Ghé thăm 2 ngôi trường cổ kính nhất xứ Huế
Tô điểm thêm nét cổ kính vốn có của cố đô Huế là những ngôi trường đã hơn 100 năm tuổi nằm trông ra sông Hương. Bên cạnh truyền thống dạy tốt học giỏi, cả hai ngôi trường đều có nét kiến trúc độc đáo pha trộn giữa Đông và Tây.
Trường THPT chuyên Quốc Học
Trường Quốc Học là một trong những ngôi trường nổi tiếng ở Huế. Năm 1896, trường được thành lập theo chỉ thị của vua Thành Thái. Lúc mới thành lập, trường có tên là “Pháp tự Quốc học Trường môn”, rồi lần lượt mang tên École Primaire Supérieure, Khải Định, Ngô Đình Diệm và trở về với tên gốc từ năm 1956. Đây là nơi mà chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng thống Ngô Đình Diệm và nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng khác từng theo học.
Cổng trường ngày xưa.
Hình ảnh trường được chụp từ trên cao.
Tường rào thấp với họa tiết trang trí tinh tế.
Không chỉ vang danh vì kết quả học tập xuất sắc của học sinh và trình độ giảng dạy của giáo viên, trường Quốc Học còn nổi tiếng bởi nét kiến trúc độc đáo của sự giao thoa giữa phong cách Á – Âu. Đồng thời, Quốc Học – Huế là ngôi trường lâu đời thứ ba Việt Nam, sau trường Lê Quý Đôn – TP. Hồ Chí Minh và trường Nguyễn Đình Chiểu – Mỹ Tho.
Trường Quốc Học thế kỷ 20.
Tượng đài Nguyễn Tất Thành được đặt trang trọng giữa sân trường.
Nhà lưu niệm – Nơi lưu giữ dấu tích về Bác Hồ và lớp lớp thế hệ học sinh xuất sắc.
Lúc mới thành lập, trường Quốc học được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất với tổng cộng có ba tòa nhà. Đến đầu thế kỷ 20, trường được xây lại theo lối kiến trúc Pháp. Trước ngày giải phóng 1975, trường Quốc Học là trường dành riêng cho nam sinh.
Video đang HOT
Lối vào từ cổng rộng rãi và rợp bóng cây.
Dãy nhà màu đỏ nổi bật.
Dấu ấn thời gian được lưu lại theo năm tháng.
Nhà thể thao.
Ký túc xá dành cho học sinh ở xa trường.
THPT Hai Bà Trưng
Trường Hai Bà Trưng là ngôi trường cổ kính thứ hai ở Huế sau trường Quốc Học. Trường được thành lập năm 1917. Lễ đặt viên đá đầu tiên có sự tham dự của vua Khải Định.
Ban đầu trường mang tên Đồng Khánh, là trường nữ sinh đầu tiên dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ trong thời điểm bấy giờ. Sau khi đất nước thống nhất, trường có tên là trường cấp III Trưng Trắc. Năm 1981, trường đổi tên thành trường THPT Hai Bà Trưng và tên gọi này được sử dụng cho tới ngày nay.
Cổng trường xưa.
Trường Đồng Khánh thế kỷ 20.
Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh (may vá, thêu thùa, làm bánh, làm mứt…), nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách và giao tiếp, đồng thời được học một số môn học cơ bản về cứu thương.
Cột cờ trang nghiêm giữa sân trường.
Phòng truyền thống.
Nhà thi đấu của trường.
Nhà xe dành cho học sinh.
Cấu trúc của trường theo kiểu độc lập từng khu vực riêng, nhìn vừa cổ kính nhưng vẫn có chút gì đó nhẹ nhàng. Cùng với trường Quôc Học, trường Hai Bà Trưng cũng có vị thế đẹp nằm trên trục đường chính và bên cạnh dòng Hương thơ mộng.
Dãy phòng học với những mái vòm duyên dáng.
Dãy hành lang tuyệt đẹp với sắc hồng thắm.
Lối vào từ cổng xanh rờn bóng cây.
Phòng bảo vệ.
