GĐ sở đồng loạt kiến nghị thi tốt nghiệp 4 môn
Thi tốt nghiệp THPT 4 môn (2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn) nhận được đa số ý kiến đồng ý của lãnh đạo các Sở GD – ĐT tỉnh thành.
Trong số 45 sở GD-ĐT được hỏi ý kiến thì có 42 sở GD-ĐT đồng ý tổ chức thi 4 môn, có 2 sở GD-ĐT cho rằng vẫn nên thi 6 môn.
Dự thảo mới nhất của Bộ GD-ĐT đưa ra phương án môn thi tốt nghiệp sẽ bao gồm Văn, Toán bắt buộc, 2 môn thi tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Riêng số 20% học sinh được miễn tốt nghiệp đã gây nhiều tranh luận. Ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định đồng tình với việc Bộ GD-ĐT giảm 6 môn thi tốt nghiệp xuống 4 môn. “Riêng với việc 20% học sinh được miễn thi, nếu Bộ không đưa ra các tiêu chí rõ ràng sẽ rất phức tạp, chưa kể chuyện nọ chuyện kia. Còn nhớ, trước đây, chúng ta đã từng miễn thi đại học cho những học sinh đạt giải quốc gia nhưng chỉ được một thời gian thấy không hợp lí đành phải bỏ.”
Đa số lãnh đạo các Sở GD đề nghị nên thi tốt nghiệp THPT 4 môn
“Bộ đưa ra quy định, 3 năm học sinh giỏi và hạnh kiểm khá trở lên sẽ được miễn thi, tôi thấy không ổn. Bởi thực tế đánh giá ngay trong một trường, một tỉnh, một huyện cũng đã khác nhau. Vậy nên, chúng ta không thể vì lí do giảm bớt tốn kém mà đưa ra 20% được miễn thi tốt nghiệp”, ông Tuấn kiến nghị.
Cùng quan điểm với lãnh đạo Sở GD-ĐT Nam Định, ông Hoàng Minh Quân, giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, cho rằng: “Nếu tiến tới bỏ kì thi tốt nghiệp THPT, Bộ nên có chính sách miễn thi. Tuy nhiên, cần phải thêm điều kiện là 3 năm học phải đạt hạnh kiểm tốt trở lên. Tiêu chí Bộ đưa ra quá rộng…”
Với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục, ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD-ĐT TP. HCM ủng hộ chủ trương đổi mới thi cử của Bộ GD-ĐT. “Tuy nhiên, Bộ có cần phải khống chế 20% tỷ lệ miễn thi hay hơn thế hoặc ít hơn. Bộ cần cân nhắc kĩ các tiêu chí được miễn thi. Ví dụ, xếp loại học lực khá, đạt các giải thưởng quốc gia… Bộ không làm được những điều đó mà đưa ra các địa phương là rất khó triển khai”, ông Sơn đề xuất
Đại diện Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết: “Phương án Bộ đưa ra là đẩy trách nhiệm cho các Sở. Vì chủ trương Bộ đưa ra chưa có các tiêu chí rõ ràng nên địa phương rất khó thực hiện. Theo tôi, Bộ nên ấn định cho các tỉnh, các tiêu chí để thực hiện”.
Video đang HOT
“Ví dụ, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội có thể tỷ lệ miễn thi sẽ cao hơn nhưng Cà Mau và các tỉnh có điều kiện khó khăn có thể là 20% hoặc là thấp hơn vẫn được. Nên đưa ra tiêu chí và ấn định tỉ lệ cho các tỉnh và tỉnh cứ căn cứ vào đó thành lập Hội đồng xét tuyển. Tôi đề nghi, học sinh đạt 3 năm danh hiệu học sinh tiên tiến sẽ được miễn thi. Nếu tỉ lệ cao hơn thì sẽ lấy từ trên xuống dưới theo các tiêu chí ưu tiên…” Đại diện Sở GD – ĐT Cà Mau kiến nghị.
Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế cũng nhất trí chủ trương đổi mới của Bộ. Theo ông Hùng, tuy nhiên,việc tổ chức thi tự chọn ngay năm nay là hơi vội. Vì chúng ta thi tự chọn nhưng đang áp dụng phương thức học bắt buộc. Như vậy, sẽ rất phức tạp ngay trong học kì II của năm học này.
“Tôi đưa ra một ví dụ, môn học lịch Sử, nhưng trong lớp chỉ có 10 học sinh chọn thi sử, số học sinh còn lại không tập trung và tình hình rất phức tạp. Theo tôi, áp dụng thi tự chọn ngay bây giờ cần phải cân nhắc…” – Ông Hùng bày tỏ.
Ông Hùng cho hay: “Lâu nay trong các văn bản của Bộ ngoại ngữ là môn cứng. Hơn nữa, hiện đang triển khai Đề án ngoại ngữ 2010, trong đó đặt ra yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy học môn ngoại ngữ. Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của đề án này là phải tìm cách thi cử, đánh giá khác để học sinh được bộc lộ năng lực nghe nói đọc viết. Chắc chắn không thể ngồi một lúc 90 phút như hiện nay mà kiểm tra được những năng lực này của 1 triệu học sinh trên cả nước.”
