Gây hứng thú học tập môn Sử
Theo cô Mai Thị Hà – Tổ trưởng Tổ Xã hội, Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội): Lịch sử là môn học hay. Mỗi giờ học, cô luôn cố gắng tạo một điểm nhấn gây sự tò mò hứng thú cho học sinh; có thể là câu chuyện về một sự kiện, nhân vật lịch sử, câu đố vui về lịch sử…
Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng cách tạo điểm nhấn trong mỗi giờ học
Cô Hà cho biết, cô rất yêu lịch sử, thích tìm hiểu lịch sử và thấm thía những bài học kinh nghiệm lịch sử để lại. Cô tân trọng lịch sử, biết ơn và kính phục những vị anh hùng dân tộc, những vĩ nhân thế giới, và cô truyền tất cả tình yêu và niềm đam mê đó cho học sinh.
“Mỗi một giờ học, tôi luôn cố gắng tạo một điểm nhấn gây sự tò mò hứng thú cho học sinh;có thể là câu chuyện về một sự kiện, nhân vật lịch sử, câu đố vui về lịch sử… Để giờ học không trôi qua đơn điệu, giáo viên sử dụng đa dạng các kĩ thuật dạy học phù hợp với nội dung bài học để tạo hứng thú cho học sinh” – cô Hà trao đổi.
Theo cô Hà, học sinh sẽ tích cực, chủ động trong tìm hiểu lịch sử, khi không gian học tập không chỉ là ở lớp học mà có thể là ở Bảo tàng, ở di tích lịch sử, triển lãm… Từ đó nhận thức và tư duy lịch sử của các em sẽ được nâng cao và qua đó vận dụng những tri thức và bài học lịch sử vào cuộc sống.
Cô Hà cho biết, phương pháp hay kỹ thuật dạy học là công cụ để thực hiện mục đích, có thể phù hợp với người này, không phù hợp với người khác,… Vì thế, việc vận dụng kỹ thuật phải phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh và không gian học tập. Việc chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh phải cụ thể, rõ ràng, tránh hình thức.
Cô Mai Thị Hà
Video đang HOT
Cũng theo cô Hà, đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá qua các bài kiểm tra với các mức độ khác nhau. Còn đánh giá năng lực của học sinh chủ yếu thông qua đánh giá quá trình học tập của học sinh (quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, sản phẩm học tập, báo cáo, thảo luận…)
“Tại Trường THPT Yên Hòa công tác kiểm tra đánh giá học sinh đang được thực hiện khá bài bản và theo hướng đổi mới. Cụ thể: Các kỳ thi tập trung được thực hiện theo quy trình của Bộ GD&ĐT từ việc thành lập ban ra đề, ban phản biện đề, ban làm phách cho đến tổ nhập điểm đều được làm việc độc lập; đồng thời các quy định đối với giáo viên và học sinh được áp dụng theo Quy chế thi Kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD&ĐT” – cô Hà trao đổi, đồng thời cho biết:
Với các bài kiểm tra thường xuyên, giáo viên rất chú trọng đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua học sinh báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Cô Hà tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh dưới nhiều hình thức như: Hoạt động tập thể, câu lạc bộ… để phát hiện và phát huy năng lực của học sinh và cũng là định hướng nghề nghiệp cho các em. Ngoài ra tổ chức hoạt động có sự tham gia của tất cả học sinh, tránh tập trung vào một số em. Việc tổ chức hoạt động hiệu quả phải đi liền với tiêu chí đánh giá khoa học, chặt chẽ. Trong quá trình tổ chức, phải thường xuyên rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động. Song điều quan trọng nhất là giáo viên phải năng động, tích cực và không ngại khó …
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
UEH khánh thành Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy mô phỏng
Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy mô phỏng (Simulation Center) đầu tiên tại TP.HCM vừa được khánh thành tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH).
Lãnh đạo UEH cùng khách mời cắt băng khánh thành Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy mô phỏng
Theo đó, Trung tâm sẽ tạo ra mô hình giảng dạy tiên tiến, rút ngắn khoảng cách giữa lý luận và thực tế, giúp SV thích nghi tốt hơn với môi trường công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán.
