Generali Việt Nam tăng doanh thu 130% qua kênh bancassurance
Đây là kết quả có được của hãng bảo hiểm đến từ Ý đang “tấn công” mạnh mẽ thị trường bảo hiểm Việt Nam thông qua việc mở rộng hợp tác với các ngân hàng.
OCB sẽ phân phối độc quyền sản phẩm của Generali Việt Nam trong 15 năm – Ảnh: ĐP.
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), mới chỉ có 31% dân số Việt Nam tham gia sử dụng dịch vụ ngân hàng năm 2018, còn tới 69% chưa kết nối với ngân hàng.
Dữ liệu trên cho thấy việc phát triển sản phẩm ngân hàng tới người dân còn rất nhiều thị phần, qua đó kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) cũng nhờ đó có thể tăng trưởng tốt nếu phía ngân hàng và bảo hiểm cùng bắt tay phát triển.
Tại buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược phân phối độc quyền 15 năm các sản phẩm bancassurance giữa Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Generali Việt Nam (Generali Việt Nam) và Ngân hàng Phương Đông (OCB), đại diện Generali Việt Nam cho biết thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam còn nhiều tiềm năng khi nguồn thu từ bảo hiểm mới chỉ chiếm 2,4% GDP năm 2018, trong khi đó ở Thái Lan là 5,3% GDP, Malaysia là 4,8% GDP và Singapore là 8,2% GDP.
Video đang HOT
Dự kiến doanh thu bảo hiểm tại Việt Nam sẽ tăng lên 3% GDP vào năm 2020 và 3,5% GDP vào năm 2025.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam còn nhiều tiềm năng – Nguồn: Starplus Swiss Re Instute.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm năm đầu trong 3 năm gần đây tăng rất tốt, bình quân gần 30% mỗi năm. Cụ thể năm 2016 là 17.137 tỷ đồng (tăng 23%), năm 2017 là 22.552 tỷ đồng (tăng 32%) và năm 2018 là 29.044 tỷ đồng (tăng 29%). Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng doanh thu bảo hiểm nhân thọ qua kênh banncassurance đã tăng gấp đôi lên mức 21% năm 2018 khi năm 2016 mới chỉ 10%.
Bên cạnh đó, quan điểm của người dân Việt Nam ngày càng tích cực với bảo hiểm nhân thọ khi tầng lớp trung lưu đang gia tăng, nhu cầu về bảo hiểm rất đa dạng vừa để đầu tư vừa để bảo hiểm cho cuộc sống. Điều này thể hiện ở tỷ lệ bảo hiểm truyền thống đang bị thu hẹp dần còn 23%, thay vào đó là tỷ lệ sản phẩm có kết nối đầu tư 10% và 53% là sản phẩm bảo hiểm tích hợp.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho rằng mục tiêu của hợp tác chiến lược này là phát triển các giải pháp tài chính, bảo hiểm, đẩy mạnh mạng lưới phân phối; ứng dụng công nghệ tiên tiến và nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng.
Còn bà Tina Nguyễn, Tổng giám đốc Generali Việt Nam, cho biết riêng doanh thu qua kênh bancassurance của Generali Việt Nam đã tăng 130% từ đầu năm tới nay. Thông qua việc hợp tác này, OCB sẽ giúp phân phối độc quyền các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe của Generali nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chăm sóc sức khỏe, bảo vệ rủi ro, tích lũy và đầu tư gia tăng tài sản.
LAN ANH
Theo Bizlive
17 ngân hàng Việt Nam bị xem xét hạ tín nhiệm
Động thái của Moody's được đưa ra sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm này công bố sẽ đánh giá lại tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.
Hôm nay, Moody's, một trong ba công ty xếp hạng tín nhiệm lớn nhất thế giới cho biết sẽ xem xét hạ xếp hạng trái phiếu nội tệ, ngoại tệ và xếp hạng đối với nợ không đảm bảo của Việt Nam.
Nguyên nhân được đưa ra là Việt Nam có những thiếu sót về thể chế, thể hiện qua việc hoãn thanh toán một khoản nợ. Hiện tại Việt Nam đang được xếp hạn Ba3.
Nguồn thông tin hiện có của Moody's cho thấy các chủ nợ không hoặc bị tổn thất rất nhỏ, nhưng có những sự thiếu sót trong việc phối hợp - lập kế hoạch và hành động cần thiết để thanh toán một số nghĩa vụ nợ, cùng các quy trình phức tạp có thể cản trở việc thanh toán một cách thuận lợi và kịp thời. Vì vậy, Moody's cho rằng khả năng thanh toán nợ của Việt Nam không còn phù hợp với xếp hàng Ba3.
Moody's sẽ đánh giá các biện pháp mà nhà chức trách Việt Nam đã và đang thực hiện để đảm bảo thanh toán tất cả nghĩa vụ nợ một cách kịp thời, suôn sẻ và xác thực. Quá trình đánh giá được dự kiến hoàn tất trong vòng 3 tháng.
Bên cạnh đó, hãng xếp hạng tín nhiệm này giữ nguyên trần tín nhiệm với trái phiếu ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở Ba1, với tiền gửi bằng ngoại tệ dài hạn ở B1, và với trái phiếu và tiền gửi bằng nội tệ ở Baa3. Mức tín nhiệm đối đa đối với tiền gửi và phát hành trái phiếu ngoại tệ ngắn hạn được giữ ở mức "không xuất sắc" (Not Prime).
Moody's đánh giá Việt Nam có dự trữ ngoại hối lớn và những quy định liên quan tới việc huy động vốn công ở mức khiêm tốn, cho thấy nhiều khả năng thanh toán được nghĩa vụ nợ. Ngoài ra, hồ sơ xếp hạng của Việt Nam vẫn được hỗ trợ bởi tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Nợ công được dự đoán sẽ vẫn ổn định, dưới 50% GDP nhờ Việt Nam không có cú sốc lớn và đột ngột nào về kinh tế và nợ công. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn là yếu tố chính có thể gây ra rủi ro chung cho chính phủ dù sức khỏe tài chính có xu hướng cải thiện trong những năm gần đây.
Do trần xếp hạng của các doanh nghiệp thường không vượt quá trần xếp của quốc gia nên 17 ngân hàng của Việt Nam sẽ bị xem xét hạ ức tín nhiệm theo. Danh sách các ngân hàng này bao gồm: An Binh Bank, ACB, HDBank, Vietcombank, BIDV, LienVietPostBank, MB, Nam A Bank, OCB, SHB, TPBank, Agribank, VIB, Vietinbank, MSB, VPBank và Techcombank.
Theo Theleader.vn
Doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng mức cao Quý III/2019, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 23%, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12%. Năm 2019, Hiệp hội Bảo hiểm đã đặt mục tiêu doanh thu toàn thị trường bảo hiểm tăng 25%, trong đó bảo hiểm nhân thọ tăng 35% và phi nhân thọ tăng 10%. Số liệu tính đến quý III/2019 cho thấy...