Gia đình dấu yêu: Đọc sách đời con sẽ hạnh phúc…
Nhìn lại tuổi thơ con trẻ, tôi thấy mình đã đúng khi kiên nhẫn, cần mẫn uốn rèn thói quen đọc sách cho con từ hồi bé.
MINH HỌA: VĂN NGUYỄN
Chiều đón con tan trường, tôi ngạc nhiên thấy cô bé lớp 3 nũng nịu lại gần ôm choàng mẹ lâu thật lâu. Đoán biết có điều khác lạ, tôi vòng tay ôm con và thủ thỉ hỏi han. Con bé thỏ thẻ: “Con nhớ mẹ nhiều và cảm ơn mẹ lắm…”.
Tôi bật cười tự nhủ sao con gái hôm nay dạt dào tình cảm hơn ngày thường. Thì ra, hôm nay bạn con cho mượn quyển sách Cha mẹ không phải người đầy tớ của tôi . Con đã say sưa và ngấu nghiến đọc suốt giờ ra chơi, nghỉ đổi tiết. Con bảo càng đọc càng thấm, con thấy yêu mẹ hơn, thương mẹ vất vả nhiều và sẽ cố gắng hơn để tự lập, tập tành làm việc phụ mẹ…
Lắng nghe con kể, tôi mừng rỡ và thầm cảm ơn những trang sách đã tô thắm thêm dòng xúc cảm dạt dào trong tâm hồn và tưới tắm, bổ khuyết những hao hụt trong cách nghĩ, ứng xử, thói quen của con trẻ. Thật vui khi hành trình làm mẹ của tôi có sách đồng hành để thêm thắt yêu thương, vun bồi ý thức và xây đắp những giá trị tử tế trong bọn trẻ!
Mà đâu chỉ dừng lại ở những sóng sánh trong cảm xúc, những trang viết bằng câu chuyện kể ấy còn giúp bé con nhà tôi biết vùng dậy thật nhanh khi mẹ gọi buổi sáng để không bỏ lỡ khoảnh khắc bình minh tươi đẹp, tự nguyện xông vào gấp gọn đống quần áo sau khi mẹ giặt khô, tự giác soạn sách vở ra ngồi ôn bài cho ngày mới…
Hành trình lớn khôn của con trẻ cần lắm tấm lòng và bàn tay dìu dắt của mẹ cha. Nhưng thỉnh thoảng, mẹ cha thật khó mở lời nói với con về yêu thương, về ý thức trách nhiệm, về những thói quen xấu cần bỏ… Mở lời nói với con được rồi, lại thấy khó nhằn khi muốn biến những bài học lý thuyết khô khan thành hành động, thói quen, nếp sống thường nhật. Những lúc ấy, may mắn là tôi lại cậy nhờ những trang sách làm cầu nối chuyển tải tấm lòng mẹ cha…
Như cây con đang nhú lộc biếc, con cần được mẹ cha ươm mầm, vun xới và nâng niu để lớn lên xanh tươi, mơn mởn. Và sách là nguồn thức ăn bổ dưỡng mà con cần nếm mỗi ngày, tận hưởng mỗi lúc rảnh rỗi, làm bạn suốt chặng đường dài khôn lớn, trưởng thành.
Video đang HOT
Nhìn lại tuổi thơ con trẻ, tôi thấy mình đã đúng khi kiên nhẫn, cần mẫn uốn rèn thói quen đọc sách cho con từ hồi bé . Con chưa biết đọc, mẹ tỉ mỉ đọc từng trang sách in màu đẹp lung linh. Con bi bô đánh vần, mẹ vẫn tỉ tê cùng con đọc sách. Con rành rọt con chữ, mẹ lại tha thẩn lắng nghe con đọc từ quyển này sang quyển nọ rồi trả lời câu hỏi con đặt ra sau mỗi câu chuyện.
Cứ thế, mẹ con ta đã cùng nhau khám phá muôn vàn điều kỳ diệu từ bạt ngàn những trang viết ý nghĩa. Tình cảm gia đình gắn kết, tình bạn trong sáng vô ngần, tình người thắm đượm nồng nàn cứ thế gieo vào lòng con những nốt nhạc tươi tắn để môi con mỉm cười, mắt con âu yếm và trái tim con rộng mở yêu thương…
Rồi bài học ứng xử rèn thói quen tốt như lễ phép, trung thực, trách nhiệm, bao dung… mỗi ngày một ít được con tiếp nhận và thực hành. Cả những vấn đề về giới tính, cách bảo vệ bản thân trước các mối nguy bắt cóc, bạo hành, xâm hại cũng được các tác giả giàu nhiệt tâm chăm chút kể bằng câu chuyện thú vị, tình huống thực tế cùng lời khuyên hữu ích, thông điệp ý nghĩa!
