Gia đình có điều kiện, vì sao con vẫn suy dinh dưỡng thấp còi?
“Không phải những gia đình khó khăn thì con mới bị thấp còi, mà cả những gia đình có điều kiện, thừa kinh tế cung cấp cho con nhưng trẻ vẫn gặp tình trạng này?” – GS.TS.BS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam nói.
Nhiều gia đình có điều kiện nhưng con vẫn thấp bé nhẹ cân. Ảnh mang tính minh hoạ
Ngày 17/1, tại hội thảo khai mạc dự án Happy Việt Nam tổ chức ở TPHCM, BS Trần Hữu Dàng cho biết, thống kê của Cục sức khỏe dân số thế giới cho thấy, Việt Nam thuộc top những quốc gia có chiều cao thấp nhất thế giới. Hiện nay, chiều cao trung bình của nam giới là 164,4 cm, thấp hơn 13 cm so với chuẩn WHO; nữ giới là 153,4 cm, thấp hơn 10 cm so với chuẩn.
Còn theo Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, tỉ lệ trẻ thấp còi độ tuổi dưới 5 tuổi năm 2018 là 23,2%, nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Trong đó, miền núi phía Bắc là 28,4%, Tây Nguyên là 32,7% và miền Trung là 25,4%. Đây là những con số đáng báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Video đang HOT
GS.TS.BS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam
“Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thấp còi đa phần do dinh dưỡng. Nhưng không phải gia đình khó khăn, thiếu ăn thì con mới suy dinh dưỡng thấp còi, mà cả gia đình có điều kiện, con cũng thấp còi. Trong đó, tại nhiều gia đình, phụ huynh còn thiếu kiến thức, thực hành dinh dưỡng; cho con ăn nhiều đồ ăn nhưng ăn không đúng cũng dẫn đến thấp còi. Hiện có tới 57% người Việt Nam ăn thiếu rau, thừa muối, thừa bia rượu…” – BS Dàng chia sẻ.
Theo các chuyên gia y tế, quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ được chia thành nhiều giai đoạn. Dù nhanh hay chậm thì giai đoạn tăng trưởng nào cũng quan trọng. Tuy nhiên thông thường, từ 4 tuổi trở đi, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ. Nếu chiều cao của trẻ tăng chậm hơn 4-6cm/năm hoặc chiều cao của trẻ luôn nằm gần đường cong thấp nhất so với độ tuổi, nên cho trẻ thăm khám để tìm nguyên nhân.
Dự án Happy Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của tình trạng thấp còi. Dự án triển khai trong 2 năm, từ tháng 7/2020 ở 7 tỉnh thành gồm: Cao Bằng, Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, Hà Nội và TPHCM.
Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi
Dự án "Happy Việt Nam" được thiết lập với các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng.
Việt Nam vẫn phải đương đầu với tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi còn ở mức cao. Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi độ tuổi dưới 5 tuổi năm 2018 là 23,2%, nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.
Ngày 17/1, tại TP.HCM, đã diễn ra hội thảo khai mạc dự án Happy Việt Nam do Merck Việt Nam đồng hành cùng Deutsche Investitions-und Entwicklungsgesellschaft (DEG), Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE), Tổ Chức ASSIST triển khai với mục tiêu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, chung tay đẩy lùi căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Hiện vẫn còn khoảng cách lớn giữa khu vực thành phố và nông thôn, đặc biệt, ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng khó khăn về tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ. Trẻ em suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng chú ý, tất cả các cơ quan của trẻ đều giảm phát triển, như hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ.
GS.TS.BS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, mặc dù đat đươc các thành tựu đang ghi nhân trong thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn phải đương đầu với tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi ở mức cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở cộng đồng, trường học hay bệnh viện còn thiếu về số lượng và chất lượng.
Dự án Happy Việt Nam giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng
Theo GS. Dàng, nhiều phụ huynh còn thiếu kiến thức, thực hành dinh dưỡng. Tình trạng trẻ còi, suy dinh dưỡng ở các vùng miền cũng khác nhau, do đó, đòi hỏi phải có các can thiệp thích hợp.
Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng và góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Việt, dự án Happy Việt Nam được thiết lập với các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh này.
Dự án được triển khai trong vòng 2 năm, khởi đầu từ tháng 7/2020. Trong khuôn khổ của dự án, các hoạt động truyền thông, khám tầm soát cho trẻ và tập huấn cho các giáo viên tiểu học, mẫu giáo, phụ huynh học sinh và nhân viên y tế để giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu về các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa, đồng thời có thể tầm soát sớm và chữa trị hiệu quả căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Các hoạt động của dự án sẽ được diễn ra ở 7 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó bao gồm những khu vực có tỷ lệ trẻ mắc bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng cao như Cao Bằng, Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Hà Nội và TP.HCM.
Người Việt vào top 4 chiều cao Đông Nam Á Chiều cao trung bình của nam tăng 3,7 cm, nữ tăng 2,6 cm trong mười năm qua, đưa tầm vóc người Việt lên đáng kể, đứng thứ tư ở Đông Nam Á. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2020, nam thanh niên Việt Nam cao trung bình 168,1 cm, nữ 156,2 cm. Khảo sát được Bộ Y tế tiến hành...