Giá chung cư TP HCM năm 2021 được dự báo tăng tiếp 9%
Giá chung cư tại TP HCM năm 2021 được dự báo tăng 9% trong khi giá nhà riêng có xu hướng ổn định. Mức độ quan tâm chung cư cao cấp tại TP HCM tăng 7% trong năm nay, còn phân khúc trung cấp và bình dân đều giảm. Khu Đông TP HCM vẫn là khu vực phát triển chính của thị trường trong 5 – 10 năm tới.
Giá chung cư tại TP HCM được dự báo tiếp tục tăng trong năm sau. Ảnh: Lê Xuân.
Tại hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES 2020) ngày 11/12, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc chi nhánh TP HCM và Bình Dương của Batdongsan.com.vn cho biết giá chung cư tại TP HCM năm 2021 được dự báo tăng 9% trong khi giá nhà riêng có xu hướng ổn định.
Chung cư là loại bất động sản vẫn nhận được sự quan tâm cao nhất và duy trì lượng tin đăng ổn định (nguồn cung sơ cấp và thứ cấp). Theo số liệu từ Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm chung cư cao cấp tại TP HCM tăng 7% trong năm nay còn phân khúc trung cấp và bình dân đều giảm lần lượt 4% và 7%. Tuy nhiên, thị trường vẫn dành tỷ trọng quan tâm lớn nhất đến chung cư trung cấp. Tổng kết 10 năm (2009 – 2019), Batdongsan.com.vn thấy rằng tỷ lệ hộ gia đình ở chung cư tại TP HCM tăng 67%, cao hơn Hà Nội (53%).
Video đang HOT
Với nhà riêng, nhà mặt phố, giá cho thuê tại TP HCM trong năm nay đồng loạt giảm ở tất cả các quận huyện. Trong đó, số liệu cho thấy quận 1 giảm giá thuê tới 38%, Bình Thạnh 11% còn một số khác khoảng 12% hoặc 3%.
Tại sự kiện, đại diện CBRE Việt Nam cho rằng khu Đông TP HCM vẫn là khu vực phát triển chính của thị trường trong 5 – 10 năm tới, thu hút cả nhà đầu tư và người mua để ở. Nguồn cung lũy kế của khu vực này đến năm 2025 được dự báo đạt 198.000 căn, gấp 3,6 lần so với năm 2005.
CBRE Việt Nam dự tính 2021, TP HCM có 17.500 căn hộ chào bán mới, có sự phục hồi tốt hơn ở các phân khúc, nhất là chung cư. Tốc độ tăng giá bán không đồng đều ở các phân khúc, trong đó phân khúc bình dân (dưới 1.000 USD/m2) không còn xuất hiện trên thị trường. Người mua để ở bắt đầu quan tâm đến phương thức thanh toán càng dài càng tốt (20 năm trở lên). Vì giá mặt bằng chung đã tăng nên yêu cầu của khách hàng với chung cư càng khắt khe hơn, chủ đầu tư cũng quan tâm hơn vào cơ cấu sản phẩm, hỗ trợ tài chính…
Trước đó tổng kết tình hình TP HCM quý III, CBRE Việt Nam đã chỉ ra giá bán trung bình căn hộ tại thị trường sơ cấp khoảng 2.000 USD/m2 (gần 50 triệu đồng/m2), tăng 6% cùng kỳ năm trước. Cho cả năm, CBRE dự báo giá bán căn hộ trung bình sẽ tiếp tục tăng 5% cùng kỳ năm trước, trong đó phân khúc cao cấp và hạng sang có tốc độ tăng trưởng 3%.
Một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư lại cho rằng giá căn hộ mở bán mới tại TP HCM ngày càng cao do tích hợp nhiều yếu tố từ quy hoạch khu Đông, hạ tầng giao thông được đẩy mạnh, nhu cầu nhà ở ngày một tăng khi dân cư đông đúc… Đồng thời, một vấn đề chuyên gia lưu ý là chi phí đầu vào của các dự án ngày càng cao, từ giá đất, giá đền bù cho đến chi phí pháp lý, hành chính thủ tục, chi phí vốn/tài chính. Quy trình thủ tục càng kéo dài thì chi phí của chủ đầu tư càng tăng thêm và được đưa hết vào giá bán.