Trung tâm dự kiến đáp ứng nhu cầu thực hành chuyên môn cho hàng ngàn lượt SV đại học, cao học và nhu cầu nghiên cứu cho giảng viên.
Tạo không gian học tập, nghiên cứu cho sinh viên
Dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính - chứng khoán, UEH đã và đang áp dụng chiến lược quốc tế hóa chương trình đào tạo trên nền tảng công nghệ. Một trong những cách thức cải tiến mô hình dạy học, chú trọng đến phát triển kỹ năng và tăng tính tiếp cận thực tế cho SV là thiết lập trung tâm mô phỏng thị trường thực tế
Nhằm tối đa hóa những lợi ích của Trung tâm mô phỏng, nhà trường đã trang bị mới và đồng bộ cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn văn phòng làm việc của các doanh nghiệp lớn.
Với thiết kế không gian mở, Trung tâm mô phỏng được lắp đặt hệ thống máy chủ và máy thành viên kết nối mạng nội bộ và mạng toàn cầu; chuỗi màn hình LED hỗ trợ SV dễ theo dõi bài học tại mọi vị trí trong phòng; hệ thống máy chiếu tương tác thông minh; hệ thống máy lạnh... Các phần mềm hỗ trợ như Core - Banking, giao dịch chứng khoán, giao dịch kinh doanh ngoại hối, giao dịch trên thị trường tiền tệ,...
Sinh viên UEH trải nghiệm không gian học tập, nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy mô phỏng
Rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn thực chiến cho SV
Với việc được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học và thiết bị văn phòng hiện đại, Trung tâm mô phỏng UEH đáp ứng các điều kiện cần thiết để giảng viên triển khai các phương pháp giảng dạy tích cực như phương pháp dạy học dựa trên dự án (Project-based learning), phương pháp nghiên cứu tình huống (case study),...
Nhờ đó, SV tập trung nhiều vào thực hành chuyên môn, rèn luyện kỹ năng giao dịch và giải quyết vấn đề phát sinh thực tế trên các thị trường: chứng khoán, ngoại hối, phái sinh, tiền tệ và mô hình ngân hàng ảo Core - Banking. Đây cũng là nơi trao đổi kinh nghiệm làm việc, cơ hội nghề nghiệp giữa giảng viên - sinh viên - chuyên gia trong ngành.
Bên cạnh những giá trị thiết thực với SV, giảng viên, Trung tâm mô phỏng cũng có thể được sử dụng để tổ chức các kỳ thi học thuật mang tính thực tiễn cao tại UEH hoặc các kỳ thi nghiệp vụ cho nhân viên của ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và một số định chế tài chính khác.
Phát biểu tại Lễ Khánh thành, GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH khẳng định: Trung tâm mô phỏng này sẽ giúp đẩy mạnh phương pháp đào tạo tiên tiến; phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tương tác nhóm cho SV...
Bước đầu, SV Khoa Ngân hàng sẽ thụ hưởng mô hình này. Hệ thống sẽ tiếp tục được phát triển, phục vụ đa dạng SV các hệ, các khoa/viện đào tạo như Khoa Kinh tế, Khoa Tài chính công, Khoa Tài chính, Khoa Kế toán,...
Toàn cảnh Trung tâm nghiên cứu và giảng dạy mô phỏng
Như vậy, với Trung tâm mô phỏng, SV có thể đạt được 4 lợi ích: Định hướng sớm nghề nghiệp phù hợp với thế mạnh và nguyện vọng của mình; đủ kỹ năng và kiến thức chuyên môn để làm việc được ngay, doanh nghiệp không phải tốn nhiều thời gian đào tạo lại; tự tin trong phỏng vấn với nhà tuyển dụng và trong công việc thực tế; thích nghi nhanh với môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
Anh Tú
Theo giaoducthoidai
Thầy Mạnh "đại ca" bật mí về dạy học phân hóa Từng được học sinh gọi biệt danh "Đại ca", thầy Phạm Thế Mạnh - giáo viên dạy giỏi của Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội), "bật mí" về phương pháp dạy học phân hóa. Thầy Phạm Thế Mạnh trong một giờ lên lớp. Ảnh: Nhân vật cung cấp Những việc đã làm Theo thầy Mạnh, đây là giải pháp mà thầy...