Giá ‘chát’ 500.000 đồng/buổi luyện thi đại học, liệu phụ huynh có ném tiền qua cửa sổ?

Theo dõi VGT trên

Mỗi ca học luyện thi đại học trong 2 tiếng có mức học phí trung bình 200.000 đồng, cá biệt có nơi thu 500.000 đồng. Nhiều phụ huynh không tiếc tiền đưa con tới những lớp học thêm với mong muốn con đỗ đại học.

Giá chát 500.000 đồng/buổi luyện thi đại học, liệu phụ huynh có ném tiền qua cửa sổ? - Hình 1

Một trung tâm luyện thi đại học ken đặc học sinh (ảnh minh họa, nguồn mạng xã hội)

Đối với các học sinh lớp 12, hiện nay là thời điểm ôn luyện nước rút trước kỳ thi tốt nghiệp THPTxét tuyển đại học. Tại nhiều trung tâm ôn luyện, các lớp học tự phát, học phí trung bình cho một buổi học luyện thi vào khoảng 200.000 đồng/ca học 2 tiếng.

Từ cuối tháng 4, nhiều trung tâm ở Hà Nội thay vì thu học phí theo tháng thì bắt đầu thu gộp học phí cả khoá luyện đề kéo dài trong 2 tháng (5-6) với số tiền trung bình từ 2 – 4 triệu đồng/khoá. Học sinh mỗi tuần sẽ học xen kẽ 1 – 2 buổi ôn luyện kiến thức và 1- 2 buổi luyện đề thi.

Như vậy, chỉ tính riêng một môn học thì các bậc phụ huynh phải rút hầu bao tối thiểu 2,4 triệu. Trung bình mỗi học sinh sẽ chọn 3 môn thi đại học (cá biệt có học sinh ôn thi 4 môn, mỗi môn học bởi 2 nơi khác nhau) thì số tiền mỗi gia đình ở thành phố chi cho con ôn luyện vào đại học cũng trên dưới 10 triệu đồng.

Em Trần Quang, một học sinh lớp 12 cho biết, đây là mức học phí trung bình cho những lớp học ở các trung tâm hạng trung ở Hà Nội, còn những thầy cô luyện thi nổi tiếng thu học phí 500.000 đồng/buổi.

Bạn học của Quang từng có người theo học lớp của thầy cô nổi tiếng nhưng đây thường là nhóm khoảng 3-5 học sinh. Các bạn ở những nhóm này cũng “ít chia sẻ” nội dung bài học.

Mới đây, có một phụ huynh than thở qua mạng xã hội: “Con ôn luyện lớp Văn thầy B.H.H học phí 500k/ 1 buổi cho lớp hơn 70 học sinh. Thầy yêu cầu không được cho các bạn xem tài liệu mà thầy đã dạy, chỉ ai đóng tiền mới được sử dụng tài liệu ấy. Nếu thầy biết bạn nào cho bạn khác sử dụng tài liệu thì sẽ bị thầy cho thi trượt đại học”.

Video đang HOT

Chia sẻ với phóng viên Infonet, thầy Nguyễn Quốc Bình, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho rằng thông tin của phụ huynh trên chưa chắc đã chính xác. “Câu hỏi đặt ra là 500.000 đồng học phí/buổi trong thời gian bao lâu? Nếu từ 2 tiếng trở xuống thì quá chát, nhưng từ 3,5 tiếng trở lên thì chấp nhận được”, thầy Bình nói.

Tuy nhiên vị giáo viên này cũng lưu ý, đây là dịch vụ nên “anh chấp nhận thì mua”, có sự thoả thuận, không có sự ép buộc.

Đối với việc giáo viên luyện thi yêu cầu không chia sẻ tài liệu theo thầy Bình thì về lý không sai, bởi vì giáo viên đó giữ “miếng riêng” để làm ăn, do đây là “thị trường tự do”.

“Nói về tình thì làm gì có chuyện đó, ở đây chỉ gọi là “người dạy” thôi, không thể gọi là thầy được. “Thầy” nói nếu chia sẻ tài liệu sẽ cho trượt đại học mà học trò cũng tin ư?

