GE công bố chương trình đào tạo kỹ sư trẻ Next Engineers toàn cầu
GE vừa chính thức công bố chương trình Next Engineers (Kỹ sư tương lai), một sáng kiến toàn cầu với cam kết hỗ trợ lên tới 100 triệu đô la Mỹ trong vòng 10 năm nhằm đa dạng hóa nguồn nhân lực trẻ trong ngành kỹ thuật.
Chương trình bước đầu được triển khai tại bốn thành phố, bao gồm thành phố Cincinnati, bang Ohio và Greenville, bang Nam Carolina (Mỹ), Stafford (Anh) và Johannesburg (Nam Phi).
Next Engineers hướng tới hỗ trợ đào tạo kiến thức thực tiễn và hướng nghiệp ngành kỹ thuật cho học sinh từ 13 đến 18 tuổi (từ lớp 8 đến lớp 12), sau đó trao tặng học bổng cho các em theo đuổi ngành học này. Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tiếp cận hơn 85.000 học sinh ở 25 thành phố trên toàn thế giới.
Next Engineers sẽ mang đến nhiều hoạt động hướng nghiệp thú vị trong ngành kỹ thuật cho các học sinh.
Bà Linda Boff, Chủ tịch quỹ GE Foundation kiêm Phó Chủ tịch, Giám đốc Marketing của GE, cho biết: “Các kỹ sư đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một thế giới vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong ngành này chưa thực sự đa dạng, GE có hàng ngàn kỹ sư trên toàn cầu và chúng tôi cam kết huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho thế hệ kỹ sư kế cận và nhà phát kiến trẻ ở bất cứ đâu”.
Next Engineers sẽ mang đến nhiều hoạt động hướng nghiệp thú vị trong ngành kỹ thuật cho các học sinh thông qua ba chương trình, gồm:
Khám phá Kỹ thuật ( Engineering Discovery) dành cho học sinh ở độ tuổi 13-14 tăng cường hiểu biết về ngành kỹ thuật, kết nối và học hỏi kinh nghiệm từ các kỹ sư thông qua các hoạt động thực hành, mỗi hoạt động trong vòng 1 giờ.
Trại tập huấn Kỹ sư (Engineering Camp) dành cho học sinh tuổi 14-15 khám phá tiềm năng kỹ thuật thông qua trại tập huấn nhập vai trong vòng một tuần ngoại khóa, tương tác với các giảng viên và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, hoàn thành các thử thách để đề xuất các giải pháp cho những vấn đề thực tế của thế giới, đồng thời trao đổi với chuyên gia và lãnh đạo của các doanh nghiệp.
Học viện Kỹ thuật (Engineering Academy) được thiết kế cho học sinh tuổi 15-18 nhằm hướng nghiệp và khuyến khích các em theo đuổi ngành kỹ thuật thông qua khóa đào tạo 3 năm với tổng cộng 80 giờ ngoại khóa. Qua đây, các em có thể tư duy và hành động như những kỹ sư, có thể chọn được ngành học phù hợp cho mình khi vào đại học. Nếu theo học ngành kỹ sư ở cấp đại học, các em cũng sẽ được nhận học bổng từ GE Foundation.
Video đang HOT
Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ tiếp cận hơn 85.000 học sinh ở 25 thành phố trên toàn thế giới.
Trong thập kỷ tới, nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi nhiều kỹ sư lành nghề hơn để giải quyết các thách thức về mặt xã hội, từ các chuyến bay bền vững hơn cho đến dịch vụ y tế chất lượng và năng lượng sạch. Tuy nhiên hiện nay, ở Mỹ chỉ có 20% kỹ sư đến từ cộng đồng thiểu số (về chủng tộc, dân tộc…), trong khi đó, ở Anh, nữ giới chỉ chiếm 17% trong số những người đang theo học ngành kỹ sư; còn ở Nam Phi, số kỹ sư đăng ký hành nghề chỉ có 11% là nữ.
Next Engineers là chương trình do GE Foundation, một tổ chức từ thiện độc lập của GE, thực hiện. Trên toàn cầu, GE Foundation hợp tác với FHI 360, tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục tiêu cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho con người, để xây dựng nội dung cho chương trình. Lần triển khai này tại từng quốc gia còn có sự tham gia của Đại học Cincinnati (Mỹ), Đại học Clemson (Mỹ), MyKindaFuture (Anh) và PROTEC (Nam Phi). Ở bốn thành phố, chương trình sẽ đầu tư lên tới 16 triệu đô la Mỹ để triển khai các hoạt động như trao các gói hỗ trợ cho các đối tác địa phương, đào tạo cho 3.200 học sinh tham gia Trại tập huấn Kỹ sư và học bổng cho 600 sinh viên trong chương trình Học viện Kỹ thuật.
GE Foundation, tiền thân là Charles A. Coffin Foundation được thành lập năm 1922 nhằm khuyến khích và trao thưởng cho các dịch vụ trong ngành điện, đã hỗ trợ giáo dục và nâng cao trình độ cho các cộng đồng thiểu số trong gần một thế kỷ qua. Tổ chức đã triển khai nhiều sáng kiến giáo dục như: Quỹ Giáo dục GE (GE Educational Fund) năm 1945, Chương trình trợ cấp cho các hoàn cảnh khó khăn ở đô thị (Urban-Disadvantages Grants Program) vào những năm 1960, Cam kết hỗ trợ tài chính sớm cho học sinh trước khi vào đại học (College Bound Initiative) vào những năm 1980, và Đầu tư phát triển tương lai giáo dục (Developing Futures in Education) vào đầu những năm 2000…
Tại Việt Nam, GE Foundation đã trao tặng hơn 200 ngàn đô la Mỹ học bổng, đồng thời hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên năm nhất xuất sắc tại các trường đại học. Theo đó, mỗi sinh viên được nhận 3.600 đô la Mỹ trong 3 năm học tiếp theo tại trường, được hướng dẫn để cải thiện bản thân và kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời có thêm cơ hội phát triển trong học tập và công việc tương lai.
Gần đây nhất, GE Foundation đã ủng hộ hơn 1,6 tỷ đồng (tương ứng 73 ngàn đô la Mỹ) cho tổ chức Habitat for Humanity Việt Nam để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Quảng Ngãi. Dự án đã và đang hỗ trợ tái thiết, cải tạo cơ sở vật chất cho hai trường tiểu học Bình Thạnh 2 và Bình Nguyên thuộc huyện Bình Sơn, một trong số các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau đợt lũ và sạt lở đất lịch sử vào cuối năm 2020.
Siết chặt Thông tư 17, sẽ hạn chế các trường đại học mở ngành mới ồ ạt
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Chính nhấn mạnh: "Điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất để mở ngành mới là chương trình đào tạo".
Những năm gần đây, nhiều trường đại học công lập hướng tới đào tạo đa ngành do đó đã mở thêm rất nhiều ngành mới. Nhất là khi theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, các trường đại học được tự chủ trong việc mở ngành đào tạo nếu bảo đảm đầy đủ điều kiện về đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu, cơ sở vật chất, thiết bị, giáo trình theo yêu cầu từng nhóm ngành nghề khác nhau.
Dư luận lo ngại rằng các trường có mở ngành mới một cách ồ ạt thì liệu có đảm bảo chất lượng nhất là khi nhiều trường lâu nay chỉ đào tạo ngành kỹ thuật, công nghệ mà mở thêm mã ngành kinh tế; nhiều trường chuyên đào tạo kinh tế lại lấn sân sang khối ngành y tế khiến không ít người lo lắng.
Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Nguyễn Đức Chính (ảnh: thầy Chính cung cấp)
Để hiểu rõ hơn về câu chuyện mở ngành - đảm bảo chất lượng, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Nguyễn Đức Chính (nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) - một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực giáo dục đại học cho rằng, mở ngành và đảm bảo chất lượng là 2 công việc của 2 chủ thể.
Mở ngành là chức năng, quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục đại học. Đảm bảo chất lượng đào tạo là nghĩa vụ của cơ sở đào tạo trước khi mở ngành và là chức năng quan trọng, quyết định việc mở hay không/chưa mở của cơ quan quản lí nhà nước.