Hôm trước, con vừa đọc Hoàng tử bé vừa bật cười bảo giá như người lớn quan tâm nhiều hơn đến tâm hồn và trí tưởng tượng của trẻ con tí xíu thì cuộc đời này sẽ tươi đẹp biết bao nhiêu! Hôm trước nữa con say mê trang viết của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng và chốt hạ: “Con quá mê lịch sử và có thể sẽ trở thành nhà nghiên cứu lịch sử”, biết đâu đấy…
Còn hôm nay, con mượn luôn quyển Cha mẹ không phải người đầy tớ của tôi về nhà cho mẹ cùng đọc. Ừ thì mẹ con ta sẽ cùng đọc, cùng khám phá từng mẩu chuyện và rút ra những bài học ý nghĩa nhé!
Gia tài nhỏ mẹ dành cho con đó – tình yêu sách và thói quen đọc sách! Đọc sách, đời con sẽ hạnh phúc, chắc chắn là thế! Riêng mẹ, trong khoảnh khắc này, ngắm con tìm thấy niềm vui và bao điều ý nghĩa từ sách, lòng mẹ đã lâng lâng niềm hạnh phúc dịu ngọt…
Chàng sinh viên khuyết tật vượt khó
Sau 6 năm bươn chải làm đủ mọi nghề để kiếm sống, chàng thanh niên Dương Ngọc Chung (quê ở Đắk Lắk) quyết tâm thực hiện ước mơ bước chân vào giảng đường đại học.
Sinh viên Dương Ngọc Chung. Ảnh: Hải Yến
Là sinh viên thuộc diện khuyết tật, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, Chung đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, tiếp sức từ Trường đại học Lạc Hồng. Dù phía trước còn nhiều gian nan nhưng chàng thanh niên này tin rằng mình đã lựa chọn hướng đi đúng và sẽ có được tương lai sáng lạn hơn.
* Khó khăn nhưng không từ bỏ ước mơ
Năm 2012, Dương Ngọc Chung (sinh năm 1995) tốt nghiệp lớp 12 và đã lựa chọn 2 trường đại học ở Đà Nẵng để dự thi. Kiến thức, tinh thần đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng lại thiếu kinh phí nên Chung đành phải gác lại giấc mơ đại học.
Sau đó, Chung đến Gia Lai để làm thuê với nghề trồng tiêu, chăn bò... Chung quyết tâm tiết kiệm tiền để năm sau đi thi. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nếu thi đậu đại học, Chung chỉ có thể tiếp tục theo học nếu như được cấp học bổng. May mắn đã một lần nữa từ chối Chung. Em không xin được học bổng nên đã không nhập học.
Về quê, Chung được hỗ trợ 1 con bò cái để chăn nuôi. Nhưng vận may không đến với chàng trai này khi con bò không thể sinh sản. Chung chuyển sang dạy kèm và gắn bó với công việc này 2 năm. Sau đó, Chung đến TP.Buôn Mê Thuột để tìm việc làm và bắt đầu với nghề rửa xe.
"Quãng thời gian này, em nhớ nhất có 1 khách hàng, mỗi lần ông đến rửa xe đều tặng cho em 1 tờ vé số. Ông mong rằng em sẽ gặp may mắn để có tiền đi học đại học" - Chung nhớ lại.
Sau 6 năm lận đận như vậy, Chung quyết định theo một người bạn đến Đồng Nai tìm kiếm cơ hội. "Ngày xếp quần áo đi, cuốn sổ tay mà Trường đại học Lạc Hồng tặng cho học sinh khi đi tư vấn tuyển sinh rơi ra. Giấc mơ đại học lại lóe lên trong em và em quyết tâm dù khó khăn cách mấy cũng sẽ thực hiện ước mơ này" - Chung tâm sự.