Không có căn cứ nào để người dạy bắt học sinh không được chia sẻ tài liệu cho bạn, “người dạy” chỉ doạ thôi.

Tôi tin những học sinh giỏi sẽ cười khẩy, chỉ những học sinh a dua vào đây học mà kiến thức èo uột, năng lực hạn chế, kỹ năng sống thiếu hụt mới trông cậy, dựa dẫm và tin vào lời doạ dẫm của người dạy”, thầy Bình nhận định.

Theo thầy Bình, ôn thi đại học là một quá trình, học mới, ôn cũ, giai đoạn cuối tập trung ôn luyện. Nếu quá trình học mà không học hoặc học không đến nơi đến chốn, lại không ôn cũ, không tự học, cứ chăm chăm đi học thêm, chờ đến giai đoạn cuối mới học kiểu “nhồi nhét” thì không hiệu quả mà chỉ tốn tiền.

Đồng quan điểm với thầy Bình, chị Nguyễn Thu Phương (Đội Cấn, Hà Nội), một phụ huynh có con học lớp 12 cho biết, dù chị có lúc khá sốt ruột trước vấn đề ôn thi nhưng con trai lại tỏ ra bình tĩnh. Con chị luôn nói “mức học phí không quan trọng, điều quan trọng con học được gì từ những buổi học thêm ấy”. Chính vì quan điểm này nên con chị không đi học thêm nhiều.

Ngay từ đầu lớp 12, con trai chị đã chọn mua những khóa học online theo từng chuyên đề giá từ vài trăm ngàn cho đến hơn 1 triệu. Ngoài ra, cậu tập trung học từ các thầy cô trên lớp.

“Nó suốt ngày trấn an tôi đừng quá lo lắng, kiểu gì con cũng đỗ”, chị Phương chia sẻ.

Hiện giờ chị Phương đã bị con thuyết phục, cho con quyền quyết định việc học của mình. Nhìn lại quãng thời gian qua, chị thấy mình đã luôn cùng con bồi đắp kiến thức từ bậc tiểu học. Khi bạn bè xả hơi, đi chơi, nghỉ hè vì không phải giai đoạn nước rút thì con chị vẫn giữ thói quen học tập mỗi ngày.

Nhiều người nói chị may mắn vì con trai học giỏi lại biết suy nghĩ cho bố mẹ. Việc con chị ít đi học thêm không những tiết kiệm tiền bạc, giảm áp lực chạy chọt tìm thầy tìm lớp cho bố mẹ mà còn giúp chính con bớt căng thẳng, làm chủ bản thân trước kỳ thi quan trọng của cuộc đời.

Tiếng Đức, tiếng Hàn là môn ngoại ngữ bắt buộc có phù hợp?

Nhiều phụ huynh lo lắng trước thông tin môn Tiếng Đức, tiếng Hàn trở thành môn học "bắt buộc" từ lớp 3 đến 12. Các nhà giáo từng thí điểm môn học này nói gì?

Tiếng Đức, tiếng Hàn là môn ngoại ngữ bắt buộc có phù hợp? - Hình 1

Môn Tiếng Đức, tiếng Hàn sẽ được thí điểm tại các trường phổ thông trong thời gian tới. Ảnh minh họa: Q.A

Thí điểm chứ không phải là "bắt buộc"

Trong tuần qua, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng khi nghe tin Bộ GD&ĐT sắp đưa môn Tiếng Đức, tiếng Hàn Quốc trở thành môn ngoại ngữ 1 và bắt buộc phải học từ lớp 3. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng đã lên tiếng xác thực về việc này. Đại diện của Bộ GD&ĐT giải thích, Bộ vừa mới ban hành quyết định về việc thí điểm môn Tiếng Đức, tiếng Hàn trở thành một trong các ngoại ngữ 1.

Cụm từ "bắt buộc" không có nghĩa trở thành môn học bắt buộc với học sinh từ lớp 3 mà là một trong những ngoại ngữ được chọn làm ngoại ngữ 1. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông cùng với các ngoại ngữ khác như Anh, Trung Quốc, Pháp...