Theo Infonet
Thứ trưởng GD: 'Nên thi tốt nghiệp 4 môn'
Mặc dù Bộ GD - ĐT đưa ra hai phương án thi tốt nghiệp THPT, nhưng Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển lại bày tỏ quan điểm nghiêng về cách tổ chức thi 4 môn.
Trong buổi họp báo công bố dự thảo về thay đổi thi và đánh giá tốt nghiệp THPT chiều 2/1, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Phương án 4 môn thi tốt nghiệp THPT nhiều ưu điểm
- Trong hai phương án thi tốt nghiệp THPT được đưa ra trong dự thảo, Bộ GD - ĐT nghiêng về phương án nào?
- Chúng tôi nghiêng về phương án thi tốt nghiệp 4 môn. Trong đó, 2 môn bắt buộc là Văn, Toán; còn lại do thí sinh tự chọn (Vật lý, Hóa, Sinh, Địa, Lịch sử).
Ngoài ra, Ngoại ngữ chỉ là môn thi khuyến khích các em dự thi để được cộng điểm. Cụ thể, bài thi đạt 9 điểm trở lên sẽ được cộng 2 điểm; 7 điểm trở lên cộng 1,5 điểm; 5 điểm trở lên cộng 1 điểm.
Phương án này có ưu điểm là giảm áp lực cho học sinh, đảm bảo đánh giá môn Ngoại ngữ thực chất hơn, tạo điều kiện để Bộ và các trường có thời gian triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu của đề án ngoại ngữ 2020.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại buổi họp báo chiều 2/1.
- Hiện nay, giáo dục đang hướng tới đào tạo công dân toàn cầu. Để làm được điều đó, các trường phải chú trọng học ngoại ngữ. Tại sao Bộ GD - ĐT lại cho rằng môn thi này chỉ nên dùng để cộng điểm khuyến khích?
- Ngoại ngữ là công cụ rất cần thiết trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, Bộ GD - ĐT nhận thấy rằng việc kiểm tra như hiện nay không đánh giá thực chất trình độ ngoại ngữ của các em nên không cần thiết phải duy trì. Chúng tôi không coi nhẹ môn học này mà thậm chí còn khuyến khích các em học tốt vẫn có thể thi để được cộng điểm.
Sau khi áp dụng để án ngoại ngữ năm 2020, Bộ GD - ĐT sẽ thay đổi cách kiểm tra để đánh giá đầy đủ các kỹ năng của học sinh (nghe, nói, đọc, viết), thay vì chỉ chú trọng học ngữ pháp như hiện nay.
Học lệch chính đáng là điều tốt
- Bộ GD - ĐT có lo ngại nếu chỉ thi 4 môn, các em sẽ học lệch?
- Trong quy chế hiện hành, học sinh phải đạt được mức độ học lực yếu, hạnh kiểm khá vẫn được thi tốt nghiệp, nhưng thực tế cho thấy các em vẫn học lệch theo khối thi đại học.
Theo quan điểm của tôi, học lệch một cách chính đáng là điều tốt. Các em chỉ cần đảm bảo kiến thức cơ bản, còn theo ngành nghề nào thì cần chú trọng vào các môn học tương ứng. Chương trình mới của Bộ GD - ĐT sau khi tiến hành đổi mới cũng hướng tới điều đó. Nhưng các học sinh cần chú ý, điểm xếp loại tốt nghiệp THPT vẫn bao gồm tổng điểm cả năm lớp 12.
Theo quan điểm của Bộ GD - ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ nên thi 4 môn - Ảnh: Hoàng Hà.
- Cách đánh giá tốt nghiệp có sử dụng kết quả phổ thông này có đảm bảo tính khách quan, công bằng?
- Chúng tôi cho rằng việc kiểm tra đánh giá là trách nhiệm của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Thay đổi này sẽ tăng cường khả năng giám sát của đồng giáo dục và xã hội. Nếu có bất cứ phản ánh tiêu cực nào, những ai làm sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm.
- Bộ GD - ĐT dựa vào đâu để đưa ra con số 20% học sinh sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT?
- Theo kinh nghiệm, hàng năm con số học sinh đủ tiêu chuẩn miễn thi tốt nghiệp THPT còn nhiều hơn 20%. Vì vậy, dự thảo này yêu cầu các trường phải làm chặt chẽ hơn khi rút xuống chỉ còn 20%. Các đối tượng thuộc diện này cũng đều là những học sinh giỏi, nếu thi cũng đỗ. Vì vậy, việc miễn thi cho các em sẽ giảm nhẹ căng thẳng và khâu tổ chức cũng đỡ tốn kém hơn.
- Bộ GD - ĐT dự định thời điểm nào sẽ áp dụng thay đổi này?
- Sau khi công bố rộng rãi để xin ý kiến của dư luận, nếu đồng tình có thể áp dụng ngay trong 2014. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng không có gì đột ngột đối với học sinh. Thực chất, mức độ yêu cầu của đề thi vẫn không có gì thay đổi.
Theo TNO
Năm nay, nhều khả năng sẽ thi tốt nghiệp THPT 4 môn Ngoài hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ Văn, các sĩ tử sẽ được chọn 2/5 môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử. Hôm nay (13/02), tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2013 - 2014, Bộ GD&ĐT thông tin rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày...