GD tại nhà: Ý tưởng Việt Nam và hiện thực nước ngoài
Dạy học tại nhà là hình thức mới xuất hiện những năm gần đây tại Việt Nam. Một số chuyên gia cho rằng, do chưa có quy chế cho tự học tại nhà nên hình thức học này khó có cơ hội phát triển.
Cha mẹ học cùng con là xu hướng ở các nước tiên tiến.
Tự do sáng tạo theo tư duy… tự học
Ông Nguyễn Tuấn Hải, Giám đốc chiến lược của hệ thống Anh ngữ Eton Grammar, cho rằng, mô hình giáo dục tại nhà ( homeschooling) hoàn toàn có thể áp dụng tại mọi xã hội bất kể trình độ phát triển nào. Ông Hải tin tưởng rằng, homeschooling hoàn toàn khả thi ở Việt Nam.
Theo vị chuyên gia giáo dục mầm non – tiểu học này, cha mẹ không nhất thiết phải là chuyên gia để lựa chọn con đường giáo dục tại nhà cho con. Bởi ngoài cha mẹ các bé còn 2 người thầy vĩ đại nữa là thiên nhiên và bạn bè. Từ 2 người thầy này trẻ sẽ học được nhiều điều mà thậm chí trường học không dạy cho chúng được.
Cha mẹ chỉ cần là người dẫn dắt và dạy chúng các kỹ năng cơ bản nhất mà thôi. Ông Hải cho rằng, cha mẹ hoàn toàn có thể dùng sách để dạy con trong bậc tiểu học. Sau đó chúng sẽ chỉ cần gia sư là đủ nếu được rèn khả năng tự học. Theo lý thuyết, việc học ở nhà hoàn toàn có thể thực hiện cho tới hết phổ thông. Còn trên thực tế, ông Hải cho rằng có thể tới hết tiểu học.
Ông Hải cho rằng, trong môi trường mới, đứa trẻ sẽ học được nhiều kỹ năng hữu ích cho cuộc sống hơn với phương pháp tự học tại nhà phù hợp. Thiệt thòi duy nhất cho việc tự học ở nhà là các em không có bằng cấp. Nếu Việt Nam luật hóa chuyện này và cho trẻ em tự học ở nhà quyền được tham gia thi lấy bằng thì mọi chuyện sẽ rất ổn.
Ông Hải nhận định, những năm đầu đời, trẻ chỉ cần được dạy các kỹ năng cơ bản mà thôi. Về xã hội chúng chỉ cần được kết giao bạn bè là đủ. Kiến thức chưa quan trọng. Môi trường tốt nhất cho trẻ phải là tự do sáng tạo. Homeschooling hoàn toàn có thể trở nên như vậy.
Tiết kiệm chi phí, giảm áp lực thi cử, gánh nặng quá tải và giúp cha mẹ khám phá khả năng thực sự của con là những lợi ích mà homeschooling mang lại.
Video đang HOT
Sự vất vả trong học tập luôn tồn tại khi đứa trẻ không được đến trường
Có nên theo các nước tiên tiến?
Đầu năm 2012, báo chí Australia cho biết, thay vì đến trường, hơn 50.000 trẻ em nước này đã tự học ở nhà với sự quản lý của cha mẹ. Đa phần phụ huynh tại các nền giáo dục “khó tính” nhất như: Anh, Pháp, Nga, Mỹ, đều áp dụng hình thức dạy con tại nhà theo giáo án soạn sẵn, cho trẻ thi qua Internet để lấy bằng chứng nhận.
Nhiều học sinh bị cuốn hút khi tiếp cận với phương pháp này vì các em không phải đau đầu với những tiết học gò bó, mệt mỏi mà được lĩnh hội kiến thức thông qua các trò chơi tư duy, có thể học lúc bé cảm thấy thoải mái, hứng thú nhất.
Theo thạc sĩ Lê Đình Hiếu, người có nhiều năm nghiên cứu giáo dục ở Mỹ, mô hình trường học tại gia đã xuất hiện trên thế giới từ 20 – 30 năm qua. Ở Mỹ, nơi có nền giáo dục tiên tiến, số lượng gia đình quyết định cho con homeschool đã tăng đến 30 lần trong 10 năm qua. Số lượng trẻ học homeschool tại Mỹ hiện nay là 2 triệu em, chiếm khoảng 3% tổng số trẻ trong độ tuổi đi học.