Theo Bộ GD&ĐT, nội dung cơ bản của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn, tiếng Đức giúp học sinh có một công cụ giao tiếp mới; hình thành và phát triển cho học sinh năng lực giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Việc này giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về các nền văn hóa khu vực các quốc gia nói Tiếng Đức, Tiếng Hàn. Từ đó góp phần hình thành thái độ và tình cảm tích cực đối với các nền văn hóa này để họ thêm trân trọng giá trị văn hóa Việt Nam...

Sau thời gian thí điểm dạy Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương và đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở giáo dục phổ thông và học sinh có nguyện vọng lựa chọn môn học này là ngoại ngữ 1, để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh.

Để giảm áp lực cho học sinh khi lựa chọn tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 2 vẫn phải học song song ngoại ngữ 1 khác, Bộ GD&ĐT quyết định thí điểm dạy Tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc thí điểm Tiếng Đức, tiếng Hàn sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ GD&ĐT. Bộ sẽ giám sát quá trình thực hiện này để bảo đảm tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.

Học sinh có thêm nhiều lựa chọn

Là người có kinh nghiệm trong công tác tổ chức dạy Tiếng Đức, tiếng Hàn trong nhà trường, thầy Nguyễn Quốc Bình - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) lại khá ủng hộ việc thí điểm của Bộ GD&ĐT. Theo thầy Quốc Bình, chúng ta đang bước vào thời kỳ toàn cầu hóa nên ngoại ngữ rất quan trọng, nếu tập trung nhiều vào Tiếng Anh, Trung Quốc, Nga, Pháp, Nhật... là chưa đủ. Còn đối với Đức, Hàn Quốc là 2 quốc gia chúng ta có quan hệ về nhiều mặt. Nếu trở thành ngoại ngữ 1, dù trở thành ngoại ngữ 1 bắt buộc nhưng vẫn là lựa chọn từ học sinh. Ở nhiều nước còn có thêm quy định ngoại ngữ 2, ngoại ngữ 3 nữa chứ không riêng gì ngoại ngữ 1.

Theo thầy Quốc Bình, việc dạy Tiếng Đức trong trường học không phải là chuyện hiếm, bởi tại Hà Nội có một số trường dạy tiếng Đức có nhiều học sinh tham gia như THPT chuyên ngữ, THPT Việt Đức. Một số trường THCS cũng triển khai dạy ngoại ngữ 2 tiếng Đức và cả thí điểm Tiếng Hàn. Ở giai đoạn thí điểm của Bộ GD&ĐT thì phụ huynh cứ yên tâm, không nên hiểu theo nghĩa "bắt buộc", là bắt buộc học ngoại ngữ chứ không phải là bắt buộc phải học môn đó, lựa chọn hay không là do học sinh.

Việc tổ chức thí điểm, theo thầy Quốc Bình, chỉ tổ chức khi nhà trường có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và học sinh theo học. Ví dụ như Trường THPT Việt Đức nếu như năm 2008 chỉ có 20 - 30 em học Tiếng Đức, đến năm 2018 đã có khoảng hơn 100 học sinh theo học... Trước chỉ học 2 tiết/tuần, sau này các em tự nguyện 6 - 8 tiết/tuần. Chúng tôi còn tư vấn các em học Tiếng Đức để có thêm văn hóa của nước ngoài, vốn ngoại ngữ, đi du học... Trước kia, mở ra Tiếng Hàn là khá lúng túng vì thiếu giáo viên. Có năm Tiếng Đức có học sinh nhiều quá cũng rơi vào tình trạng thiếu giáo viên.

"Có 7 ngoại ngữ để học sinh lựa chọn, đa dạng. Về mặt thuận lợi, xu hướng toàn cầu hóa, cha mẹ học sinh có kiến thức và hiểu biết, các nhà trường đã có cơ sở vật chất, có điều kiện về đội ngũ giáo viên. Có sự chuẩn bị tốt thì triển khai thí điểm rất thuận lợi. Bộ GD&ĐT cũng đã có bộ tiêu chí để thẩm định. Thí điểm không có nghĩa là ào ạt, chỉ có trường có nguyện vọng thí điểm có kế hoạch, lấy ý kiến phụ huynh, khi có đủ học sinh thì được Sở phối hợp để triển khai. Không có khó khăn gì lắm, vì chỉ là thí điểm và chỉ có thể ở là một số trường nào đó", thầy Nguyễn Quốc Bình chia sẻ.