Trường Quốc Học và trường Hai Bà Trưng chỉ cách nhau một con đường. Ở hai ngôi trường này đã nảy nở nhiều mối tình nam sinh Quốc Học – nữ sinh Đồng Khánh và không ít trong số đó đã kết duyên vợ chồng.
Đường Nguyễn Trường Tộ giữa trường Đồng Khánh (bên trái) và Quốc học Huế (bên phải)
Theo Trithuctre
Hà Nội: Di dời chợ xe máy cũ Dịch Vọng?
Trước tình trạng chợ xe máy - đồ cũ Dịch Vọng đã quá tải, ông Dương Cao Thanh - Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã kiến nghị với thành phố cho di dời sang quận Bắc Từ Liêm.
Từ năm 2001, thành phố Hà Nội chuyển chợ xe máy - đồ cũ từ Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm) về Dịch Vọng (quận Cầu Giấy). Trải qua 13 năm hoạt động đến nay chợ xe máy Dịch Vọng phát triển với quy mô lớn nhất miền Bắc. Mỗi ngày có hàng trăm phương tiện được mua bán trong chợ.
Chợ xe máy - đồ cũ Dịch Vọng bị đề xuất di dời sang nơi khác
Đại diện Ban quản lý chợ xe máy - đồ cũ Dịch Vọng cho biết, hiện nay chợ này có 88 ki ốt bán hàng, với gần 400 hộ kinh doanh trên diện tích khu đất khoảng 6.700 m2. Đây là chợ xe máy - đồ cũ duy nhất của Hà Nội hiện nay.
Sau 13 năm hoạt động, ông Dương Cao Thanh - Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho rằng đến nay chợ xe máy cũ Dịch Vọng đã quá tải. Do vậy, ông Thanh đề nghị với thành phố cho phép di dời sang quận Bắc Từ Liêm.
Trước đề xuất trên của quận cầu Giấy, ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho rằng, quận này phải xem xét kỹ phương án vì chợ xe máy là một lợi thế lớn để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhân dân.
Theo ông Thăng, nếu quả thật chợ chật hẹp, hệ thống hạ tầng không đáp ứng được thì nên di chuyển. Nhưng nếu quận Cầu Giấy còn bố trí được đất thì không nên đưa chợ xe máy - đồ cũ sang quận Bắc Từ Liêm. Tuy nhiên, trước đề xuất của quận, lãnh đạo Sở Công thương sẽ cho cán bộ xuống làm việc cụ thể.
Trước kế hoạch trên, đại diện Ban quản lý chợ xe máy - đồ cũ Dịch Vọng cho rằng, UBND quận Cầu Giấy cần họp với các hộ kinh doanh để cùng bàn bạc và xem xét tâm tư, nguyện vọng của bà con đang kinh doanh tại chợ.
Cách đây vài năm các hộ kinh doanh ở đây cũng nhận được thông tin di dời chợ xuống huyện Đan Phương nhưng sau đó lại lắng xuống. "Bây giờ nói di dời chợ xe máy xuống Bắc Từ Liêm vậy sắp tới sẽ phải bố trí, sắp xếp kinh doanh cho bà con như thế nào? Khu đất hiện nay nếu không làm chợ thì sẽ làm gì? Không thể đùng một cái nói đi là đi ngay được...", đại diện Ban quản lý chợ băn khoăn.
Trước đó, UBND quận Hai Bà Trưng cũng có đề xuất di dời chợ Trời sang khu vực khác và đã được thành phố chấp thuận. Tuy nhiên, sau 2 năm (từ năm 2012) thành phố chấp thuận chủ trương đến nay chợ Trời vẫn hoạt động.
Quang Phong
Theo Dantri
Hà Nội: Bà già gần 80 cắn răng gánh "khủng bố" bằng "bom bẩn" Gần 80 tuổi, lại bị huyết áp cao, bà Sửu vẫn ngày ngày hoang mang lo lắng khi nhiều lần bị những đối tượng "lạ" dùng mắm tôm, dầu luyn, sơn pha xăng... đến "khủng bố". Liên tục bị "khủng bố" Giọng yếu ớt vì tuổi tác, bà Nguyễn Thị Sửu (SN 1937, trú tại nhà số 1018 Đê La Thành, phường Ngọc...