Trước hết cần nói rõ việc mở ngành là chức năng, quyền và cũng là nghĩa vụ của cơ sở giáo dục đại học.
Khi nhân loại bước và kỉ nguyên thông tin, cách mạng công nghiệp lần thư tư với những tiến bộ to lớn và nhanh chóng tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, IoT, AI, Big Data, công nghệ robot.....đã và đang dần làm nhiều nghề trở nên lỗi thời, như nhân viên lễ tân, chuyển phát nhanh, thiết kế đồ họa, nhân viên ngân hàng, tài xế taxi....
Đồng thời nhiều ngành nghề mới đã và sẽ xuất hiện trong tương lai không xa, như truyền thông, thương mại quốc tế, công nghệ thông tin, kĩ thuật ôtô, trí tuệ nhân tạo, logistics...nhiều ngành nghề cũ vẫn tồn tại nhưng sẽ có những thay đổi to lớn, như giáo viên, bác sĩ, phát thanh viên.....
Trong bối cảnh đó mỗi quốc gia cần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, có sức cạnh tranh về các ngành nghề đang và sẽ xuất hiện hoặc sẽ thay đổi ấy để ít nhất không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này.
Trong mọi quốc gia nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ.... đều được cung cấp bởi các cơ sở giáo dục đại học do đó muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh như hiện tại cần không những cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu hiện tại của xã hội, mà còn dự báo nguồn nhân lực mới cho tương lai và có kế hoạch cung ứng nguồn nhân lực như vậy. Trong bối cảnh ấy thì mở ngành mới cũng là nhu cầu thiết yếu của mỗi cơ sở giáo dục đại học.
Tuy nhiên mở ngành mới không phải là việc đơn giản, muốn là được. Ở đây vai trò kiểm soát các điều kiện đảm bảo chất lượng việc mở ngành mới của cơ quan quản lí nhà nước mang tính quyết định.
Cần bổ sung 3 vấn đề trong chuẩn chương trình đào tạo
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Chính nhấn mạnh: "Điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất để mở ngành mới là chương trình đào tạo".
Theo thầy Chính, ngày 26/6/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 17/2021 qui định chuẩn chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học, và có hiệu lực từ ngày 7/8/ 2021. Đây là văn bản mới nhất và cũng là quan trọng nhất để hướng dẫn xây dựng cũng như thẩm định chương trình đào tạo trước khi ban hành, cho phép tiến hành tuyển sinh và đào tạo nghề mới.
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Chính nhấn mạnh: "Điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất để mở ngành mới là chương trình đào tạo". (ảnh minh họa: Thùy Linh)
Mặc dù còn vài vấn đề cần bàn thêm, song đây là văn bản pháp quy đầy đủ nhất cho đến thời điểm này về quản lí tất cả các bước của chu trình phát triển chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học. Để mở ngành mới các cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chương trình đào tạo như được quy định trong thông tư. Nếu được hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn thì đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho các cơ sở giáo dục dại học cạnh tranh trong bối cảnh mới. Và đây cũng là điều kiện đảm bảo chất lượng quan trọng đầu tiên cho việc mở một ngành mới (nếu được thực hiện đúng và đủ).
Theo tinh thần và lời văn của Thông tư thì khái niệm chương trình đào tạo không chỉ bao gồm văn bản mô tả chương trình đào tạo với các thành tố của nó (mục tiêu, chuẩn đầu ra, chuẩn đầu vào, nội dung (các môn học), hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá....). Khái niệm chương trình đào tạo còn bao gồm cả những điều kiện đảm bảo thực thi chương trình đào tạo, như đội ngũ giảng viên, nhân viên cơ sở vật chất, công nghệ, học liệu..... chương trình đào tạo còn bao gồm cả khâu đánh giá, cải tiến chương trình đào tạo.
Vấn đề đặt ra ở đây là trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam, khi khoa học về phát triển chương trình đào tạo còn đang ở giai đoạn đầu, thiếu các chuyên gia về phát triển chương trình đào tạo, phần lớn các giảng viên đại học chưa có khái niệm đày đủ về chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo, nhất là chương trình đào tạo dựa trên năng lực và tiến tới khởi nghiệp sáng tạo, thì cần có văn bản hướng dẫn thực hiện các bước của chu trình phát triển chương trình đào tạo một cách chi tiết, cụ thể hơn, đồng thời có cơ chế hỗ trợ, kiểm soát, đánh giá quá trình này thì mới có thể có những chương trình đào tạo đúng nghĩa của nó.
Muốn có văn bản hướng dẫn chi tiết như vậy thì Giáo sư Nguyễn Đức Chính cho rằng Thông tư 17/2021 cần bổ sung 3 vấn đề để các trường đại học không chỉ để thiết kế chương trình đào tạo các ngành mới mà còn dùng để đánh giá cải tiến các chương trình đào tạo hiện hành.
Thứ nhất , Thông tư 17 cần bổ sung quy trình xác đinh mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Mặc dù trong Thông tư đã nêu 3 tiêu chí cần đạt của Mục tiêu, 7 tiêu chí cần đạt về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, nhưng cần hướng dẫn các trường qui trình thực hiện các công việc để mục tiêu và chuẩn đầu ra chắc chắn đạt được các tiêu chí ấy. Đây là công việc quan trọng nhất của quá trình phát triển chương trình đào tạo, vì mục tiêu, chuẩn đầu ra sẽ qui định việc lựa chọn và sắp xếp các môn học, lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo.
"Rõ ràng, mục tiêu và chuẩn đầu ra quyết định chất lượng của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi cho thấy hiện nay, mục tiêu, chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo là quá trình suy ra từ các môn học hiện có trong nhà trường, chứ chưa phải là kết quả của quá trình khảo sát, phân tích nhu cầu xã hội hiện tại và tương lai", thầy Chính nhận định.
Thứ hai, Thông tư 17 cần bổ sung quy trình lựa chọn các môn học trên cơ sở mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Dù trong Thông tư đã qui định 4 tiêu chí cho cấu trúc trúc nội dung của chương trình đào tạo (mục 1: a, b, c, d). Tuy nhiên cần bổ sung các tiêu chí như: Số lượng môn học không quá 40 môn cho chương trình đào tạo 120 tín chỉ và không quá 50 môn cho chương trình đào tạo 150 tín chỉ; Số tín chỉ chuẩn cho một môn học là 3, các môn cơ sở ngành có thể là bội số của 3 (6; 9), các môn tự chọn có thể là ước số của 3 (3 ; 1.5); Qui định tỷ lệ giờ lý thuyết và thực hành cho mỗi loại môn học; Qui định bắt buộc các môn học phải có đề cương chi tiết tơi từng tuần học; Qui định bắt buộc mỗi môn học có ít nhất một giáo trình chính đã xuất bản và nhiều tài liệu tham khảo trong đó có sách tham khảo bắt buộc.
Thứ ba , Thông tư 17 cần bổ sung hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, các hình thức đánh giá trong đào tạo như: Bắt buộc phải có giờ xêmina (cho một số môn học cơ sở ngành và chuyên ngành) do trợ giảng hướng dẫn và qui định các hình thức đánh giá các giờ tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, ngoài kiểm tra giũa kì và thi cuối kì, tỉ lệ điểm của các hình thức này (đây là điều kiện đảm bảo chất lượng quan trọng nhất)
"Nếu bổ sung và làm tốt việc này thì sẽ không có chuyện mở ngành mới ồ ạt, dẫn tới dư thừa sinh viên sau tốt nghiệp", Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Chính nêu quan điểm.
25,5 điểm nên đăng ký vào ngành kỹ thuật nào tại ĐH Bách khoa Hà Nội? Với mức điểm 25,5 theo khối A00 thí sinh có thể đăng ký vào khá nhiều ngành như kỹ thuật Vật liệu, Cơ khí động lực, Dệt may, Vật lý, KT Hóa học, Thực phẩm - Sinh học, KT Môi trường, CN giáo dục... Theo quy định của Bộ GD&ĐT từ ngày 29/8 đến trước 17h ngày 5/9, thí sinh được điều chỉnh...