Ngày 9/2/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 712/QĐ-BGDĐT về Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) môn Tiếng Hàn, Tiếng Đức - ngoại ngữ 1 hệ 10 năm thí điểm. Trong phần đặc điểm môn học có nêu rõ: Môn Tiếng Hàn là ngôn ngữ 1 "bắt buộc" trong chương trình GDPT, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Bộ GD&ĐT cho biết, sau thời gian dạy thí điểm là ngoại ngữ 1, Bộ sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả thi, qua đó xem xét việc đưa hai môn học Tiếng Hàn, Tiếng Đức chính thức trở thành Ngoại ngữ 1 trong chương trình GDPT và thực hiện bình đẳng như các môn ngoại ngữ 1 khác.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Màn khoá môi của Lê Dương Bảo Lâm và Lê Giang khiến MXH chấn động
22:46:33 19/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Quang Linh Vlogs tới ủng hộ Thuỳ Tiên, Quế Anh - Tiểu Vy khoe sắc sáng bừng khung hình
22:17:19 19/11/2024
Mỹ nam cổ trang Việt gây choáng vì "lật mặt" quá đỉnh, thoại đúng 4 chữ mà hút cả triệu view
22:43:19 19/11/2024
Nguồn gốc giấy đăng ký kết hôn có chữ ký của Hoa hậu Thanh Thuỷ
22:38:07 19/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Black Myth: Wukong nhận 4 đề cử tại The Game Awards, vẫn tiếp tục bị "dìm" với lỗi siêu ngớ ngẩn

Mọt game

07:41:20 20/11/2024
Vào tối qua (giờ Việt Nam), The Game Awards - sự kiện game lớn nhất trong năm đã bắt đầu khởi động với những đề cử cho các hạng mục.

Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"

Sao việt

07:34:26 20/11/2024
Theo đó, người đẹp sinh năm 1995 cho biết cô bị nhiều bên lấy lại clip của chính mình và đánh bản quyền ngược lại.

1 thành viên bất ngờ đứng ra bênh vực Hwayoung trong vụ bắt nạt nội bộ T-ara

Sao châu á

07:29:40 20/11/2024
Ahreum đã đăng bài viết dài lên mạng xã hội về vụ bắt nạt này. Trong bài đăng, cựu idol xác nhận giữa T-ara và Hwayoung bất hòa.

Lạc lối giữa những đồng hoa dã quỳ bất tận ở ngoại ô Đà Lạt

Du lịch

07:29:20 20/11/2024
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12, những triền đồi, cung đường ở ngoại ô Đà Lạt khoác lên mình lớp áo màu vàng ươm của hoa dã quỳ nở rộ tạo nên một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

Thế giới

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh

Góc tâm tình

06:00:06 20/11/2024
Nếu không được đồng nghiệp thông báo công ty không có chuyến công tác thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ biết anh đang lừa dối mình.

Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

Ẩm thực

05:52:03 20/11/2024
Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

05:49:36 20/11/2024
Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sắc vóc gợi cảm của 'gái một con' Minh Hằng

Người đẹp

05:48:13 20/11/2024
Người hâm mộ nhận xét ca sĩ, diễn viên Minh Hằng trông mặn mà, có sức sống hơn so với thời con gái. Mẹ một con sở hữu thân hình với vòng 1 đầy đặn, vòng 3 gợi cảm.

Nhan sắc bạn gái người mẫu của sao Liverpool Alexander-Arnold

Sao thể thao

22:54:04 19/11/2024
Hơn hai tháng sau khi chia tay nữ diễn viên kiêm người mẫu Iris Law, Trent Alexander-Arnold có bạn gái mới là người mẫu Estelle Behnke.