cho thế giới biết "Việt Nam ở đâu". Mặt khác, Việt Nam cũng cần định vị đúng vị trí của mình trong bức tranh chung của giáo dục thế giới.
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 của diễn dàn Kinh tế Thế giới công bố đầu tháng 9/2013, Việt Nam đang xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học. Theo ông Nam, giáo dục cần được quan tâm ở cấp độ quốc gia và Chính phủ phải "dám" biến Việt Nam thành một điểm du học bởi so với Malaysia, chúng ta cũng có đầy đủ năng lực để tiếp nhận sinh viên quốc tế.
Nếu làm được điều này, sinh viên Việt Nam được hưởng lợi, các trường đại học cũng có động lực để nâng cao chất lượng, hướng tới các chuẩn mực của một trường đại học quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực Việt Nam.
"Chúng ta tuyển sinh sinh viên quốc tế ở những ngành hiện đại, ít lạc hậu, chương trình đào tạo tương thích với quốc tế. Khi khẳng định được việc du học ở Việt Nam chất lượng không kém gì các nước khác như Anh, Singapore mà học phí lại thấp hơn rất nhiều lần thì dần dần học sinh các nước sẽ lựa chọn du học tại Việt Nam", ông Nam nói.
Tuy nhiên, ông e ngại việc "trí tuệ Việt Nam không kém thế giới nhưng ý chí thì kém hơn nhiều quá". Dẫn chứng việc Malaysia năm 1992 đã đặt ra vấn đề cân bằng sinh viên quốc tế với sinh viên trong nước, họ đã quyết tâm thực hiện và thành công khi cân bằng được lượng tiền thu về và chảy ra trong giáo dục, đồng thời mở được văn phòng tuyển sinh du học Malaysia giữa London.
Vì vậy, theo ông Nam, thương hiệu quốc gia rất quan trọng. Việc tuyển học sinh quốc tế cũng cần nhiều trường đại học trong nước tham gia bởi nhu cầu của người học không chỉ dừng lại ở các ngành mà Đại học FPT đào tạo.
"Đại học FPT mới thành lập còn tuyển sinh được, không cớ gì các trường công lâu năm với cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cao lại không làm được. Các trường chỉ cần lập phòng tuyển sinh quốc tế, còn mạng lưới đại lý và phương pháp thu hút sinh viên quốc tế chúng tôi sẵn sàng chia sẻ", ông Nam nói.
Lee Jaedong, sinh viên người Hàn Quốc cho biết, khi lựa chọn trường để du học đã rất ấn tượng với ĐH FPT bởi đây là trường đại học Việt Nam đầu tiên được công nhận xếp hạng quốc tế ba sao theo chuẩn QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho trường đại học trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ đây là một trong những trường hàng đầu ở châu Á.
"Việt Nam còn là một đất nước vô cùng xinh đẹp và dễ mến. Tôi rất yêu quý đất nước và con người nơi đây. Tôi lựa chọn học đại học ở Việt Nam cũng một phần vì lý do đó, tôi muốn được học tập và trải nghiệm trong một môi trường hoàn toàn mới, từ đó có thể khám phá nhiều hơn khả năng của chính mình", Lee Jaedong nói.
Theo VNE
Bộ GD-ĐT giao cho ĐH FPT đào tạo thí điểm An toàn thông tin Bộ GD-ĐT vừa có văn bản chính thức giao nhiệm vụ đào tạo thí điểm ngành An ninh An toàn thông tin (AN-ATTT) cho Đại học FPT. Đáp ứng nhiệm vụ mới, trường tổ chức tuyển sinh 200 chỉ tiêu cho đợt tuyển sinh bổ sung ngày 13/10 trên toàn quốc. Hiện nay một số trường đại học ở Việt Nam đã có...