An Chi (giaoducthoidai.vn)
Vai trò của gia đình khi hướng dẫn con tự học
Trong thời gian học sinh nghỉ học tránh dịch Covid-19 hiện nay, việc tự học, tự nghiên cứu của các em là vô cùng cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức.
Tự học, tự nghiên cứu có nghĩa là bản thân tự định hướng, tự vạch ra chương trình, thời gian, mục đích đạt được, nghiên cứu bài học hoặc hoàn thành một chuyên đề nào đó, phù hợp với lứa tuổi của mình.
Tự học là tự mình tìm ra kiến thức mới của riêng mình trên cơ sở kiến thức cơ bản và lĩnh hội khối lượng kiến thức đó. Đây là những kiến thức "chính chủ", không phải vay mượn, sao chép của người khác.
Do đó, những kiến thức này thường được khắc sâu, nhớ lâu và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào thực tế.
Nhưng đối với thế hệ trẻ hiện nay, việc các em tự giác ngồi vào bàn để "tự học" rất hiếm vì nhiều trò chơi, giải trí trên mạng, trên điện thoại hấp dẫn hơn!
Vì vậy, gia đình có một vai trò hết sức quan trọng, cần thiết trong việc hướng dẫn con em tự học ở nhà.
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc rèn con tự học. (Ảnh minh họa: Giaoducthoidai.vn)
Trước hết, cần tạo không khí gia đình hòa thuận, vui tươi để các em "nạp" đầy niềm vui của một ngày mới. Khâu ăn sáng phải xong trước bảy giờ, không để xảy ra tình trạng vừa học vừa ăn!
Buổi ăn sáng phải đảm bảo đủ chất để các em yên tâm học tập, không bị cái đói "dày vò" chạy loanh quanh kiếm đồ ăn vặt, không tập trung vào việc học!
Tiếp theo là tạo hứng thú, "kích hoạt" sự tò mò của các em khi hướng dẫn học bài gì, môn học gì, mục tiêu đạt được của buổi học...
Trong quá trình học ở nhà, gia đình phải có sự giám sát, nhắc nhở. Đó là những lời khuyến khích, động viên kịp thời, đúng lúc đúng nơi...
Đó là ghi nhận, đánh giá những việc làm được và nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị những việc chưa làm được trong quá trình hoàn thành bài học. Tránh la mắng, giận dữ khi con chưa làm được bài vì sẽ làm mất sự tự tin nơi các em.
Điều này đối với cha mẹ là giáo viên thì rất dễ nhưng với người khác thì rất khó. Nhưng ít nhiều các bậc làm cha mẹ cũng cần có những cách ứng xử linh hoạt, có lý có tình để các em cảm nhận được tình cảm, tình thương, sự bao dung cũng như yêu cầu (có khi khắt khe) của cha mẹ đối với mình.
Ngay cả người lớn, đã có ý thức cao nhưng nhiều khi vẫn không tập trung vào công việc.
Với lứa tuổi hiếu động, việc tập trung cao vào việc tự học tuy khó nhưng nếu có phương pháp thì sẽ làm được.
Đó là tạo hứng thú học tập cho các em khi tự học ở nhà. Cha mẹ có thể dựa vào tài liệu, ra một đề toán, hoặc yêu cầu viết một đoạn văn, một cách mở bài, một cách kết bài thế nào cho đúng, cho hay...
Cũng có thể tranh luận cùng con về một bài giải, về ý nghĩa của một đoạn thơ, một bài ca dao... Từ đó, tạo nên sự gắn kết, sự chia sẻ giữa cha mẹ và con cái...
Chúng ta đều biết, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhiều nhà hoạt động chính trị, nhiều nhà khoa học cũng như những người thành đạt, họ gặt hái được những thành công phần lớn nhờ vào tự học!
Trong cái rủi có cái may, chính lúc này, các bậc cha mẹ truyền cho con ngọn lửa đam mê tự học, tự rèn, tự nghiên cứu để sau này khi bước vào đời, các em sẽ vững vàng hơn...
LÊ ĐỨC ĐỒNG
Theo giaoduc.net
Tạo sự ổn định cần thiết Học kỳ hai năm học 2019 - 2020 sẽ chính thức trở lại vào đầu tháng 3-2020 sau một tháng học sinh phải nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Vấn đề được nhiều người quan tâm nhất lúc này là liệu việc nghỉ học kéo dài như thế có ảnh hưởng đến việc học và thi cũng như nền nếp, kỷ...