Với chưa đến 2 triệu đồng trong tay, năm học 2019-2020, Chung đến Trường đại học Lạc Hồng làm thủ tục nhập học vào ngành Công nghệ thông tin. Không đủ tiền nộp học phí, Chung tâm sự với các thầy cô trong trường, xin gia hạn thời gian nộp học phí... và đã nhận được sự hỗ trợ. Em còn được sắp xếp ở miễn phí trong ký túc xá của trường. Về tiền học phí, Chung làm đơn xin gia hạn rồi gom góp cả tiền học bổng, tiền làm thêm để đóng sau.
Nỗ lực vượt lên chính mình
Dương Ngọc Chung là sinh viên khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Do liệt dây thần kinh ngoại vi số 7 nên Chung gặp khó khăn trong cử động cổ, tay, khó khăn trong phát âm. Những năm qua, Chung đã cố gắng để rèn luyện thể lực, luyện phát âm để có thể nói rõ, dễ nghe hơn.
* Bằng mọi giá sẽ tốt nghiệp đại học
Để có tiền trang trải, ngoài giờ học, Chung tranh thủ làm thêm nhiều công việc. "Thời mới vào trường, em đi làm thêm còn tìm nhầm đến chỗ kinh doanh đa cấp. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng em tin tưởng rằng mình sẽ có nhiều cơ hội hơn và tương lai sẽ tươi sáng hơn" - Chung chia sẻ.
Được biết, hiện nay, mỗi tuần Chung đi làm thêm được 24 giờ với tiền công 20 ngàn đồng/giờ. Thời gian còn lại, Chung dành thời gian để đọc sách, học thêm các khóa học online để trau dồi thêm kiến thức.
Tháng 10-2020, vì sức khỏe của mẹ ở quê ngày càng yếu nên Chung đã quyết định đón mẹ xuống TP.Biên Hòa. Hai mẹ con Chung thuê 1 phòng trọ với giá 900 ngàn đồng/tháng. Chung xúc động bày tỏ: "Vì sức khỏe của mẹ yếu nên không thể làm việc được, công việc làm thêm của em cũng chỉ kiếm được ít tiền nên không đủ trang trải. Em may mắn được thầy Lâm Thành Hiển, Quyền Hiệu trưởng nhà trường hỗ trợ thêm chi phí. Đối với em, thầy giống như là một người cha. Thầy rất tận tâm, giúp đỡ e. Vì vậy, em vô cùng biết ơn thầy".
Sức khỏe yếu, phải dành nhiều thời gian để đi làm thêm nhưng Chung vẫn nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt nhất. Năm học 2019-2020, Chung đạt danh hiệu sinh viên giỏi. Chung cho biết, bản thân sẽ cố gắng hơn nữa để duy trì kết quả học tập. Em cũng hy vọng sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm tại TP. Biên Hòa.
Về khó khăn hiện tại của mình, Chung chia sẻ: "Em thuộc diện sinh viên khuyết tật, hộ nghèo do đã quá tuổi nên không được hưởng chính sách học bổng theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, nhà trường đã giảm cho em 25% tiền học phí theo diện sinh viên nghèo vượt khó. Ngoài ra, nhà trường cũng xét để em vay quỹ Mabuchi mỗi năm 10 triệu đồng, khi nào ra trường đi làm sẽ hoàn trả sau. Ngoài ra, em cố gắng làm thêm để có tiền đóng học phí và sẽ vượt qua 4 năm đại học".
Đăng ký hiến tạng
Mới đây, Dương Ngọc Chung đã làm đơn và hoàn tất thủ tục đăng ký hiến tạng. Chung chia sẻ: "Mình khó khăn, không có gì để giúp đỡ người khác nên có thể cho đi được cái gì thì sẽ cho đi. Do đó, em thường xuyên tham gia hiến máu nhân đạo và đã đăng ký hiến tạng. Em không mất nhiều thời gian để thuyết phục mẹ vì mẹ luôn luôn ủng hộ mọi việc em làm".
Ai mà ngờ Elon Musk từng phải thi lại môn Tin học năm 17 tuổi, nhưng lý do còn bất ngờ hơn Thật khó tin khi một người xuất sắc hàng đầu thế giới như Elon Musk hóa ra lại từng phải thi lại vào năm 17 tuổi. Mà tưởng thi lại môn gì, ai ngờ lại chính là môn Tin học. Nhưng nếu biết lý do, thì bạn sẽ còn bất ngờ hơn. Không ai nghi ngờ tài năng của Elon Musk. CEO của...