3 ứng viên mới của rổ VN30
BVH, TPB và PDR được dự báo được thêm vào rổ chỉ số VN30 trong lần review đầu tiên của năm 2021.
Hình ảnh bảng giá giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ảnh: TL.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM đã công bố bộ "Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index" phiên bản 3.0 để thay thế cho phiên bản 2.3 trước đó và có một số thay đổi trong bộ quy tắc mới này.
Thay đổi điều kiện về tỉ lệ free-float: khi các cổ phiếu không đạt điều kiện tỉ lệ free-float tối thiểu 10% thì sẽ phải xét thêm giá trị vốn hóa điều chỉnh theo tỉ lệ free-float. Trong phiên bản 3.0, điều kiện xét giá trị vốn hóa điều chỉnh theo tỉ lệ free-float là một số cố định (đối với các cổ phiếu thành phần kỳ trước là 2.000 tỉ đồng và các cổ phiếu không phải thành phần kỳ trước là 2.500 tỉ đồng).
Thay đổi cách làm tròn tỉ lệ free-float: đối với các cổ phiếu có tỉ lệ free-float nhỏ hơn 15% thì tỉ lệ free-float được làm tròn theo bước 1% còn các cổ phiếu có tỉ lệ free-float lớn hơn 15% thì tỉ lệ freefloat được làm tròn theo bước 5%.
Nhóm VN30 dự báo sẽ có nhiều thay đổi trong đợt review sắp tới. Ảnh: NL.
Thêm điều kiện về khối lượng giao dịch khớp lệnh và giá trị giao dịch khớp lệnh khi xét các cổ phiếu từ VNAllshare vào VN30. Trong phiên bản 3.0, để đạt điều kiện được vào rổ VN30 thì các cổ phiếu cần thỏa mãn yêu cầu Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình trên 100.000 cổ phiếu mỗi phiên và giá trị giao dịch khớp lệnh trung bình mỗi phiên trên 9.000 tỉ đồng đối với các cổ phiếu thành phần kỳ trước và trên 10.000 tỷ đối với các cổ phiếu không phải thành phần kỳ trước.
Dựa trên các thay đổi mới theo bộ "Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE-Index" phiên bản 3.0 và dữ liệu giá đóng cửa ngày 4.12.2020, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng các cổ phiếu có thể nằm trong danh sách bị loại khỏi rổ chỉ số VN30 trong kỳ 1/2021 gồm có SAB (do không thỏa mãn tiêu chí khối lượng giao dịch khớp lệnh), EIB (do không thỏa mãn tiêu chí giá trị giao dịch khớp lệnh) và ROS (do vi phạm tiêu chí giá trị vốn hóa trung bình).
Ở chiều ngược lại, theo tính toán của BVSC, các cổ phiếu BVH, TPB và PDR nhiều khả năng sẽ là những ứng viên được lựa chọn để thay thế và thêm mới vào rổ chỉ số VN30 trong kỳ xem xét tới đây, do các cổ phiếu này hiện đều đã đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí để được thêm mới vào rổ VN30.
Được biết, ngày 31.12.2020 là ngày chốt dữ liệu, ngày 18.1.2021 sẽ là ngày công bố công tin và danh mục mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1.2.2021.
Hòa Phát thành lập 4 tổng công ty, thoái vốn ngành nội thất trong năm 2021 Theo thông báo mới nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa Phát (HoSE: HPG), HĐQT tập đoàn quyết định cơ cấu lại mô hình tổ chức với các tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động. Tập đoàn Hòa Phát sẽ thoái vốn khỏi ngành nội thất trong năm 2021. Cụ thể, Hòa Phát sẽ thành lập 4 tổng...